Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Ngữ văn

Trong môn Ngữ văn, việc sử dụng dạy học dựa trên dự án có thể góp phần phát triển cho

người học một số PC chủ yếu (ví dụ: trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ), NL chung (ví dụ:

NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giao tiếp và hợp tác) và các

NL đặc thù (NL ngôn ngữ, NL văn học) thông qua các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe. Với việc

thực hiện các sản phẩm học tập bằng các hoạt động cụ thể liên quan đến đọc, viết, nói và nghe,

HS sẽ có cơ hội hình thành và phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học.

- Dạy học dựa trên dự án có thể được sử dụng cùng với những PP khác để đạt được một số

YCCĐ trong KHBD; hoặc được sử dụng chủ đạo để dạy một chủ điểm hay một loạt bài ôn tập/

hoạt động ngoại khóa/ chuyên đề học tập.

- Dự án phải gắn với thực tiễn đời sống.

+ Trong môn Ngữ văn, nhiều nội dung dạy học có thể gắn với thực tiễn cuộc sống nên phù

hợp để sử dụng dạy học dựa trên dự án. Chẳng hạn những nội dung dạy học liên quan đến các

kĩ năng như viết, nói và nghe, đọc hiểu văn bản thông tin và văn bản nghị luận thường tạo

nhiều cơ hội để GV tìm ra được mối liên hệ giữa những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong

cuộc sống với nội dung bài học; từ đó xây dựng nên những chủ đề học tập theo hình thức dự

án. Tuy nhiên, không phải mọi nội dung dạy học, mọi YCCĐ của môn Ngữ văn đều phù hợp

để triển khai bằng dạy học dựa trên dự án nên GV cần cân nhắc kĩ.

pdf150 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Ngữ văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
nhóm, dạy học 
trên lớp, dạy học ở 
nhà, dạy học trải 
nghiệm 
2.1.4. Quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học 
trong môn Ngữ văn 
CT GDPT tổng thể định nghĩa “YCCĐ là kết quả mà HS cần đạt được về PC và NL sau 
mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và HĐGD; trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau đều có 
những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học 
 63 
trước đó.”.9 Như vậy, YCCĐ chính là cơ sở quan trọng định hướng cho việc xây dựng nội 
dung dạy học và lựa chọn, sử dụng PP, KTDH. 
CT GDPT môn Ngữ văn 2018 cũng đã nêu rõ quan điểm xây dựng: “Lấy các kĩ năng giao 
tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu 
của CT theo định hướng NL và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các 
cấp/ lớp. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được tích hợp vào 
hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập VB; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ 
năng đọc, viết, nói và nghe”5. Mặt khác, CT GDPT môn Ngữ văn 2018 được xây dựng theo 
hướng mở: “CT chỉ quy định các YCCĐ về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định các 
kiến thức cơ bản, cốt lõi về văn học, tiếng Việt và một số ngữ liệu bắt buộc. Việc lựa chọn nội 
dung dạy học để biên soạn SGK dành quyền chủ động cho tác giả; việc tổ chức dạy học, soạn 
đề thi, kiểm tra đánh giá dành quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và GV miễn là đáp 
ứng các YCCĐ được quy định trong CT.” 10 
Như vậy, cấu trúc của CT GDPT môn Ngữ văn 2018 được xây dựng dựa trên các trụ cột 
chính tương ứng với các NL giao tiếp: đọc, viết, nói và nghe. Các NL này sẽ được phân giải 
thành những YCCĐ theo độ khó tăng dần và liên tục từ lớp 1 đến lớp 12. Để đạt những yêu 
cầu này, CT thiết kế các nội dung dạy học cốt lõi, gồm hai phần chính là kiến thức (văn học, 
tiếng Việt và giao tiếp) và ngữ liệu là những VB thuộc các kiểu loại khác nhau. Các YCCĐ 
này cũng là căn cứ để xác định PP, KTDH thích hợp đối với mỗi lớp học, cấp học sao cho HS 
có được những NL và PC mà xã hội kì vọng. 
CT môn Ngữ văn đã nêu rõ nội dung dạy học (gồm: hoạt động đọc, viết, nói và nghe; kiến 
thức tiếng Việt và văn học; ngữ liệu) được xác định dựa trên các YCCĐ của mỗi lớp11. Vấn đề 
này một lần nữa được nhắc lại trong phần tiêu chí lựa chọn ngữ liệu. Ngữ liệu là một bộ phận 
cấu thành của nội dung giáo dục, để đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng mới. Tiêu chí 
hàng đầu của việc lựa chọn ngữ liệu đó là phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các PC, NL 
theo mục tiêu, YCCĐ của CT.12 Lí luận dạy học cũng đã chỉ rõ việc lựa chọn PP, KTDH cần 
căn cứ vào nội dung kiến thức và các đặc điểm đặc thù của môn học. Các loại kiến thức khác 
nhau sẽ cần các PP, KTDH phù hợp để dạy học thì mới có hiệu quả.13 
Như vậy, có thể kết luận: YCCĐ là một căn cứ quan trọng để lựa chọn nội dung dạy học 
trong môn Ngữ văn. YCCĐ cùng với nội dung dạy học lại là cơ sở để lựa chọn và sử dụng PP, 
KTDH. Do đó, có thể nói trong môn Ngữ văn, giữa YCCĐ với nội dung dạy học, PP, KTDH 
có mối quan hệ, liên quan chặt chẽ. 
Chẳng hạn với việc dạy đọc ở lớp 7 thì trước hết GV phải căn cứ vào YCCĐ về việc dạy 
đọc VB văn học được nêu ở cấp lớp này để xác định thể loại sẽ dạy. GV nên chú ý các YCCĐ 
9 Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể. Hà Nội, tr.37. 
5 Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội, tr.4. 
10 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Infographic Tìm hiểu Chương trình môn Ngữ văn. Hà Nội. 
11 Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội, tr.12 
12 Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội, tr.15 
13 Trần Quốc Khánh. (2012). Cơ sở của việc lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và 
Đào tạo, số 290, kỳ 2, tháng 7/2012 
 64 
về đọc hiểu hình thức vì phần này nêu rõ những yêu cầu đối với các thể loại được dạy ở lớp 7. 
Cụ thể lớp 7 gồm có ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng; thơ, thơ bốn chữ, 
năm chữ; tuỳ bút, tản văn; tục ngữ. Từ đó, GV có thể lựa chọn VB Cõi lá (Đỗ Phấn) vì đây là 
VB thuộc thể loại tản văn, đáp ứng được YCCĐ về tản văn mà CT đã nêu. Các nội dung cần 
khai thác từ ngữ liệu đọc này cũng phải căn cứ trên YCCĐ chứ không phải do GV chủ quan 
khai thác trên ngữ liệu. Điều này đảm bảo việc nếu GV này chọn ngữ liệu đọc là VB Cõi lá 
còn GV khác chọn một ngữ liệu đọc khác tương tự thì HS của cả hai GV đều được phát triển 
các NL đọc dựa trên các YCCĐ như nhau. Trong trường hợp này là chất trữ tình, cái tôi và 
ngôn ngữ của tản văn. Tiếp đến, việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cũng phải hướng vào 
mục đích giúp HS khai thác các nội dung trên và đạt được các YCCĐ đã nêu trong CT là nhận 
biết được chất trữ tình, cái tôi và ngôn ngữ của tản văn. 
Có thể hình dung mối quan hệ giữa YCCĐ với nội dung dạy học, PP, KTDH trong một 
bài dạy đọc cụ thể, cho một thể loại cụ thể như trên qua ma trận được thể hiện chi tiết trong 
bảng 2.2. dưới đây. 
Bảng 2.2. Bảng ma trận kết nối giữa năng lực, yêu cầu cần đạt với nội dung và phương pháp, 
 kĩ thuật dạy học trong môn Ngữ văn, lớp 7 
Bài học: Tuỳ bút, tản văn 
Ngữ liệu đọc: Cõi lá (Đỗ Phấn)14 
 YCCĐ Nội dung 
PP, KTDH 
nên được sử dụng 
Đọc 
hiểu 
- Nêu được ấn tượng 
chung về VB; nhận biết 
được các chi tiết tiêu biểu 
- Chủ đề VB (ngợi ca vẻ đẹp 
phong phú, sinh động của cây 
lá trên đường phố Hà Nội) 
* PPDH: 
14 CÕI LÁ (Đỗ Phấn) 
Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè, chẳng hiểu vì sao lòng người bỗng rộn ràng đến thế. Òa thức 
cùng với xôn xao lá cành. 
Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu. Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng 
chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch. Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá. Nhiều người Hà Nội 
chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội, mà hỗn hào đi đứng này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng giêng. 
Nhìn chung thì vòng đời của một chiếc lá bồ đề dù được mọc ra từ Hà Nội hay ở nơi phật tổ Thích Ca Mầu Ni thuyết pháp cũng chỉ kéo dài không đến một 
năm. Có rất nhiều loài cây trong phố có một vòng đời như vậy. Và hình như đó cũng là một đặc trưng của cây Hà Nội. Làm nên mùa lá rụng kéo dài suốt từ thu 
sang đông. Nó làm cho người đi xa nhớ về và người Hà Nội thì thao thiết đợi chờ những khoảnh khắc nghỉ ngơi thần trí trong cái biển người chộn rộn áo cơm 
này. 
Cô em gái của tôi sống xa Tổ quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào 
cũng hỏi như vậy. Làm cho người ở nhà thấy thương. Cứ trả lời bừa rằng đang ngổn ngang vàng rượi sắc lá ven hồ. Lá của những cây sấu cổ thụ ở phía đường 
Đinh Tiên Hoàng. Lá bằng lăng, lá bàng đỏ chói trên đường Lê Thái Tổ. Thực ra thì chưa bao giờ những loại lá ấy rụng cùng một lúc với nhau. Cây cơm nguội 
vàng và Cây bàng lá đỏnhiều khi rụng lá cách nhau cả đếnmột mùa thu! 
Những tưởng vô duyên đến như cây xà cừ là cùng. Cứ như người đàn bà phổng phao nhạt hoét. Chỉ được mỗi ưu điểm về kích thước. Và cũng lại là nhược 
điểm. Mùa mưa bão rất mất công cắt tỉa bớt cành phòng khi bị đổ. Nhưng không hẳn thế. Thân hình cường tráng và lá cành rậm rạp đến thế của cây lại vô cùng 
yếu mềm trước một heo may đến sớm. Ngập cả lối đi những lá xanh chen lẫn lá vàng làm nên một mùa thu quyến rũ từng bước chân người. 
Đã có vài người áy náy thốt lên rằng cây Hà Nội không được con người ưu ái lắm. Bằng chứng là những thân cây u sần mấu cục đầy thương tích do con 
người gây nên? Nhưng sẽ thật là kỳ khôi nếu như những gốc sấu già Hà Nội lại nhẵn nhụi như những cây chò chỉ trên đường Hùng Vương? Hơn ba mươi năm 
vẫn khẳng khiu thẳng tắp như sợi chỉ. Và lá rụng không theo mùa. Từng chiếc to tướng như cái quạt nan hồi hộp nằm chiếm chỗ trên mặt đất làm người ta nhầm 
lẫn về kích thước một con đường lớn. Đó là loài cây của đại ngàn. Không phục tùng ý chí của con người. 
Miên man trong cõi lá mùa xuân thành phố, gương mặt ai ai cũng như có phần trẻ lại. Hay tự nhận rằng mình như thế? 
Nguồn:  
 65 
nội 
dung 
trong tính chỉnh thể tác 
phẩm. 
- Nhận biết được chủ đề, 
thông điệp của VB. 
- Nhận biết được tình 
cảm, cảm xúc của người 
viết thể hiện qua ngôn 
ngữ VB. 
- Thông điệp của VB (giá trị 
của những giây phút trải 
nghiệm cảm xúc cùng thiên 
nhiên của quê hương, đất 
nước) 
- Tình cảm, cảm xúc yêu quý, 
gắn bó tha thiết với Hà Nội của 
người viết thể hiện qua ngôn 
ngữ bài tản văn. 
- Dạy học trực quan 
(sử dụng tranh hình, 
video, ) 
- Đọc diễn cảm 
- Đàm thoại gợi mở 
- Dạy học giải quyết 
vấn đề 
- Trò chơi 
* KTDH: 
- Khăn trải bàn 
- Phòng tranh 
Đọc 
hiểu 
hình 
thức 
Nhận biết được chất trữ 
tình, cái tôi, ngôn ngữ của 
tuỳ bút, tản văn. 
- Chất trữ tình của bài tản văn 
toát lên từ 3 khía cạnh sau: 
Khung cảnh thiên nhiên 
- Cái tôi trữ tình nhiều suy tư 
sâu lắng 
Lời văn thấm đẫm cảm xúc, 
nhiều liên tưởng so sánh bất 
ngờ, thú vị 
* PPDH: 
- Đàm thoại gợi mở 
- Dạy học giải quyết 
vấn đề 
* KTDH: 
Khăn trải bàn 
Liên 
hệ, so 
sánh, 
kết nối 
- Nêu được những trải 
nghiệm trong cuộc sống 
giúp bản thân hiểu thêm 
về sự việc trong tác phẩm 
văn học. 
- Thể hiện được thái độ 
đồng tình hoặc không 
đồng tình với thái độ, tình 
cảm và cách giải quyết 
vấn đề của tác giả; nêu 
được lí do. 
- HS nêu được những trải 
nghiệm trong cuộc sống 
(khung cảnh thiên nhiên quanh 
nơi đang sống/ ở quê nhà/ 
trường học...) giúp bản thân 
hiểu thêm về sự việc trong tác 
phẩm văn học. 
- HS thể hiện được thái độ 
đồng tình với thái độ, tình cảm 
của tác giả (yêu thiên nhiên, 
trân quý môi trường sống, gắn 
bó với quê hương); nêu được lí 
do. 
* PPDH: 
- Đàm thoại gợi mở 
- Dạy học giải quyết 
vấn đề 
- Thuyết trình 
* KTDH: 3-2-1 
Đọc mở 
rộng 
- Trong 1 năm học, đọc 
tối thiểu 5 VB tùy bút – 
tản văn (bao gồm cả VB 
được hướng dẫn đọc trên 
mạng Internet) có thể loại 
và độ dài tương đương 
với VB đã học. 
- Học thuộc lòng một số 
câu văn yêu thích trong 
VB. 
- Một số câu hay, ấn tượng 
trong VB. 
- Một số VB tùy bút, tản văn 
có độ dài tương đương và chủ 
đề tương đồng với VB đã học. 
* PPDH: 
- Đàm thoại gợi mở 
- Trò chơi 
* KTDH: 
Sơ đồ tư duy 
 66 
2.2. Một số phương pháp kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong 
môn Ngữ văn 
 Trong dạy học Ngữ văn, để tổ chức hoạt động học cho HS nhằm đạt được những YCCĐ của 
chương trình, GV có thể lựa chọn và sử dụng đa dạng các PP, KTDH như đã trình bày tại bảng 
2.1 ở phần trên.Tuy nhiên, trong phạm vi của tài liệu, chúng tôi chỉ lựa chọn trình bày một số 
PP, KTDH có thể thường xuyên được sử dụng trong dạy học Ngữ văn để hình thành, phát triển 
phẩm chất và năng lực cho HS. 
2.2.1. Dạy học dựa trên dự án 
Dạy học dựa trên dự án đã được giới thiệu ở Nội dung 1. Nội dung 2 sẽ trình bày một số 
định hướng sử dụng dạy học dựa trên dự án để hình thành, phát triển PC, NL cho HS trong 
môn Ngữ văn, đồng thời cung cấp ví dụ minh hoạ cụ thể để làm rõ cách thức sử dụng dạy học 
dựa trên dự án trong môn Ngữ văn. 
2.2.1.1. Định hướng sử dụng 
- Trong môn Ngữ văn, việc sử dụng dạy học dựa trên dự án có thể góp phần phát triển cho 
người học một số PC chủ yếu (ví dụ: trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ), NL chung (ví dụ: 
NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL giao tiếp và hợp tác) và các 
NL đặc thù (NL ngôn ngữ, NL văn học) thông qua các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe. Với việc 
thực hiện các sản phẩm học tập bằng các hoạt động cụ thể liên quan đến đọc, viết, nói và nghe, 
HS sẽ có cơ hội hình thành và phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học. 
- Dạy học dựa trên dự án có thể được sử dụng cùng với những PP khác để đạt được một số 
YCCĐ trong KHBD; hoặc được sử dụng chủ đạo để dạy một chủ điểm hay một loạt bài ôn tập/ 
hoạt động ngoại khóa/ chuyên đề học tập. 
- Dự án phải gắn với thực tiễn đời sống. 
+ Trong môn Ngữ văn, nhiều nội dung dạy học có thể gắn với thực tiễn cuộc sống nên phù 
hợp để sử dụng dạy học dựa trên dự án. Chẳng hạn những nội dung dạy học liên quan đến các 
kĩ năng như viết, nói và nghe, đọc hiểu văn bản thông tin và văn bản nghị luận thường tạo 
nhiều cơ hội để GV tìm ra được mối liên hệ giữa những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong 
cuộc sống với nội dung bài học; từ đó xây dựng nên những chủ đề học tập theo hình thức dự 
án. Tuy nhiên, không phải mọi nội dung dạy học, mọi YCCĐ của môn Ngữ văn đều phù hợp 
để triển khai bằng dạy học dựa trên dự án nên GV cần cân nhắc kĩ. 
+ Hoặc môn Ngữ văn có thể tích hợp với những môn học khác tạo thành những dự án học 
tập mà ở đó, những nội dung dạy học của môn Ngữ văn cũng chủ yếu được thiết kế theo định 
hướng hình thành, phát triển cho HS NL giao tiếp với những biểu hiện cụ thể liên quan đến 
đọc, viết, nói và nghe. 
- GV phải xác định rõ mục tiêu/YCCĐ nào về PC, NL mà HS cần đáp ứng khi hoàn thành 
dự án. Những mục tiêu/YCCĐ khác của bài dạy chưa thể hình thành và phát triển qua việc HS 
tham gia thực hiện dự án thì GV cần sắp xếp để phát triển bằng việc phối hợp sử dụng một số 
PP, KTDH khác. 
 67 
- Dạy học dựa trên dự án sẽ tốn nhiều thời gian. Vì thế, GV cũng cần cân nhắc để chọn lựa 
sử dụng phối hợp với các PP, KTDH khác sao cho phù hợp với quỹ thời gian cho phép. Đồng 
thời khi lựa chọn nội dung dạy học dựa trên dự án, GV cũng nên ưu tiên những nội dung học 
tập có tính chất trọng tâm của học kì/ năm học để phát huy được hiệu quả của PP này, tương 
ứng với thời gian thực hiện. 
- Trong suốt quá trình thực hiện dự án cũng như bước trình bày, đánh giá sản phẩm dự án, 
GV cần chú ý đến tính hiệu quả của dự án về mặt hình thành và phát triển PC, NL cho HS; 
tránh việc đi vào hình thức, mang tính trình diễn, gây tốn kém thời gian và tiền bạc. 
2.2.1.2. Ví dụ minh hoạ 
- Lớp dạy: lớp 9 
- Phần: Viết, Nói và nghe 
- Mục tiêu: Hướng đến YCCĐ: Viết được một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một 
truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện; Biết kể một câu chuyện 
tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện,...); Tiến hành được một cuộc phỏng vấn ngắn, 
xác định được mục đích, nội dung và cách thức phỏng vấn. 
- Lí do chọn sử dụng dạy học dựa trên dự án 
+ Dạy học dựa trên dự án phù hợp với dạy viết, nói và nghe để phát triển các kĩ năng đọc, 
viết, nói và nghe; thông qua đó phát triển các NL chung và NL đặc thù cho HS. 
+ Cơ sở vật chất: Dự án này không yêu cầu cơ sở vật chất đặc biệt nên phù hợp cho việc 
triển khai ở các địa phương với nhiều điều kiện cơ sở vật chất khác nhau. 
+ Nhiệm vụ học tập: Đây là nhiệm vụ mang tính tổng hợp, HS thực hiện dự án học tập 
theo nhóm, tạo ra sản phẩm học tập cuối cùng là VB viết và các VB đa phương thức (dạng bài 
trình chiếu có hình ảnh, âm thanh); đồng thời qua dự án, HS có cơ hội thực hành kĩ năng nói 
và nghe tương tác; trong quá trình thực hiện dự án, HS có cơ hội phát triển NL giao tiếp và 
hợp tác. 
+ Thời gian: 3 tuần, từ lúc lên ý tưởng dự án đến lúc đánh giá dự án  Phù hợp với việc 
tổ chức dạy học ở nhà trường phổ thông. 
+ Tài chính: Dự án học tập này không đòi hỏi kinh phí tài chính nên phù hợp cho việc triển 
khai ở các địa phương, nhà trường với nhiều điều kiện thực tế khác nhau. 
- Cách thức tổ chức: 
+ Chuẩn bị: 
. Hình thức dự án là: HS cả lớp cùng tổ chức và tham gia vào buổi thi chung kết cuộc thi 
viết truyện ngắn về những người xung quanh mình, chủ đề: “Chuyện đời quanh tôi”. Song song 
với việc tổ chức buổi thi, HS sẽ tổ chức giới thiệu một quyển sách điện tử tập hợp các tác phẩm 
dự thi. 
. GV giới thiệu hình thức dạy học dự án; hệ thống các kiến thức cần thiết có liên quan đến 
sản phẩm dự án như cách viết một truyện kể, cách kể một câu chuyện tưởng tưởng, cách tiến 
hành một cuộc phỏng vấn ngắn. GV cần lưu ý khi tổ chức dạy học dựa trên dự án không có 
 68 
nghĩa là cắt bỏ hết những giờ học kiến thức trên lớp có liên quan dự án học tập. Tùy vào nội 
dung, cách thức tổ chức dự án học tập mà GV vẫn cần thiết tổ chức dạy học các nội dung kiến 
thức có liên quan đến dự án học tập vào những giờ học chính thức trên lớp vì nếu không được 
hướng dẫn tìm hiểu kiến thức thì HS sẽ không có đủ kiến thức nền để thực hiện dự án. Tuy 
nhiên việc tổ chức dạy học các nội dung lí thuyết cũng cần được tiến hành trên tinh thần hướng 
dẫn HS chủ động phát hiện kiến thức và có thể kết hợp với việc hướng dẫn HS thực hành, vận 
dụng lí thuyết vào việc giải quyết nhiệm vụ mà dự án học tập đã thiết kế. 
. Chia nhóm cho HS 
Nhóm 1 (6-7 HS): Đóng vai nhóm ban tổ chức buổi thi chung kết cuộc thi viết truyện 
ngắn, chủ đề “Chuyện đời quanh tôi”. 
- Nhiệm vụ: thực hiện 02 loại sản phẩm: 
+ Sản phẩm chính: Bảng tiêu chí đánh giá truyện ngắn 
+ Sản phẩm phụ: Kịch bản CT buổi thi chung kết; poster (dán cửa lớp/ tờ rơi) để giới 
thiệu buổi thi. 
Các nhóm còn lại (6 HS/nhóm): Đóng vai nhóm tác giả dự thi 
- Nhiệm vụ: thực hiện 02 sản phẩm: 
+ Sản phẩm chính: 01 truyện kể về một người có thật mà HS quen biết; từ những chi tiết 
cơ bản, HS sáng tạo thêm để tạo thành truyện. Câu chuyện này được yêu cầu thực hiện dưới 
2 hình thức: VB viết nộp cho ban tổ chức và phần trình bày/ kể lại nội dung câu chuyện ở 
buổi thi chung kết. 
+ Sản phẩm phụ: 01 video clip/ bài trình chiếu sử dụng khi kể chuyện ở buổi thi chung 
kết. 
 Giao nhiệm vụ: 
 Nhóm tác giả dự thi: HS sẽ phỏng vấn những người xung quanh mình để lấy ý tưởng 
viết truyện. Truyện ngắn được viết không phải là hồi kí cuộc đời, mà chỉ chọn một/một vài chi 
tiết trong cuộc đời của người phỏng vấn để viết thành truyện. Các nhóm dự thi sẽ viết và công 
bố truyện ngắn của mình theo quy định của ban tổ chức; cách thức trình bày truyện ở buổi thi 
chung kết có thể sáng tạo (kể, đọc, nhập vai, phỏng vấn, video clip). 
 Nhóm ban tổ chức buổi thi: HS thiết kế bảng tiêu chí đánh giá truyện ngắn, kịch bản tổ 
chức buổi thi chung kết. Thành phần ban giám khảo cũng thuộc nhóm ban tổ chức. 
. Cùng với HS thống nhất tiêu chí đánh giá. 
. Hướng dẫn các nhóm HS lập kế hoạch thực hiện dự án. 
+ Thực hiện dự án: HS làm việc theo nhóm trong thời gian 3 tuần dưới sự đôn đốc, nhắc 
nhở và kiểm tra tiến độ dự án của GV 
+ Báo cáo kết quả: Nhóm ban tổ chức tổ chức buổi thi giả định để các nhóm trình bày sản 
phẩm. 
 69 
+ Đánh giá dự án: HS thực hiện việc đánh giá theo các tiêu chí đã thống nhất. GV đánh 
giá thái độ, tinh thần thực hiện dự án; tháo gỡ khó khăn vướng mắc, rút kinh nghiệm cho dự 
án sau. 
Như vậy, sau hoạt động dạy học dựa trên dự án, GV tạo cơ hội để HS chủ động kiến tạo 
tri thức, hình thành kĩ năng và vận dụng tổng hòa các yếu tố đó để hoàn thành các sản phẩm 
học tập của dự án. Với việc viết được một truyện kể dựa trên câu chuyện về cuộc đời thực của 
những người xung quanh mình và đề xuất bảng tiêu chí đánh giá truyện ngắn, HS đạt được 
YCCĐ là Viết được một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các 
yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện. Còn với sản phẩm là phần trình bày câu chuyện kể do 
HS viết ở buổi thi chung kết cuộc thi viết truyện ngắn, chủ đề “Chuyện đời quanh tôi”, HS đã 
đạt được YCCĐ là Biết kể một câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện,...). 
Riêng YCCĐ Tiến hành được một cuộc phỏng vấn ngắn, xác định được mục đích, nội dung và 
cách thức phỏng vấn được đánh giá bằng một hoạt động cụ thể khác của dự án là HS sẽ phỏng 
vấn những người xung quanh mình để lấy ý tưởng viết truyện. Do đó có thể nói là các YCCĐ 
đều đạt được sau khi kết thúc dự án học tập. 
2.2.2. Dạy học hợp tác 
Dạy học hợp tác đã được giới thiệu ở Nội dung 1. Nội dung 2 sẽ trình bày một số định 
hướng sử 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_boi_duong_giao_vien_pho_thong_cot_can_mo.pdf