Chuyên đề Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn giáo dục công dân
Mô tả: Những câu hỏi/bài tập này, có khả năng kiểm tra đánh giá được mức độ hiểu ý nghĩa và giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các nội dung đã học.
Câu hỏi/ bài tập có thể diễn đạt bằng các động từ: Chứng minh; giải thích; làm sáng tỏ; vì sao; tóm tắt lại.
Hướng ĐG các NL: NL nhận thức các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị - xã hội, NL đánh giá (tư duy phê phán), NL quản lí, NL trách nhiệm, NL sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo,.
* Bộ Giáo dục và Đào tạo TẬP HUẤN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔN GDCD TP CẦN THƠ, 8/2014 * MỤC TIÊU; PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC 3. THỰC HÀNH XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Báo cáo kết quả NC tài liệu 1. Mục tiêu của dạy học theo định hướng năng lực? 2. Dấu hiệu và đặc trưng cơ bản của dạy học theo định hướng năng lực? * Mục tiêu của dạy học định hướng năng lực Dạy học định hướng NL nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người NL giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. * * DẤU HIỆU VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DẠY HỌC THEO NĂNG LỰC Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học của học sinh GV: Linh hoạt trong PP và ứng xử sư phạm, luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được ở học sinh. Tổ chức các hoạt động khám phá bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi kích thích học sinh tìm ra kết quả Báo cáo kết quả NC tài liệu 2 . Các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực? Ví dụ? * Báo cáo kết quả NC tài liệu 3 . Các năng lực chuyên biệt có thể hình thành trong môn GDCD? * * PHẦN III KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN GDCD * Nghiên cứu tài liệu 1. Thế nào là kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực? ( tr.78) 2. Yêu cầu của kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực môn GDCD? (tr.84-85) 3. Phương pháp và Hình thức KTĐG theo định hướng năng lực môn GDCD? (tr.79-83) 4. Có mấy loại câu hỏi/ BT kiểm tra, ĐG theo định hướng NL môn GDCD? (tr.86-96) * Báo cáo kết quả đọc tài liệu Thế nào là đánh giá theo định hướng phát triển năng lực? * KHÁI NIỆM Đánh giá theo định hướng phát triển NL là đánh giá theo chuẩn và sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó. * Báo cáo kết quả đọc tài liệu Yêu cầu của kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực môn GDCD? * * YÊU CẦU CỦA KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔN GDCD Báo cáo kết quả đọc tài liệu Phương pháp và Hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực môn GDCD? * * PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC MÔN GDCD 1- Nghiên cứu sản phẩm học tập của HS 2. Quan sát trên lớp 3. Hỏi vấn đáp 4. Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng * HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC MÔN GDCD . Hướng dẫn biên soạn một câu hỏi/ bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong môn GDCD * * TIÊU CHÍ ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG CỦA CÂU HỎI/ BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NỘI DUNG CÂU HỎI CẦN Phù hợp mục tiêu dạy học của môn học, bài học Phần bối cảnh và câu hỏi phải tương thích Phải có nguồn gốc thực hướng tới một năng lực nào đó Phải có tính gợi mở nhiều hướng hơn là áp đặt. Phù hợp với nhận thức của học sinh Báo cáo kết quả đọc tài liệu Có mấy loại câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực môn GDCD? * * MỘT SỐ LOẠI CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC TRONG MÔN GDCD Báo cáo kết quả đọc tài liệu 1. Câu hỏi/bài tập nhận biết gắn với thực tiễn có đặc điểm gì? * Câu hỏi/BT nhận biết gắn với thực tiễn - Mô tả : nhìn /nghe để nhận ra KT, KN đã học qua 1 bối cảnh, tình tiết, hoặc hoàn cảnh, điều kiện,... Thông qua đó, HS có thể nhận ra, mô tả, trình bày lại,... kiến thức, kĩ năng có liên quan các em đã được học. - Câu hỏi/BT có thể được diễn đạt bằng các động từ: nhận dạng, liệt kê, thống kê, kể tên, sắp xếp lại, nhớ lại, ghi nhớ, trình bày, mô tả lại,… - Có thể ĐG các NL : NL nhận thức các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị - xã hội, NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông * ? VÍ DỤ: Hãy cho biết 4 biểu hiện về siêng năng, kiên trì trong học tập ở học sinh Câu hỏi y/c HS nhớ lại các biểu hiện đã học về siêng năng, kiên trì (ở lớp 6) * * VÍ DỤ: Quan sát các bức ảnh sau đây và cho biết bức ảnh nào mô tả cuộc sống trong chiến tranh, bức ảnh nào mô tả cuộc sống trong hòa bình? Theo em, thế nào là hòa bình? ? Câu hỏi/ BT thông hiểu gắn với thực tiễn có đặc điểm gì ? * Câu hỏi/ BT thông hiểu gắn với thực tiễn Mô tả: Những câu hỏi/bài tập này, có khả năng kiểm tra đánh giá được mức độ hiểu ý nghĩa và giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các nội dung đã học. Câu hỏi/ bài tập có thể diễn đạt bằng các động từ: Chứng minh; giải thích; làm sáng tỏ; vì sao; tóm tắt lại... Hướng ĐG các NL: NL nhận thức các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị - xã hội, NL đánh giá (tư duy phê phán), NL quản lí, NL trách nhiệm, NL sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo,... * ? VÍ DỤ: Hãy giải thích vì sao con người mong muốn được sống hoà bình? Nêu 1 ví dụ để chứng minh Câu hỏi y/c HS hiểu ý nghĩa của Hòa bình đã học (ở lớp 9) mới có thể giải thích và nêu được ví dụ. * * VÍ DỤ: Đây là biểu tượng của tổ chức ASEAN. Em hiểu gì về tổ chức này? Vì sao tổ chức ASEAN cần phải ra đời? Việt Nam tham gia tổ chức này khi nào? ? Câu hỏi/BT vận dụng, thực hành có đặc điểm gì? * Câu hỏi/BT vận dụng, thực hành - Mô tả: Loại câu hỏi/bài tập này, kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế; hoặc định hướng HS vận dụng/thực hành kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn. - Câu hỏi/bài tập có thể được diễn đạt bằng các từ như: thực hiện, làm gì, vận dụng, áp dụng, rèn luyện, lập kế hoạch, điều tra, đề xuất,có cách làm/phương án nào khác, dự báo, điều gì sẽ xảy ra tiếp, có thể dẫn tới hậu quả gì,... v.v.... - Những câu hỏi/bài tập này hướng tới ĐG năng lực: NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán, NL quản lí, NL trách nhiệm, NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ,... ? VÍ DỤ: Em hãy liên hệ xem bản thân còn biểu hiện nào chưa tự tin? Hãy nêu biện pháp rèn luyện để khắc phục biểu hiện đó (Câu hỏi y/c HS vận dụng và thực hành KT đã học (ở lớp 7). * * VÍ DỤ Hiện nay chiến tranh còn xảy ra ở một số nơi trên thế giới. Chiến tranh đã gây ra sự bất hạnh cho nhiều trẻ em, gia đình và quốc gia họ. a/ Hãy nêu 3 việc học sinh có thể làm để thể hiện thái độ hòa bình, mong muốn đoàn kết giữa các dân tộc b/ Nếu em được đại diện cho HS Việt Nam tham dự trại hè thiếu nhi Quốc tế, em sẽ làm gì để quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam? THỰC HÀNH THEO NHÓM - Nhiệm vụ của mỗi nhóm, viết : 1 Câu hỏi/bài tập nhận biết gắn với thực tiễn 1 Câu hỏi/ bài tập thông hiểu gắn với thực tiễn 1 Câu hỏi/bài tập vận dụng, thực hành. - Thời gian thực hiện : 30 phút * HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC CÁC CHỦ ĐỀ TRONG MÔN GDCD. * Báo cáo kết quả đọc tài liệu 1. Mục đích biên soạn các câu hỏi/bài tập theo định hướng phát triển năng lực theo từng chủ đề. (tr.100) 2. Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập theo định hướng phát triển năng lực 1 chủ đề. (tr.101) * * MỤC ĐÍCH CỦA BIÊN SOẠN CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC - nhanh chóng lựa chọn các chuẩn cần kiểm tra, những câu hỏi, bài tập đã có từ mỗi chủ đề để xây dựng các đề kiểm tra kết quả học tập của HS theo chuẩn và định hướng đầu ra. - xây dựng ngân hàng câu hỏi bài tập, phục vụ biên soạn nhiều đề kiểm tra đánh giá. - sử dụng cho công việc tổ chức hoạt động dạy học từng chủ đề. - sử dụng cho việc HS thực hành kiến thức, kĩ năng đã học sau mỗi chủ đề học tập. * Quy trình biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của một chủ đề Bước 1. Xác định chuẩn kiến thức, KN, thái độ Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ (KT, KN, TĐ) môn GDCD và đối chiếu với tài liệu Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD, cấp THCS (TL Hướng dẫn giảm tải) của Bộ để xác định KT, KN, TĐ của chủ đề. * Bước 2. Xác định những NL có thể ĐG Căn cứ vào hệ thống năng lực chung và các năng lực chuyên biệt của bộ môn GDCD để xác định những năng lực có thể đánh giá. Ví dụ : Đọc các chuẩn của chủ đề Giữ chữ tín, có các NL cần hướng tới là NL giải quyết vấn đề, NL đánh giá và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, LN ngôn ngữ, NL sáng tạo,... * Bước 3. XD bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt * Cơ sở để xây dựng bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi chủ đề là dựa vào tiêu chí hóa chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn GDCD. * XD bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi chủ đề * Bảng mô tả * .Bước 4. Biên soạn hệ thống câu hỏi/bài tập + Tìm bối cảnh phù hợp không chỉ với nội dung, kĩ năng, thái độ định kiểm tra đánh giá mà còn phải phù hợp với đối tượng HS và đặc điểm địa phương, tình hình đất nước,... + Xác định loại câu hỏi/bài tập + Viết câu hỏi/bài tập theo đúng mức độ yêu cầu của từng chuẩn gắn với thực tiễn. * Lưu ý :Mỗi câu hỏi/bài tập có thể tương ứng với 1 hoặc 2 chuẩn, nhưng cũng có thể chỉ thực hiện 1 yêu cầu nào đó trong 1 chuẩn. * . Bước 5. Kiểm tra lại hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả * * BƯỚC 6: Chỉnh sửa lại hệ thống câu hỏi/ bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả. * Lưu ý : Bước 5, 6 thực hiện trong quá trình biên soạn hệ thống câu hỏi/bài tập nhưng có thể không thể hiện ở văn bản sản phẩm cuối cùng * * BƯỚC 7: Nêu phương pháp và kĩ thuật dạy học đối với chủ đề: - Phương pháp: Dạy học nhóm; Nêu vấn đề; Dạy học dự án… Xây dựng các hoạt động học trong chủ đề + Mục đích hoạt động + Nội dung hoạt động + PP, kĩ thuật tổ chức + Thời gian và hình thức tổ chức hoạt động: (trên lớp, ngoài lớp, ở nhà….) Làm việc cá nhân - Đọc ví dụ minh họa (Chủ đề 1, 2 trang 107-122) trong mục 3.3. * * YÊU CẦU XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Bước 8. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Bước 7. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án), thang điểm Bước 5. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) Bước 3. Xác định những năng lực có thể đánh giá và hướng tới: Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Bước 2. Xác định chuẩn KT-KN-TĐ chương trình hiện hành Bước 4:Xác định hình thức đề kiểm tra Bước 6. Biên soạn câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực theo ma trận
File đính kèm:
- KIEM TRA DANH GIA THEO DINH HUONG PHAT TRIEN NANG LUC MON GDCD.ppt