Chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2009 - 2010 môn Giáo dục công dân lớp 9

Câu 1 ( 2,0 điểm)

a. Hãy lựa chọn hành vi thực hiện pháp luật trong các biểu hiện sau đây;

1. Không tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, đốt pháo.

2. Đi bộ trên hè phố.

3. Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe mô tô, xe máy.

4. Bỏ học đi chơi điện tử.

b. Hãy lựa chọn hành vi thực hiện kỷ luật trong các biểu hiện sau đây:

1. Làm việc riêng trong gìơ học

2. Tham gia tích cực, tự giác các buổi lao động của lớp

3. Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ khi đến lớp.

4. Nhìn bài của bạn trong khi làm bài kiểm tra.

Câu 2 (2,0 điểm)

Hãy điền vào chỗ trống (.) để hoàn thành nội dung điều luật sau:

Điều 12. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (Nghị định số 146/2007-NĐ-CP)

1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ.đồng đến .đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mang, . vật cồng kềnh gây.giao thông

b) .giải phân cách; đi qua.không đảm bảo an toàn;

c) Đu, . vào.giao thông đang chạy.

 

doc5 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2009 - 2010 môn Giáo dục công dân lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Phòng GD&ĐT
Huyện thiệu Hoá
chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2009 - 2010
Môn GDCD Lớp 9 (Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1 ( 2,0 điểm)
a. Hãy lựa chọn hành vi thực hiện pháp luật trong các biểu hiện sau đây;
Không tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, đốt pháo.
Đi bộ trên hè phố.
Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe mô tô, xe máy.
Bỏ học đi chơi điện tử.
b. Hãy lựa chọn hành vi thực hiện kỷ luật trong các biểu hiện sau đây:
1. Làm việc riêng trong gìơ học
2. Tham gia tích cực, tự giác các buổi lao động của lớp
3. Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ khi đến lớp.
4. Nhìn bài của bạn trong khi làm bài kiểm tra.
Câu 2 (2,0 điểm)
Hãy điền vào chỗ trống (....) để hoàn thành nội dung điều luật sau:
Điều 12. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (Nghị định số 146/2007-NĐ-CP)
1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ.........đồng đến ...........đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
2. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang, ..... vật cồng kềnh gây.......giao thông
b) ........giải phân cách; đi qua.......không đảm bảo an toàn;
c) Đu, ..... vào.........giao thông đang chạy.
Câu 3: (4 điểm)
 Hiện nay tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng. Bằng những kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ:
a) Môi trường sinh thái là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào?
b) Vai trò của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với đời sống của con người.
c) Bảo vệ môi trường là gì? Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường?
d) Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Câu 4: ( 4,5 điểm ) Bằng kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ:
a) Mục tiêu và ý nghĩa của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta.
b) Trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
c) Là học sinh lớp 9 trung học cơ sở, em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Câu 5: ( 4 điểm)
 Quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân là gì? Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo?
Câu 6: (2 điểm) Giải thích câu ca dao sau :
 “ Trống chùa ai vỗ thì thùng 
 Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng”
 Câu ca dao trên nói lên phẩm chất đạo đức nào?
 Em đã làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức đó
đáp án và Hướng dẫn 
Câu 1 ( 2,0 điểm)
1; 2
2; 3
Câu 2 (2,0 điểm)
1. 20.000 đồng; 40.000đ (0,5đ)
2.a) Vác; cản trở	 (0,5đ)
 b) Trèo qua; đường (0,5đ)
 c) Bám; phương tiện (0,5đ)
Câu3: (4 điểm )
Nội dung trả lời
Điểm
a) Môi trường sinh thái:
- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
+Những điều kiện tự nhiên như rừng cây, đồi núi, sông, hồ, biển, bầu khí quyển, khoáng sản trong lòng đất, dưới đáy biển....
+ Những điều kiện nhân tạo do con người xây dựng nên như các nhà máy, đường xá, công trình thuỷ lợi, trường học, bệnh viện, các công trình thông tin liên lạc....
-Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẳn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. 
Có các loại tài nguyên thiên nhiên sau:
+ Tài nguyên rừng: Các loại động vật (hươu, nai, hổ, voi, khỉ.....); các loại thực vật (như Lim, sến, táu, đinh , luồng...)
+ Tài nguyên đất: Quỹ đất chăn nuôi và trồng trọt
+ Tài nguyên nước: Sông, hồ, biển, các mạch nước ngầm
+ Sinh vật biển
+ Khoáng sản: các khoáng vật, khoáng chất có ích ơqr thể khí, lỏng, thể rắn có trên mặt đất, trong lòng đất, dưới đáy biển
- Mối quan hệ qiữa TNTN và môi trường:
 Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều tác động đến môi trường.
b) Vai trò của tài nguyên thiên nhiên và môi trường:
 - Có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần
+ Nếu môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái sẽ tạo điều kiện thuật lợi cho con người đem hết khả năng của mình để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người có phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức và tinh thần.
+ Nếu môi trường bị ô nhiểm, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch sẽ gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường bị suy thoái đó là nguyên nhân gây ra mưa, bão, lũ lụt, hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người như đói nghèo, bệnh tật, thất học....
c)- Bảo vệ môi trường: Là các hoạt động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường:
+ Không được sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Không được vứt rác bữa bãi
+ Thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt
+ Xử lý có hiệu quả các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt để không làm ô nhiễm mội trường.
+ Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; chăm sóc bảo vệ các loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải bảo tồn.
+ Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
+ Đối với mỗi học sinh phải cùng với mọi người tích cực tham gia hưởng ứng tết trồng cây, tham gia bảo vệ cây xanh ở trường học, ven đường, giữ gìn vệ sinh trường, lớp, thôn xóm nơi cư trú...tích cực tham gia ủng hộ hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam và hưởng ứng ngày môi trường thế giới hàng năm
0,25 
0,25
0,25
0,25 
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 4: ( 4,5 điểm )
Nội dung trả lời
Điểm
a) Mục tiêu của CNH, HĐH đất nước là:
- Đất nước ta đang ở giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của nền văn minh nông nghiệp. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp, xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức.
 - Nhiệm vụ của CNH, HĐH là ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới...) vào mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội và sản xuất vật chất (công nghiệp, nông nghiệp, chế biến)
- Nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn dân, xoá dần sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi 
* ý nghĩa của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước:
+ Thực hiện cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 
+ Tạo tiền đề về mọi mặt (kinh tế, xã hội, con người), để thực hiện lí tưởng “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
b)Thực hiện CNH, HĐH là quá trình khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi sự đóng góp tích cực của nhân dân cả nước nói chung và của thanh niên nói riêng. CNH, HĐH là một thách thức, là một cơ hội của thanh niên vì họ là lực lượng nồng cốt khơi dậy hoà khí Việt Nam, là lực lượng xung kích góp phần to lớn vào mục tiêu phấn đấu của toàn dân tộc. Vì vậy, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là:
+ Ra sức học tập văn hoá, khoa học kỉ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kỹ năng phát triển các năng lực, có ý thức rèn luyện sức khoẻ, vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao văn hoá - khoa học để đảm nhận sứ mạng lịch sử của tuổi trẻ như đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói.
+ Thanh niên phải tích cực, tự giác tham gia các hoạt động chính trị- xã hội, lao động sản xuất để góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiên đại hoá; xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
c) Để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đòi hỏi thanh niên học sinh lớp 9 THCS cần phải:
+ Ra sức học tập, tu dưỡng rèn luỵện toàn diện về đức , trí, thể , mĩ, vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao văn hoá - khoa học để chuẩn bị hành trang vào đời thực hiện lí tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay đó là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văm minh.Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Trước mắt là học sinh lớp 9, phải xác định lí tưởng sống đúng đắn, có thái độ, động cơ và xây dựng kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện đúng đắn. Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người học sinh, trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.
1,5
1,0
1,0
1,0
Câu5 (4 điểm)
Nội dung trả lời
Điểm
a) Quyền khiếu nại là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỷ luật, khi cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình.
b) Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
c) Những điểm giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo:
- Giống nhau:
+ Khiếu nại và tố cáo đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và các văn bản pháp luật.
+ Đều là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và của cá nhân
+ Đều là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
- Khác nhau:
Thứ tự
Khiếu nại
Tố cáo
Đối tượng
- Là các quyết định hành chính, hành vi hành chính
- Là hành vi vi phạm pháp luật gây 
thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến
 lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp 
pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Cơ sở
- Là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm
- Là tất cả các hành vi vi phạm pháp 
luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt
 hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi 
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, 
tổ chức.
Mục đích
- Là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại
- Là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn 
chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp 
luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, 
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, 
cơ quan, tổ chức
Người khiếu nại và tố cáo
- Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (từ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi). Người chưa có năng lực hành vi đầy đủ có thể thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện.
- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyết định, hành vi mình khiếu nại. Chỉ khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân
-Là mọi công dân, bất cứ ai, không 
phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp cũng 
đều có quyền tố cáo trước cơ quan, tổ
 chức, cá nhân có thẩm quyền về việc 
làm viphạm pháp luật của bất cứ 
người nào, tổ chức, cơ quan nào, gây
 thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, 
tập thể và của công dân
0,5
0,5
0,75
2,25
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 6 ( 2,0 điểm)
	 Câu ca dao phê phán những ai có tính tham lam, tư hữu,vụ lợi.Thấy tài sản của chung tập thể thì muốn biến nó thành của riêng mình bằng mọi cách (0,5đ)
-Câu ca dao khuyên chúng ta phải sống chí công vô tư (0,5đ)
- Em rèn luyện (1,0đ)
+ Phải điều chỉnh hành vi, thái độ của mình theo yêu cầu của nếp sống văn hoá. Bình tĩnh, ôn hoà, lễ độ
+ Phải hạn chế những đòi hỏi, mong muốn hưởng thụ cá nhân và xa lánh những cám dỗ để tránh những việc làm xấu
+ Phải suy nghĩ trước và sau hành động; xem xét việc làm đó đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm và sửa chữa.

File đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_GDCD_lop_9_co_dap_an.doc
Bài giảng liên quan