Chuyên đề Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì?

+ Cách giới thiệu bài học này như thế nào?

Có sử dụng tình huống có vấn đề để giới thiệu bài học này không?

Việc sử dụng các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả cao?

Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào?

 

ppt17 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 4999 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Chuyên đề Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC + Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học(NCNH) : giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh như thế nào? học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào? + Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trường mình. Mục đích, ý nghĩa của SHCM theo hướng NCBH + Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học. + Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau dự giờ. + Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. * Thay đổi nhận thức của GV về SHCM + Cần cho GV thấy được SHCM theo hướng tiếp cận mới có mục đich chính là nâng cao chất lượng bài học của HS. + Đặc biệt, khi từ bỏ thói quen quan sát việc dạy của GV, người dự và người dạy sẽ thấy tất cả cùng nhau hướng về một điểm chung là việc học của học sinh. Họ không còn để ý đến khoảng cách về năng lực giữa các GV, thoải mái hơn khi chia sẻ và trao đổi ý kiến. Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu. Nghiên cứu bài học theo chu trình 4 bước như sau: Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ + Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì? Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu. + Cách giới thiệu bài học này như thế nào? + Có sử dụng tình huống có vấn đề để giới thiệu bài học này không? + Việc sử dụng các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả cao? + Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào? + Dự kiến tổ chức những hoạt động dạy học nào tương ứng? GV sẽ sử dụng những câu hỏi để thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh thế nào? từ đó dẫn tới câu hỏi về: + Hình thức tổ chức lớp học, kỹ thuật dạy học. + Lời nói, hành động, thao tác cụ thể của GV là gì? + GV trình bày bảng những nội dung nào? + Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục liên quan nào là phù hợp? + Làm thế nào để khắc phục được sự chênh lệch về trình độ của các HS trong lớp để đảm bảo tất cả các HS sau mỗi bài học đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ + Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ + Điều chỉnh số lượng người dự + Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của HS, không gây khó khăn cho người dạy minh hoạ + Vị trí quan sát của người dự giờ + Thực hiện tốt nguyên tắc khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh + Năng lực quan sát tinh tế việc học của HS chỉ hình thành sau nhiều lần dự giờ theo NCBH + Từ bỏ thói quen quan sát, đánh giá việc dạy của GV Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu + Suy ngẫm và chia sẻ ý của các GV về bài học sau khi dự giờ là đặc biệt quan trọng, là công việc có ý nghĩa nhất trong SHCM, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của SHCM. Khâu khó và phức tạp nhất là tinh thần cộng tác, xây dựng của người tham gia và đặc biệt vai trò, năng lực của người chủ trì + Suy ngẫm khác đánh giá ở chỗ không có tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể nào. Suy ngẫm là những phán đoán về những thực tế vừa xảy ra trong giờ dự và đã từng xảy ra với bản thân người dự giờ. Đưa ra những ý kiến, bằng chứng về những gì học “nhìn thấy” được về cách suy nghĩ, cách học, cách giải quyết vấn đề của HS dựa trên thực tế lớp học, qua đó có thể bổ sung, rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả bài học. Những khó khăn với HS liệu đã được giải quyết sau tiết học chưa? Từ đó có thể chia sẻ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện bài học hơn nữa + Nội dung trao đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của HS: Hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả? Câu hỏi nào hay? Tình huống học tập nào đáng lưu ý? GV dự giờ cũng cần trao đổi về những khả năng HS đạt được trong thực tế giờ học rồi đem đối chiếu với ý định của GV dạy. Nên tránh cách nói: “Theo tôi phải thế này, thế kia...”, “Nếu tôi dạy bài này, tôi sẽ làm thế này, thế kia..” Khi suy ngẫm và chia sẻ, cần đảm bảo ai cũng phải có ý kiến riêng; ý kiến phải cụ thể, tỉ mỉ; lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của nhau; Người dự giờ phải có suy ngẫm sâu sắc về việc học của HS và các vấn đề liên quan để đưa ra ý kiến riêng càng cụ thể, tỉ mỉ càng tốt, không nói chung chung. Mọi người phải lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của nhau khi thảo luận. GV phải đặt mình vào hoàn cảnh của GV dạy minh hoạ. Không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thông của một giờ dạy như thời gian, nội dung kiến thức, sự hoàn hảo về tiến trình lên lớp. + Không nên rút ra kết luận thống nhất chung + Thực tế, không có giờ dạy hoàn hảo, giờ dạy chính là giờ học dành cho HS, không phải dành cho GV. Hơn nữa, việc phát triển năng lực GV qua NCBH cần một quá trình lâu dài + Không nhất thiết tổng kết buổi thảo luận mà khuyến khích mỗi GV tự phát triển khả năng tổng kết của mình Bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày + Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả cùng suy ngẫm xem có cần tiếp tục thực hiện NCBH này nữa hay không? nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu, nếu vậy thì phải thay đổi hay chỉnh sửa ở những nội dung nào, chổ nào được, chỗ nào chưa được. Chưa được thì phải thay đổi như thế nào để thực hiện ở lớp học tiếp theo. Tất cả những câu hỏi đó các GV phải cùng nhau xem xét để tiết dạy ở các lớp sau hoàn thiện hơn, Từ các ý kiến đóng góp thu được sau cuộc thảo luận, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục chỉnh sửa lại cho phù hợp với đối tượng lớp tiếp theo. Những điểm được sửa có thể là cách nêu vấn đề, câu hỏi, phương pháp, phương tiện dạy học , hình thức tổ chức lớp học, hoạt động của học sinh v.v… + Quy trình NCBH lặp lại nhau nhưng không gây ra nhàm chán, mất hứng thú đối với GV bởi lẽ ở những lớp khác nhau, đối tượng học sinh khác nhau sẽ dẫn tới thực tế khác nhau và làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm của GV. Cuối cùng các GV cùng viết báo cáo vạch ra những gì họ đã học được liên quan đến chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của họ. Mỗi người tham gia sẽ hoàn thành một báo cáo cuối cùng bao gồm sự phản ánh về quá trình NCBH và tác động của nó vào giảng dạy và học tập. Báo cáo cuối cùng là nguồn tư liệu rất có giá trị để giúp các GV suy nghĩ về những gì họ đã học được về thực tiễn giảng dạy liên quan đến các mục tiêu nghiên cứu. 

File đính kèm:

  • pptdoi moi sinh hoat nhom chuyen mon theo NCBH.ppt
Bài giảng liên quan