Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn

Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục

đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài;

xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Thực hành viết

– Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản

thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc

cả 2 yếu tố này trong văn bản.

– Bước đầu biết làm một bài thơ tự do (sáu, bảy chữ). Viết được đoạn văn ghi lại

cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

– Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý

kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng

chứng thuyết phục.

– Viết được bài phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân

tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong

tác phẩm.

– Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một

cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.

– Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống

pdf110 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ách xác định chủ đề văn bản; thái 
độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua 
văn bản 
1.3. Văn bản tóm tắt 
2.1. Hình thức của tục ngữ 
2.2. Đề tài, sự kiện, tình huống, cốt 
truyện, không gian, thời gian, nhân 
vật của truyện ngụ ngôn và truyện 
khoa học viễn tưởng 
2.3. Người kể chuyện ngôi thứ nhất 
48 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các 
văn bản đã học. 
và người kể chuyện ngôi thứ ba; tác 
dụng của mỗi kiểu người kể chuyện 
trong một truyện kể 
2.4. Một số yếu tố hình thức của thơ 
bốn, năm chữ): số lượng câu, chữ, 
vần, nhịp 
2.5. Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ 
của tuỳ bút, tản văn 
3. Những trải nghiệm cuộc sống và 
việc hiểu văn học 
NGỮ LIỆU 
1.1. Văn bản văn học 
– Ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện 
khoa học viễn tưởng 
– Thơ, thơ bốn chữ, năm chữ 
– Tuỳ bút, tản văn 
– Tục ngữ 
1.2. Văn bản nghị luận 
– Nghị luận xã hội 
– Nghị luận văn học 
1.3. Văn bản thông tin 
VIẾT 
Quy trình viết 
Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, 
thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. 
Thực hành viết 
– Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch 
sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả. 
– Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc). 
– Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc 
của mình sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ. 
– Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn 
đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và 
bằng chứng đa dạng. 
– Bước đầu biết viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. 
– Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi 
hay hoạt động. 
– Viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách. 
– Biết tóm tắt một văn bản theo yêu cầu về độ dài khác nhau, đảm bảo được nội 
dung chính của văn bản. 
49 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
NÓI VÀ NGHE 
Nói 
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng 
chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe. 
– Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, 
hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui. 
– Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động. 
Nghe 
– Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày. 
Nói nghe tương tác 
– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. 
– Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm 
thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết. 
– Văn bản giới thiệu quy tắc hoặc 
luật lệ trong trò chơi hay hoạt động 
– Văn bản tường trình 
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh 
mục gợi ý 
LỚP 8 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
ĐỌC 
ĐỌC HIỂU 
Văn bản văn học 
Đọc hiểu nội dung 
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 
1.1. Nghĩa của một số thành ngữ và 
tục ngữ tương đối thông dụng 
1.2. Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc 
50 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề 
tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm. 
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi 
đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số 
căn cứ để xác định chủ đề. 
– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết 
thể hiện qua văn bản. 
Đọc hiểu hình thức 
– Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học. 
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười, truyện lịch sử như: cốt truyện, bối 
cảnh, nhân vật, ngôn ngữ. 
– Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. 
– Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của 
thơ trào phúng. 
– Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật 
Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. 
– Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, 
bố cục, mạch cảm xúc. 
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, 
nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng. 
Liên hệ, so sánh, kết nối 
– Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; 
lựa chọn từ ngữ 
1.3. Từ tượng hình và từ tượng thanh: 
đặc điểm và tác dụng 
1.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán 
Việt thông dụng (ví dụ: vô, hữu) và 
nghĩa của những từ có yếu tố Hán 
Việt đó (ví dụ: vô tư, vô hình, hữu 
quan, hữu hạn) 
2.1. Trợ từ, thán từ: đặc điểm và 
chức năng 
2.2. Thành phần biệt lập trong câu: 
đặc điểm và chức năng 
2.3. Câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu 
cảm; câu khẳng định và câu phủ định: 
đặc điểm và chức năng 
3.1. Biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi 
tu từ: đặc điểm và tác dụng 
3.2. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm 
ẩn của câu 
3.3. Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, 
song song, phối hợp: đặc điểm và 
chức năng 
51 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác. 
– Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả 
trong văn bản văn học. 
– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân 
sau khi đọc tác phẩm văn học. 
Đọc mở rộng 
 – Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học ( bao gồm cả văn bản được 
hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn 
bản đã học. 
– Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình. 
Văn bản nghị luận 
Đọc hiểu nội dung 
– Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. 
– Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của 
luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. 
Đọc hiểu hình thức 
Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, 
đánh giá chủ quan của người viết. 
Liên hệ, so sánh, kết nối 
Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại. 
Đọc mở rộng 
 Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được 
3.4. Kiểu văn bản và thể loại 
– Văn bản tự sự: bài văn kể lại một 
chuyến đi hay một hoạt động xã hội 
– Văn bản biểu cảm: thơ sáu chữ, bảy 
chữ; đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về 
một bài thơ sáu, bảy chữ 
– Văn bản nghị luận: luận đề, luận 
điểm, lí lẽ và bằng chứng; bài thảo 
luận về một vấn đề của đời sống; bài 
phân tích một tác phẩm văn học 
– Văn bản thông tin: thông tin khách 
quan, ý kiến chủ quan và mục đích 
của văn bản; văn bản thuyết minh để 
giải thích một hiện tượng tự nhiên; 
bài giới thiệu một cuốn sách; văn 
bản kiến nghị 
4.1. Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa 
phương: chức năng và giá trị 
4.2. Biệt ngữ xã hội: chức năng và 
giá trị 
4.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn 
ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,... 
52 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học. 
Văn bản thông tin 
Đọc hiểu nội dung 
– Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản. 
– Phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. 
Đọc hiểu hình thức 
– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của một số kiểu văn bản thông tin: văn bản 
giải thích một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim 
đã xem; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. 
– Nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như theo trật tự 
thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và 
đối chiếu. 
Liên hệ, so sánh, kết nối 
– Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại. 
– Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một 
văn bản cụ thể. 
Đọc mở rộng 
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được 
hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các 
văn bản đã học. 
KIẾN THỨC VĂN HỌC 
1.1. Tưởng tượng trong tác phẩm văn 
học 
1.2. Nhan đề và cách đặt nhan đề văn 
bản 
1.3. Đề tài và chủ đề, cách xác định 
chủ đề; kết cấu 
2.1. Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, 
ngôn ngữ trong truyện cười, truyện 
lịch sử 
2.2. Cốt truyện đơn tuyến và cốt 
truyện đa tuyến 
2.3. Các thủ pháp nghệ thuật chính 
của thơ trào phúng 
2.4. Một số yếu tố thi luật của thơ 
thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật 
Đường: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, 
đối 
2.5. Một số yếu tố hình thức của một 
bài thơ: từ ngữ, hình ảnh, bố cục, 
mạch cảm xúc 
2.6. Xung đột, hành động, nhân vật, VIẾT 
53 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
Quy trình viết 
Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục 
đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; 
xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. 
Thực hành viết 
– Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản 
thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc 
cả 2 yếu tố này trong văn bản. 
– Bước đầu biết làm một bài thơ tự do (sáu, bảy chữ). Viết được đoạn văn ghi lại 
cảm nghĩ về một bài thơ tự do. 
– Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý 
kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng 
chứng thuyết phục. 
– Viết được bài phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân 
tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong 
tác phẩm. 
– Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một 
cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục. 
– Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống. 
lời thoại, thủ pháp trào phúng trong 
kịch bản văn học (hài kịch) 
2.7. Một số yếu tố hình thức của thơ 
tự do (sáu, bảy chữ): số lượng câu, 
chữ, vần, nhịp 
3.1. Người đọc và cách tiếp nhận 
riêng đối với một văn bản văn học 
3.2. Nội dung phản ánh và cách nhìn 
cuộc sống, con người của tác giả 
NGỮ LIỆU 
1.1. Văn bản văn học 
– Truyện cười, truyện ngắn, truyện 
lịch sử 
– Thơ trào phúng, thơ thất ngôn bát cú, 
thơ tứ tuyệt luật Đường; thơ sáu, bảy 
chữ 
– Hài kịch 
1.2. Văn bản nghị luận 
– Nghị luận xã hội 
– Nghị luận văn học 
1.3. Văn bản thông tin 
– Văn bản thuyết minh giải thích một 
NÓI VÀ NGHE 
Nói 
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội; nêu rõ ý kiến và các luận điểm; sử 
54 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục (có thể sử dụng công nghệ thông tin để tăng 
hiệu quả trình bày). 
– Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (theo lựa chọn cá nhân): cung 
cấp cho người đọc những thông tin quan trọng nhất; nêu được đề tài hay chủ đề của 
cuốn sách và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. 
Nghe 
– Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác. 
– Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại được 
nội dung đó. 
Nói nghe tương tác 
– Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi. 
hiện tượng tự nhiên, văn bản giới 
thiệu một cuốn sách 
– Văn bản kiến nghị 
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh 
mục gợi ý 
LỚP 9 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
ĐỌC 
ĐỌC HIỂU 
Văn bản văn học 
Đọc hiểu nội dung 
– Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu 
biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm. 
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi 
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 
1.1. Sự khác biệt về nghĩa của một số 
yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn (ví 
dụ: đồng trong đồng dao, đồng âm, 
đồng minh; minh trong thanh minh, 
minh oan, u minh) 
1.2. Điển tích, điển cố (ví dụ: Ngưu Lang 
55 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số 
căn cứ để xác định chủ đề. 
– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết 
thể hiện qua văn bản. 
Đọc hiểu hình thức 
– Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản 
văn học. 
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, 
nhân vật, lời thoại. 
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì, truyện trinh thám 
như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện. 
– Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và 
lời độc thoại trong văn bản truyện. 
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: 
vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát. 
– Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố 
cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ. 
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, 
cốt truyện, nhân vật, lời thoại. 
Liên hệ, so sánh, kết nối 
– Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu 
tác phẩm văn học. 
– Chức Nữ, Tái ông thất mã): đặc 
điểm và tác dụng 
1.3. Nghĩa và cách dùng tên viết tắt 
các tổ chức quốc tế quan trọng ( như: 
UN, UNESCO, UNICEF, WHO, WB, 
IMF, ASEAN, WTO,...) 
2.1. Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu 
(thay đổi trật tự các thành phần trong 
câu, thêm thành phần phụ,...): đặc 
điểm và tác dụng 
2.2. Lựa chọn câu đơn – câu ghép, các 
kiểu câu ghép, các kết từ để nối các vế 
câu ghép 
2.3. Câu rút gọn và câu đặc biệt: đặc 
điểm và chức năng 
3.1. Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp 
thanh và điệp vần: đặc điểm và tác dụng 
3.2. Sự khác nhau giữa cách dẫn trực 
tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng 
dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp 
3.3. Kiểu văn bản và thể loại 
– Văn bản tự sự: truyện kể, mô 
56 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, 
đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại. 
– Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học. 
Đọc mở rộng 
 – Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được 
hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn 
bản đã học. 
– Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình. 
Văn bản nghị luận 
Đọc hiểu nội dung 
– Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. 
– Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của 
luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. 
– Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong văn bản. 
Đọc hiểu hình thức 
– Nhận biết và đánh giá được cách thuyết phục thường dùng trong quảng cáo thương mại. 
– Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình 
bày chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết). 
 Liên hệ, so sánh, kết nối 
– Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội. 
phỏng một truyện đã đọc; truyện kể 
chuyển nội dung từ một truyện tranh 
– Văn bản biểu cảm: thơ tám chữ; 
đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài 
thơ tám chữ 
– Văn bản nghị luận: vai trò của luận 
điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc 
thể hiện nội dung văn bản nghị luận; 
bài nghị luận nêu vấn đề và giải pháp; 
bài phân tích một tác phẩm văn học 
– Văn bản thông tin: cách trình bày 
các ý tưởng và thông tin trong văn 
bản; hiệu quả biểu đạt của phương 
tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông 
tin; văn bản giải thích một hiện tượng 
xã hội; văn bản thuyết minh về một 
danh lam thắng cảnh hay một di tích 
lịch sử; quảng cáo, tờ rơi 
3.4. Một số lưu ý về tham khảo, trích 
dẫn tài liệu để tránh đạo văn 
4.1. Sự phát triển của ngôn ngữ: từ 
ngữ mới và nghĩa mới 
57 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau. 
Đọc mở rộng 
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận ( bao gồm cả văn bản được 
hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học. 
Văn bản thông tin 
Đọc hiểu nội dung 
– Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; giải thích được ý nghĩa của nhan đề 
trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. 
– Đánh giá được vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản. 
Đọc hiểu hình thức 
– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng 
cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn 
bản với mục đích của nó. 
– Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản như: 
trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,... 
Liên hệ, so sánh, kết nối 
– Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện 
phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản. 
– Liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề 
trong cuộc sống. 
Đọc mở rộng 
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin ( bao gồm cả văn bản được 
4.2. Một số hiểu biết sơ giản về chữ viết 
tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ 
4.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn 
ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,... 
KIẾN THỨC VĂN HỌC 
1.1. Nội dung và hình thức văn bản 
văn học 
1.2. Cảm hứng chủ đạo và tư tưởng 
của tác phẩm 
2.1. Cốt truyện, nhân vật; lời thoại 
trong truyện thơ Nôm 
2.2. Không gian, thời gian, chi tiết, cốt 
truyện, nhân vật chính, lời người kể 
chuyện trong truyện truyền kì và truyện 
trinh thám 
2.3. Lời người kể chuyện và lời nhân 
vật; lời đối thoại và lời độc thoại 
trong văn bản truyện 
2.4. Thơ song thất lục bát: khổ thơ, số 
chữ, số dòng, vần, nhịp, 
2.5. Xung đột, hành động, cốt truyện, 
nhân vật, lời thoại trong kịch bản văn 
58 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học. học (bi kịch) 
3. Sơ giản về lịch sử văn học và vai 
trò của lịch sử văn học trong đọc hiểu 
văn bản 
NGỮ LIỆU 
1.1. Văn bản văn học 
– Truyện truyền kì, truyện trinh thám 
– Thơ song thất lục bát, truyện thơ 
Nôm, thơ tám chữ 
– Bi kịch 
1.2. Văn bản nghị luận 
– Nghị luận xã hội 
– Nghị luận văn học 
1.3. Văn bản thông tin 
– Văn bản giới thiệu một danh lam 
thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử 
– Bài phỏng vấn 
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh 
mục gợi ý 
VIẾT 
Quy trình viết 
– Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục 
đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; 
xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. 
– Có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết cách trích dẫn văn bản của 
người khác. 
Thực hành viết 
– Viết được một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng 
các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện. 
– Bước đầu biết làm một bài thơ tám chữ. Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về 
một bài thơ tám chữ. 
– Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải 
pháp khả thi và có sức thuyết phục. 
– Viết được một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội 
dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả 
thẩm mĩ của nó. 
– Viết được bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có 
sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, h

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_ngu_van.pdf