Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và một số kĩ thuật dạy học cần thiết

- Sử dụng biểu bảng, mô hình

Một trong những hình thức khác của phương pháp trực quan trong giảng dạy là sử dụng sơ đồ, biểu bảng, mô hình Với các môn khoa học xã hội, các loại biểu bảng, sơ đồ, mô hình là những hình thức trực quan cơ bản và hữu hiệu như bảng phân loại, bảng tổng kết các giai đoạn văn học, mô hình các thể loại văn học

GV có thể chuẩn bị các biểu bảng, mô hình, sơ đồ làm phương tiện dạy học hoặc yêu cầu HS làm chúng ở nhà để phục vụ cho bài thuyết trình của nhóm. Phương pháp này sử dụng hiệu quả trong các tiết học về khái quát đặc trưng của các thể loại văn học, các tiến trình-giai đoạn văn học Tuy nhiên, các biểu bảng, sơ đồ, mô hình phải được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại thì mới mang lại hiệu quả thiết thực.

 

docx38 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và một số kĩ thuật dạy học cần thiết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
n, cần thiết trong những tình huống của cuộc sống.
Ví dụ: 
Từ nhân vật Thạch Sanh em học tập được điều gì khi đối xử với bạn bè trong môi trường học đường ?
Văn bản Mẹ tôi.
Biết tìm kiếm, lựa chọn, đánh giá ngồn tài liệu phục vụ học tập; biết lưu trữ và xư lí thông tin; có khả năng nhận biết tình cảm cảm xúc, sở thích cá tính và khả năng của bản thân; biết tự làm chủ bản thân,tự nhận thức điều chỉnh những hạn chế của mình không ngừng học hỏi.
5. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt -Sử dụng tiếng Việt một cách phù hợp và hiệu quả trong tình huống giao tiếp -Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
6. Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ -Biết nhận diện, thưởng thức và đánh giá cái đẹp trong văn học và cuộc sống, biết làm chủ cuộc sống, biết làm chủ cảm xúc của bản thân, biết hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện – cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những giá trị thẩm mĩ trong văn học, biết rung cảm, hướng thiệ
3. Phương pháp thực hiện
a. Tổ chức hiệu quả các phương pháp dạy học
* Phương pháp trực quan
Năng lực sáng tạo
Trực quan là một trong những nguyên tắc dạy học cơ bản và mang tính hỗ trợ hiệu quả cho giờ học. GV cần nhận thức rõ vai trò của kênh hình trong quá trình dạy học tương tác đa chiều.
Trong bộ môn Văn học, có hai hình thức sử dụng trực quan trong dạy học nhằm đạt hiệu quả cao, kích thích sự tìm tòi, suy ngẫm cũng như sự sáng tạo của HS.
	- Sử dụng tranh,bảnh, phim ảnh, nhạc
Con đường chiếm lĩnh một tác phẩm văn học không chỉ bằng con đường đọc, nghe mà còn nhìn, nghĩa là động tác trực tiếp vào thị giác.Việc sử dụng tranh, phim ảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giờ dạy học văn.
	Ngày nay, có rất nhiều tranh ảnh, phim tài liệu về các tác giả, các giai đoạn văn học, các vấn đề thời sự xoay quanh các nội dung văn học, các bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩn văn học Nếu GV kịp thời nắm bắt các thông tin và sưu tầm chúng, thì dạy và học là quá trình trải nghiệm, quá trình thưởng thức đồng thời với quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Thay vì GV dành đa phần thời gian giảng bài thì hãy chọn các trích đoạn tiêu biểu, cho HS xem và tổ chức thảo luận, thuyết trình về các vấn đề liên quan đến nội dung phim. Cách dạy và học này mang tính tương tác đa chiều, sẽ thu nhận được ý kiến từ các HS.
 	- Sử dụng biểu bảng, mô hình
Một trong những hình thức khác của phương pháp trực quan trong giảng dạy là sử dụng sơ đồ, biểu bảng, mô hình Với các môn khoa học xã hội, các loại biểu bảng, sơ đồ, mô hình là những hình thức trực quan cơ bản và hữu hiệu như bảng phân loại, bảng tổng kết các giai đoạn văn học, mô hình các thể loại văn học
GV có thể chuẩn bị các biểu bảng, mô hình, sơ đồ làm phương tiện dạy học hoặc yêu cầu HS làm chúng ở nhà để phục vụ cho bài thuyết trình của nhóm. Phương pháp này sử dụng hiệu quả trong các tiết học về khái quát đặc trưng của các thể loại văn học, các tiến trình-giai đoạn văn họcTuy nhiên, các biểu bảng, sơ đồ, mô hình phải được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoạithì mới mang lại hiệu quả thiết thực. 
	-Phương pháp thực hành sáng tạo
Phương pháp thực hành phổ biến trước nay chúng ta vẫn thường dùng là áp dụng hệ thống lí thuyết vào thực hành phân tích các tác phẩm văn học, hoặc các vấn đề văn học. Tuy nhiên đặc trưng của bộ môn Văn học mang tính sáng tạo, tính thẩm mỹ vì thế thực hành ở đây cũng mang tính sáng tạo. 
	Các vấn đề văn học có thể được HS thể hiện bằng các thành phẩm khác nhau, có thể được sân khấu hóa bằng các vở kịch nói hay kịch câm, hoặc các hình thức khác mang tính diễn xướng như kể chuyện, hát dân ca, diễn tuồng, chèo
	Chẳng hạn như trong việc tổ chức đọc hiểu thông tin về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều chuyển thể một tác phẩm văn học thành một vở kịch, trong lớp sẽ được chia thành các nhóm khác nhau. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm những công việc cụ thể:
+ Nhóm nội dung chịu trách nhiệm tìm hiểu chung về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả, về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
+ Nhóm biểu diễn có nhiệm vụ dàn dựng tiểu phẩm. Nhóm đạo cụ chuẩn bị trang phục, phông màn, trang trícho tiết mục.
+ Nhóm hội thảo chịu trách nhiệm về những ý kiến tranh luận và các câu hỏi trắc nghiệm xung quanh tác giả và tác phẩm.
Việc vận dụng phương pháp này giúp HS tiếp cận với tác phẩm một cách say mê, chủ động, thấu đáo. Tác phẩm văn học không còn là những văn bản khô khan trên trang giấy mà đã thực sự trở thành những “cơ thể sống”, các em thu nhận được một lượng thông tin phong phú, bổ ích về tác phẩm. GV chỉ là người định hướng tổ chức, không còn truyền giảng một cách áp đặt những suy nghĩ chủ quan của mình. 
Ngoài ra, những giờ tổng kết, khái quát hóa kiến thức có thể trở thành một sân chơi đố vui đầy hào hứng dưới sự chuẩn bị công phu, kĩ lưỡng của GV. Có thể tổ chức những giờ thực hành với hình thức thực hiện như trò chơi “Rung chuông vàng”, “Đường lên đỉnh Olympia”. SV các nhóm có ý thức củng cố kiến thức ở nhà để có thể hoàn thành các cuộc thi một cách tốt nhất. Phương pháp học mà chơi, chơi mà học này mang tính tương tác cao, hiệu quả trong việc củng cố và khắc sâu hệ thống kiến thức văn học đã học. 
	-Phương pháp hướng dẫn tự học
(Năng lực tự quản, giao tiếp)
Dạy học theo phát triển năng lực tự học của HS đây là một khâu quan trọng, cần cho HS nhận biết được bản thân là chủ thể của quá trình học tập. Vì thế dạy học văn học cho HS cũng cần dạy cách tự học. Ngoài các phương pháp truyền thống, GV cần chú trọng vào phương pháp hướng dẫn tự học , thông qua các bước cơ bản sau:
+ Hướng dẫn xây dựng kế hoạch tự học.
GV cần hướng dẫn HS xây dựng đầu sách đọc, học cho học kì, tháng, tuần. Để thực hiện được thao tác này, GV hướng dẫn cho HS bám sát vào hệ thống các yêu cầu của PPCT, SGK, đặc biệt là các bài tập mà GV giao thực hiện ở nhà. Từ đó GV giúp HS định hướng cho mình các hoạt động cần phải tiến hành, sản phẩm cụ thể cần tạo ra, thời gian dành cho mỗi nội dung và mỗi hoạt động. Yêu cầu của bảng kế hoạch tự học là phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và tính khả thi. .
Lớp 6E hoạt động này được triển khai từ giữa kì 1 
+ Hướng dẫn đọc
Đây là hoạt động cơ bản làm tiền đề cho HS tự cảm thụ và phân tích các tác phẩm văn học. Học sinh cần phân bố thời gian đọc như là một hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức tại lớp và cả ở nhà. 
Khi hướng dẫn cách đọc các văn bản văn học, GV cần hướng dẫn các quá trình đọc – hiểu văn bản: 
1/Đọc hiểu ngôn từ (chữ, từ, câu, đoạn, văn bản); 
2/Đọc hiểu hình tượng; 
3/Hiểu ý nghĩa toàn văn bản. 
a- Đọc hiểu văn bản
Đọc hiểu văn bản chỉ hoạt động tiếp nhận văn bản của bạn đọc là học sinh, trong môi trường lớp học, có hướng dẫn và có đánh giá. Có thể mô tả yêu cầu cơ bản của đọc hiểu văn bản theo các cấp độ như sau:
Cấp độ
Mô tả vắn tắt

1- Nhận biết

·     Kể lại câu chuyện, nêu tên nhân vật, tóm tắt cốt truyện;
·     Thuộc lòng bài/ đoạn thơ, nhớ chính xác từ ngữ,
·     Không nhầm lẫn tên tác giả, tên tác phẩm, dân tộc, quốc gia, thời đại,... (gắn với tác phẩm đó)

2- Thông hiểu

·     Xác định đặc điểm thể loại, hình thức bố cục, tình huống truyện, mô tả hoạt động, tính cách nhân vật; xác định tư tưởng, phong cách nhà văn (qua tác phẩm/ đoạn trích), giá trị (hay đặc điểm) nội dung, nghệ thuật tác phẩm
·     Xác định cảm xúc chủ đạo/ ý chính của đoạn, nội dung chính của bài thơ hoặc các bài kí; xác định đặc điểm nghệ thuật, đặc trưng loại thể, đặc điểm phong cách nhà văn,
·     Xác định hoàn cảnh, tính cách nhân vật và mâu thuẫn, xung đột trong kịch; Phát hiện ý nghĩa của xung đột.

3- Vận dụng
Thấp
·     Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề bình thường trong phạm vi học tập, nhà trường và cuộc sống cá nhân..., với yêu cầu sáng tạo bình thường.

Cao
·     Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề tương đói khó trong phạm vi cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội với yêu cầu sáng tạo cao, có chủ kiến cá nhân
Mục đích của việc đọc – hiểu là để HS tự mình tìm tòi sáng tạo
b- Tạo lập văn bản
Tạo lập văn bản tương ứng với các kĩ năng nói và viết hay kĩ năng Tập làm văn. Trong trường phổ thông hiện nay, có 6 kiểu văn bản được đưa ra làm nội dung rèn luyện cho HS, đó là: miêu tả, tự sự (kể chuyện, trần thuật, tường thuật), biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và văn bản ứng dụng, trong đó văn bản ứng dụng (hay nhật dụng) không cùng loại với 5 kiểu văn bản trước, mà là sự tập hợp nhiều loại khác nhau (như: hành chính, thống kê, thương mại,..), có tính chất thực dụng, hàng ngày.
Trong chương trinh Ngữ văn hiện hành, các năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản tuy đã có phần tích hợp nhưng nhiều chỗ vẫn còn rời rạc. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ do chương trình còn nặng về nội dung kiến thức. Mong muốn chương trình sắp tới sẽ  phối hợp, gắn kết hơn nữa hai năng lực này trong một bài học.
Mục đích của việc đọc – hiểu là để HS tự mình tìm ra nội dung ý nghĩa của tác phẩm, tránh tình trạng GV miễn cưỡng áp đặt quan niệm và suy nghĩ của mình lên HS.	
Tóm lại, việc GV hướng dẫn đọc sẽ giúp HS rèn luyện cách đọc tích cực, chiếm lĩnh kiến thức một cách độc lập, tự chủ. GV không cần phải thuyết giảng quá nhiều gây nhàm chán, biến HS thành người học thụ động.
	- Hướng dẫn lựa chọn tài liệu, xử lí thông tin
Trong tình hình đa dạng và phong phú về thông tin như hiện nay, việc lựa chọn tài liệu hết sức quan trọng. Tài liệu tự học có thể lấy từ các nguồn khác nhau: sách tham khảo ở thư viện trường, tủ sách của GV, hoặc các nguồn tài liệu trên các trang Web.
 GV hướng dẫn nguồn tài để HS chọn đúng, chọn đủ, chọn hợp lí các nguồn tài liệu phục vụ cho học tập. 
Đặc thù của môn Văn học là chứa đựng nhiều kiến thức trừu tượng, khối lượng kiến thức lại nhiều nên GV cần hướng dẫn HS hệ thống hóa khối lượng kiến thức bằng cách tóm tắt, phân loại, xác lập các mối liên hệ, biểu diễn bằng sơ đồ tư duy
- Hướng dẫn tự kiểm tra, đánh giá
Tự kiểm tra đánh giá là một kĩ năng quan trọng trong tự học, thể hiện năng lực của HS. HS có thể tự đánh giá việc học của mình đạt mức độ nào, xác định, điều chỉnh phương pháp tự học đạt hiệu quả cao hơn. GV cần hướng dẫn HS kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức như: tự làm trắc nghiệm, tự luận, làm BT thực hành
GV giao nhiệm vụ cho nhóm tự đánh giá lẫn nhau thông qua bảng đánh giá năng lực tự học của các nhóm. 
GV có thể tổ chức cho các nhóm tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận mà các nhóm tự biên soạn. Như vậy quá trình học tập ở đây mang tính hợp tác. Chủ thể của quá trình kiểm tra, đánh giá trong dạy học hiện đại không chỉ là GV mà còn là HS, chủ thể trực tiếp của quá trình học. 
b. Thực hiện các kĩ thuật dạy học một cách khoa học, nghệ thuật .
Có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực mà những nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhằm dạy học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực. Điều quan trọng là giáo viên linh hoạt tuỳ theo bài học để chọn kĩ thuật phù hợp.
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.
1. Kỹ thuật đặt câu hỏi. 
Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi. Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau: GV nêu chủ đề . GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó. HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời. HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại. 
    Mục đích: Kích thích, dẫn dắt học sinh suy nghĩ , khám phá tri thức, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình dạy học. Kiểm tra , đánh giá kiến thức của các em và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với nội dung học tập. Thu thập, mở rộng thông tin kiến thức.
    Yêu cầu câu hỏi: Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phù hợp với thời gian thực tế. Không ghép nghiều câu hỏi cùng thành một câu hỏi móc xích, Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc...
a) Đặt câu hỏi là một trong những kĩ năng quan trọng của người GV, với tác dụng gây hứng thú, khuyến khích, kích thích tư duy của HS, hướng HS tập trung suy nghĩ vào nội dung bài học, đồng thời cũng giúp HS ghi nhớ các kiến thức cũ đã học. cũng qua việc trả lời các câu hỏi của HS GV nắm được mức độ hiểu bài của HS để điều chỉnh cách dạy phù hợp với trình độ nhận thức của các em.
b) Một số lưu ý khi đặt câu hỏi
- Câu hỏi phải rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
- Câu hỏi phải tập trung vào trọng tâm bài học, không được đa nghĩa; khó hiểu; quá dễ luôn ở mức độ nhắc lại kiến thức.
- Câu hỏi phải mang tính sư phạm cao (phát triển năng lực suy luận cho HS, câu hỏi đặt ra không tồn tại câu trả lời).
c) Phân loại các câu hỏi
* Câu hỏi đóng
- Mô tả: Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi chỉ có một câu trả lời duy nhất đúng hoặc sai.
- Các trường hợp sử dụng:
+ Sử dụng chủ yếu trong đánh giá kiến thức sẵn có của HS, đánh giá mức độ ghi nhớ thông tin.
+ Trong các trường hợp cần câu trả lời chính xác, cụ thể, không đòi hỏi tư duy nhiểu.
+ Thường dùng trong khi củng cố, phần kết luận của bài.
- Các dạng câu hỏi đóng:
+ Câu hỏi đóng đã hàm ý câu trả lời.
+ Câu hỏi đóng mở đầu bằng giả định của người hỏi.
Ví dụ: Trong môn toán ở tiểu học dạng câu hỏi đóng rất ít khi được GV sử dụng vì dạng câu hỏi kiểu này không mang tính sư phạm cao. Thường được dùng để nhấn mạnh ghi nhớ một kiến thức quan trọng nào đó một cách nhanh chóng. Chẳng hạn: để phân biệt rõ nét sự khác nhau giữa khái niệm phân số và khái niệm phép chia hai số tự nhiên GV đưa ra câu hỏi phân số ¾ là được hiểu phép chia 3 cho 4 đúng không?
* Câu hỏi mở
- Mô tả: Câu hỏi mở là dạng câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời. Khi đặt câu hỏi mở GV tạo cơ hội cho HS chia sẻ ý kiến cá nhân của mình.
- Một số loại câu hỏi mở
+ Câu hỏi lấy thông tin giúp HS có cái nhìn tổng quan hoặc đưa ra những băn khoăn về tình huống hiện tại.
+ Câu hỏi giả định giúp HS suy nghĩ vượt khỏi khuân khổ của tình huống hiện tại.
+ Câu hỏi hỏi ý kiến được sử dụng để khai thác suy nghĩ của HS về một chủ đề nào đó.
+ Câu hỏi về cảm giác được dùng để khuyến khích HS phân tích bản thân và các cảm giác về một tình huống cụ thể.
+ Câu hỏi về hành động giúp HS lập kế hoạch và triển khai các ý tưởng vào tình huống thực tế.
Ví dụ: Khi dạy quy tắc phép cộng hai phân số cùng mẫu số xuất phát từ bài toán mở đầu GV đưa ra hệ thống câu hỏi mở hình thành kiến thức cho HS
Bài toán: Bạn Nam có một băng giấy chia thành 8 phần bằng nhau, lần 1 bạn Nam tô 3 phần băng giấy, lần 2 bạn Nam tô 2 phần băng giấy. hỏi sau hai lần bạn Nam tô bao nhiêu phần băng giấy?
- phân số biểu thị số phần băng giấy bạn Nam tô lần 1?
- phân số biểu thị số phần băng giấy bạn Nam tô lần 2?
- muốn biết sau hai lần bạn Nam tô bao phần băng giấy ta thực hiện phép tính gì?
* Câu hỏi theo cấp độ nhận thức (câu hỏi phân bậc)
- Mô tả: là câu hỏi mà thông qua câu trả lời của HS giúp GV đánh giá được trình độ nhận thức của HS. Mức độ phát triển tư duy của HS phụ thuộc cấp độ nhận thức mà câu hỏi đặt ra.
+ Một số cách đặt câu hỏi theo cấp độ nhận thức:
+ Câu hỏi biết: nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu, các định nghĩa, quy tắc, khái niệm,
+ Câu hỏi hiểu: nhằm kiểm tra HS cách liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu khi thu thập thông tin.
+ Câu hỏi áp dụng: nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã thu được vào các tình huống mới.
+ Câu hỏi phân tích: nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó tìm ra mối liên hệ, hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết luận.
+ Câu hỏi đánh giá: nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của HS trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
+ Câu hỏi sang tạo: nhằm kiểm tra khả năng của HS có thể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
Ví dụ: Khi dạy học về công thức tính diện tích hình thang GV đưa ra hệ thống câu hỏi phân bậc như sau:
Cấp độ 1: chúng ta đã biết công thức diện tích hình tam giác, muốn tính diện tích hình thang chúng ta cắt ghép hình thang thành hình tam giác làm như thế nào?
Cấp độ 2: Hướng dẫn HS cắt ghép thành hình tam giác, lấy một điểm chia đôi một cạnh bên cắt theo đường mối từ một đỉnh với trung điểm đó và tiến hành ghép thành tam giác (SGK Toán 5).
Cấp độ 3: chia hình thang thành các hình tam giác theo các đường chéo và đã biết công thức tính diện tích tam giác suy ra công thức tính diện tích hình thang.
 2. Kĩ thuật “Trình bày một phút”
   Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào.
   Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau: Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?...HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.
   Kĩ thuật này tôi thường áp dụng ở phần tổng kết bài học nhằm kiểm tra xem khả năng nắm bắt kiến thức mà các em thu hoạch được và khả năng vận dụng cũng như kĩ năng diễn đạt khi trình bày một ý, một nội dung nào đó của các em. Chẳng hạn như sau khi học xong bài thơ Vội vàng(Xuân Diệu), tôi hỏi hs: Câu thơ nào (hình ảnh thơ nào) trong bài thơ khiến em ấn tượng, yêu thích nhất? Vì sao? Hoặc hỏi Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì ? Hoặc hỏi: Điều quan trọng nhất các em học được từ bài học hôm nay là gì?...
Kĩ thuật "Khăn trải bàn"
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cuả cá nhân HS, phát triển mô hình hợp tác giữa các HS.
 - Thực hiện kĩ thuật “ Khăn phủ bàn” qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí như hình vẽ, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...), sau đó trình bày ý kiến của bản thân vào ô quy định trong “khăn phủ bàn” độc lập tương đối với các thành viên khác.
+ Giai đoạn HS hoạt động tương tác: Các thành viên chia sẻ và thảo luận các câu trả lời, sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn.
 VD: Vận dụng kĩ thuật này vào việc hướng dẫn HS khám phá về ý nghĩa sâu sắc ở khổ thơ cuối bài “Sang thu”.
Kĩ thuật khăn trải bàn:
- Hình thức: trên khổ giấy A3, chủ đề thảo luận ghi ở chính giữa, chia các phần còn lại thành 4-6 phần theo số thành viên trong nhóm. Mỗi người sẽ cùng ghi câu trả lời của mình vào các phần đã được chia (trong khoảng 3-5 phút) . Sau đó đại diện nhóm dán giấy A3 lên bảng, thuyết trình.. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
 - Gv nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh trọng tâm (thống nhất ý kiến hoặc điều chỉnh cách hiểu nếu có cách hiểu, lý giải vấn đề, định hướng nếu sai lệch)
- Mục đích :
 Xác định trọng tâm bài học, ý nghĩa tác phẩm.
+ Hiểu tác phẩm, đồng sáng tạo với nhà văn.
+ Giáo dục kĩ năng sống, rút ra bài học cho bản thân.
Minh họa:
Thông qua cái chết cuae em bé bán diêm nhà văn muốn đề cập tới một vấn đề quan trọng nhất là gì? (Nhóm 1+2)
- Nếu được viết lại kết truyện Cô bé bán diêm, em sẽ viết lại như thế nào? (Nhóm 3+4)
- Nếu trong lớp ta có một bạn có hoàn cảnh nh

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_t.docx