Chương trình ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 8

* Giá trị về nội dung & NT:

- “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và của phong trào Thơ mới, được sáng tác vào năm 1934, lần đầu đăng báo, sau đó in trong tập “Mấy vần thơ”.

- Mượn lời con hổ ở vườn bách thú với nỗi chán ghét thực tại tầm th-ường, tù túng và niềm khao khát tự do, được sống đúng với bản chất của mình, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng của con người bị giam cầm nô lệ. Bài thơ đã khơi dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khao khát tự do của con người VN khi đang bị ngoại bang thống trị. Phảng phất trong bài thơ có nỗi đau thầm kín của Thế Lữ và cũng là của những người thanh niên thuở ấy trước cảnh nước mất nhà tan.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 80 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Chương trình ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP NGỮ VĂN 8
A. VĂN BẢN: NHỚ RỪNG – Thế Lữ
I. TÁC GIẢ: 
 - Thế Lữ (1907 – 1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ – quê ở Bắc Ninh.
 - Là nhà thơ tiêu biểu trong pt Thơ mới (1932 – 1945).Được mệnh danh là Đệ nhất thi sĩ. 
 - Được Nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT.
 - Đặc điểm phong cách thơ Thế Lữ: Giọng thơ biễn hoá du dương, lôi cuốn. Ý thơ rộng mở, giọng thơ mượt mà đầy màu sắc. hình tượng thơ đa dạng, chan hoà tình thơ, dạt dào về cái đẹp, cái đẹp của âm nhạc, mĩ thuật, vẻ đẹp của nhan sắc thiếu nữ và tình yêu
 - Hồn thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
 - Tác phẩm chính: Vàng và máu, Lê phong phóng viên, Mấy vần thơ
II. TÁC PHẨM:
1. Xuất xứ:
- Nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Thế Lữ. Bài thơ góp phần vào mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
- Bài thơ được in trong tập thơ “ Mấy vần thơ”
* Giá trị về nội dung & NT: 
- “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và của phong trào Thơ mới, được sáng tác vào năm 1934, lần đầu đăng báo, sau đó in trong tập “Mấy vần thơ”.
- Mượn lời con hổ ở vườn bách thú với nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do, được sống đúng với bản chất của mình, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng của con người bị giam cầm nô lệ. Bài thơ đã khơi dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khao khát tự do của con người VN khi đang bị ngoại bang thống trị. Phảng phất trong bài thơ có nỗi đau thầm kín của Thế Lữ và cũng là của những người thanh niên thuở ấy trước cảnh nước mất nhà tan.
2. Đọc thuộc lòng, nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ.
3. Đề luyện:
Đề bài1: Em hãy phân tích và phát biểu cảm nghĩ của mình về khổ thơ đầu bài Nhớ rừng.
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Bài thơ “Nhớ rừng” gắn liền với tên tuổi của ông. Nói cách khác, nhắc đến Thế Lữ là người ta nhớ ngay đến bài thơ “Nhớ rừng”.
- Nêu nội dung của bài thơ
* Thân bài: Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về khổ thơ đầu:
- Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú: 
	Trong lời đề từ bài thơ, tác giả viết: “Lời con hổ ở vườn bách thú”.
Đây có thể coi là tứ trung tâm, là điểm tựa cho cảm xúc thơ bùng phát. Tác gải đã đặt con hổ – biểu tượng cho sức mạnh huyền bí, dữ dội, linh thiêng của rừng già - giữa cũi sắt tù túng, gò bó của khu vườn bách thú (vốn cũng chẳng lấy gì làm rộng rãi) để tạo nên thế đối lập, tương phản giữa khát vọng lớn lao với hoàn cảnh nghiệt ngã. Đó là cả một nguồn năng lượng bị nén chặt, lúc nào cũng chỉ chực bung ra.
Những từ ngữ trong bài thơ rất giàu ý nghĩa tạo hình:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ngay cả tư tưởng (căm hờn) cũng bị nén ép đến đông cứng lại bởi những thanh sắt được gắn thành khung một sản phẩm kĩ thuật của xã hội loài người hiện đại. 
Con hổ bị giam cầm nhưng không vì thế mà nó chịu khuất phục. “lỡ bước sa cơ, nó đành chịu nằm dài “trông ngày tháng dần qua”. Tình cảnh có thể coi như tuyệt vọng, nhưng chúa sơn lâm vẫn còn nguyên đó niềm kiêu hãnh. Nó coi con người chỉ là loài “mắt bé” và thấy nhục nhằn vô cùng khi bị hạ thấp ngang tầm với “bọn gấu dở hơi”, với cặp báo “vô tư lự” dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh.
* Kết bài: 
- Nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Nêu cảm nghĩ của mình:
Đoạn thơ chỉ với 8 câu nhưng đã thể hiện thật sâu sắc nỗi chán ghét cuộc sống tầm thường tù túng, thể hiện nỗi khát khao được tự do, được sống đúng với bản chất của mình của con hổ khi bị giam cầm. Đó cũng chính là nỗi uất hận, niềm khát vọng của con người VN đương thời trong cảnh nước mất nhà tan.
Đề 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
... Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?...
B. VĂN BẢN : ÔNG ĐỒ - Vũ Đình Liên
I. TÁC GIẢ: 
- Vũ Đình Liên ( 1913- 1996) Quê ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội.
- Ông là nhà thơ tiên phong trong trào thơ mới.
- Ông là nhà giáo, nhà dịch thuật và nhà nghiên cứu.
- Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
II. TÁC PHẨM:
1. Hoàn cảnh và xuất xứ:
- Bài thơ ra đời khi nền Tây học tràn vào nước ta đẩy lùi nền nho học chính thống, những ông đồ từng vang bóng một thời, nền nho học từng được trọng dung bây giờ đang đi vào buổi chợ chiều.
- Bài thơ lần đầu được xuất hiện trên báo tinh hoa năm 1938.
2. Đọc thuộc lòng, nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ.
3. Luyện đề
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên? 
 1.Tìm hiểu đề: - Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: cảnh đáng thương của ông đồ và niềm thương cảm chân thành của nhà thơ. Đó cũng là thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
2. Viết bài
a. Mở bài: Vũ Đình Liên (1913- 1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới với bài thơ “Ông đồ” viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Bài thơ thuộc loại thi phẩm “từ cạn” mà “tứ sâu” biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.
b. Thân bài: Ông đồ là nhà nho không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học. Ông thường xuất hiện vào dịp tết, hoa đào nở cùng với mực tàu,giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại để viết chữ, viết câu đối bán cho mọi người. Ông đồ xuất hiện vào mùa đẹp, góp phần thêm cho sự đông vui náo nhiệt của phố phường ngày tết, hạnh phúc của mọi người. Từ ''mỗi năm'', ''lại thấy'' diễn tả sự lặp lại của thời gian, ông xuất hiện đều đặn hoà hợp với cảnh sắc ngày tết, không thể thiếu, trở nên thân quen mỗi khi Tết đến xuân về.
 Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua các chi tiết
 Bao nhiêu người thuê viết
 Ông rất đắt hàng sự có mặt của ông đã thu hút bao người xúm đến, ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người, hoà vào không khí vui tươi của trời đất, tưng bừng rộn ràng của ngày tết; mực tàu, giấy đỏ của ông hoà vào màu đỏ của hoa đào. Họ đến để thuê viết và thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông: như phượng múa, rồng bay. Ông đồ từng được hưởng 1 cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc: được sáng tạo, có ích với mọi người. Ông được mọi người mến mộ vì tài năng, mang hạnh phúc đến cho mọi người, được mọi người trọng vọng. Đằng sau lời thơ là thái độ quí trọng ông đồ, quí trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc của tác giả
 Cùng với sự thay đổi của thời gian ông đồ dầnvắng khách. Ông vẫn xuất hiện vào dịp tết với mực tàu, giấy đỏ nhưng cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương '' người thuê viết nay đâu'': Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu.
 Biện pháp nhân hoá được sử dụng rất đắt.Nỗi buồn của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác. Giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ thành vô duyên không thắm lên được. Nghiên mực không hề được được bút lông chấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi. Ông đồ vẫn như xưa nhưng tất cả đã khác xa, vắng khách, và buồn bã:
 ''Ông đồ vẫn ngồi đấy
 Qua đường không ai hay''
 Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài giời mưa ... ''
 Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại trong thơ trữ tình, ngoại cảnh mà lại là tâm cảnh gợi tả sự tàn tạ, buồn bã. Ông đồ ngồi ở chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người, ông hoàn toàn bị quên lãng, lạc lõng giữa phố phường. Mưa bụi bay chứ không mưa to gió lớn, cũng không phải mưa dầm rả rích mà lại rất ảm đạm, lạnh lẽo mưa trong lòng người. Cả đất trời cũng ảm đạm, buồn bã.
 Với kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ thể hiện ở khổ 1 và 5, câu phủ định nói lên 1 sự thật: không còn hình ảnh ông đồ. Thiên nhiên vẫn đẹp đẽ, con người trở thành xưa cũ. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ. Câu hỏi như gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối không dứt. Nhà thơ thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
c. Kết bài: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật
C. CÂU NGHI VẤN:
 1. Học thuộc khái niệm
 2. Các hình thức nghi vấn thường gặp.
 a. Câu nghi vấn không lựa chọn.
 - Câu có đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,
VD: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
- Câu có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ,
VD: U bán con thật đấy ư ? 
 b. Câu nghi vấn có lựa chọn: Kiểu câu này khi hỏi người ta thường dùng qht: hay, hay là, hoặc, hoặc là; hoặc dùng cặp phó từ: cókhông, đãchưa.
VD: Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ?
 3. Các chức năng khác của câu nghi vấn: Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn được dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,và không yêu cầu người đối thoại trả lời. Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, chấm than, chấm lửng tùy thuộc mục đích nói -> câu nghi vấn được dùng với mục đích nói gián tiếp.
 a. Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động cầu khiến.
VD: Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à !
 b. Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động khẳng định.
VD: Anh bảo như thế có khổ không ?
 c. Phủ định.
VD: Bài khó thế này ai mà làm được ?
 d. Đe dọa.
VD: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?
 e. Bộc lộ t/c, cảm xúc.
VD: Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư ?
- Trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, chấm than, chấm lửng.
 4. Chú ý: - Câu hỏi tu từ là dạng câu nghi vấn được dùng với mục đích nhằm nhấn mạnh vào điều muốn nói hoặc thể hiện cảm xúc.
 - Khi dùng câu nghi vấn không nhằm mục đích hỏi thì cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp và quan hệ giữa người nói với người nghe.

File đính kèm:

  • docxchuong_trinh_on_tap_mon_ngu_van_lop_8.docx