Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học nội dung về câu trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3
2. 3. 2.2. Đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập để củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong bài tập và rút kinh nghiệm để thực hiện tốt các bài tập có dạng tương tự.
- Nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập trong giao tiếp và sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào học các môn học khác và vận dụng thực tiễn cuộc sống.
2. 3. 3. Biện pháp thứ ba: Thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới
Thiết kế kế hoạch dạy học (soạn bài) là việc chuẩn bị quan trọng nhất cho giờ lên lớp vì đó là bản thiết kế cụ thể, chi tiết cho một ngày lao động của mỗi giáo viên.
Thiết kế cần ngắn gọn nhưng đủ thông tin, chú trọng tập trung vào người học; đổi mới phương pháp soạn bài để dạy phân hoá đối tượng học sinh; dự kiến được các tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy và biện pháp xử lí tình huống nảy sinh. Một thiết kế gọn, rõ, sát mục tiêu sẽ đảm bảo phần lớn cho sự thành công của tiết dạy.
hoặc tìm những bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (Cái gì, Con gì?, Là gì?( là ai?, là cái gì?, là con gì?).... Dạng bài tập này học sinh đã được làm quen ở lớp 2 nhưng tăng dần mức độ khó và phát triển tư duy ở mức cao hơn. b.2 - Đặc trưng và yêu cầu của kiểu câu: Ai làm gì? Kiểu câu Ai làm gì? có thể được dùng để miêu tả hoạt động của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Kiểu câu Ai làm gì? Có vị ngữ do động từ hoặc cụm động từ tạo thành. VD: Vị ngữ là động từ: Tôi đọc sách. Vị ngữ là cụm động từ: Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi. Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa. Đây là một đặc điểm hình thức có thể được sử dụng để phân biệt với kiểu câu Ai là gì?. VD: Tôi không đọc sách. Chủ ngữ trong câu Ai làm gì? cũng có thể là một từ hoặc cụm từ. VD: Chủ ngữ là một từ: Bò gặm cỏ. Chủ ngữ là cụm từ: Đàn bò nhà bác Xuân đang gặm cỏ. Học kiểu câu Ai làm gì? HS cần đạt được các yêu cầu: Ôn tập và đặt được các câu hoàn chỉnh theo mẫu; Biết cách đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu hoặc tìm những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi: Ai? ( Con gì?), Làm gì? * Chú ý: Câu Ai làm gì ? kể về hoạt động của người hoặc động vật nên khi chủ ngữ phi động vật thì câu đó nhất định không thuộc kiểu câu Ai làm gì ?Vị ngữ trong câu Ai làm gì bao giờ cũng là động từ chỉ hoạt động. b.3 - Đặc trưng và yêu cầu của kiểu câu Ai thế nào? Câu Ai thế nào ? dùng để miêu tả trạng thái, đặc điểm hay tính chất của chủ thể. Kiểu câu Ai thế nào ? có vị ngữ do tính từ (cụm tính từ) hoặc động từ chỉ trạng thái hay cụm chủ vị tạo thành.VD: Vị ngữ là tính từ: Cái ghế này cao. Vị ngữ là cụm tính từ: Cái ghế này cao quá. Hoa giấy đẹp một cách giản dị Vị ngữ là cụm chủ vị: Cái ghế này chân cao lắm. Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa. Đây là một đặc điểm hình thức có thể được sử dụng để phân biệt với kiểu câu Ai là gì? VD: Cái ghế này không cao. Em chưa ngoan. Chủ ngữ trong câu Ai thế nào? có thể là một từ hay một cụm từ. VD: Chủ ngữ là một từ: Em chưa ngoan. Chủ ngữ là cụm từ: Cái ghế này cao quá. Yêu cầu kiến thức kĩ năng đối với kiểu câu Ai thế nào?, HS cũng cần đạt được yêu cầu như hai kiểu câu đơn trần thuật trước, cụ thể là: Ôn tập và đặt được các câu hoàn chỉnh theo mẫu; Biết cách đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu hoặc tìm những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Ai? (cái gì?, con gì?), Thế nào? Ba mẫu câu cơ bản này học sinh sẽ được tiếp tục học kĩ và sâu ở lớp 4 với các kiểu câu chia theo mục đích nói: Câu kể Ai là gì?, Câu kể Ai làm gì? và Câu kể Ai thế nào? Như vậy, ba mẫu câu trên khác nhau chủ yếu ở bộ phận vị ngữ: Trong câu Ai là gì? thì vị ngữ phải bắt đầu bằng chữ là. Trong câu Ai làm gì? thì vị ngữ phải bắt đầu bằng động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động. Trong câu Ai thế nào? thì vị ngữ là tính từ (cụm tính từ) hoặc động từ (cụm động từ) chỉ trạng thái. Nếu không nghiên cứu kĩ thì giáo viên không thể thấy được đặc điểm của các kiểu câu cơ bản và mức độ yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp Hai, lớp Ba và lớp Bốn, nhất là đối với học sinh lớp Ba, để hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức và rèn kĩ năng theo yêu cầu bài học. Ngoài việc nắm chắc nội dung chương trình, cấu trúc của các kiểu câu, giáo viên cũng cần phân biệt được các dạng bài tập về câu được trình bày trong sách giáo khoa lớp Ba. Nhìn chung nội dung kiến thức về ba mẫu câu cơ bản ở lớp Ba có các dạng bài tập sau: 2. 3.1.2. Các dạng bài tập cụ thể: Dạng 1: Tìm bộ phận câu trả lời cho những câu hỏi nhất định. VD: 1) Bài tập 2 (TV3 - tập 1 trang 16): Tìm các bộ phận của câu - Trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?” - Trả lời câu hỏi “Là gì?” a. Thiếu nhi là măng non của đất nước. b. Chúng em là học sinh tiểu học. c. Chích bông là bạn của trẻ em. 2) Bài tập 3 (TV3-tập 1 trang 66): Tìm các bộ phận câu: - Trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?” - Trả lời câu hỏi “Làm gì?” a. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. b. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. c. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi. 3) Bài tập 3 (TV3 - tập 1 trang 117): Tìm bộ phận của câu: - Trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì?” - Trả lời câu hỏi “Thế nào?” a. Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. b. Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê. c. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Dạng 2: Đặt câu hỏi cho từng bộ phận của câu. VD: 1) Bài tập 3 (TV3- tập 1 trang 16): Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm: a. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam. b. Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc. c. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam. 2) Bài tập 4 (TV 3 tập 1 trang 66): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a. Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. b. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút. c. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng 3) Bài tập 2 (TV 3 tập 1 trang 69-Ôn tập tiết 2): Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây: a. Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường. b. Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập. 4) Bài tập 2 (TV 3 tập 1 trang 70-Ôn tập tiết 4): Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây: a. Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa. b. Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ. Dạng 3: Đặt câu theo mẫu. VD: 1) Bài tập 3 ( TV 3-tập 1, trang 33): Dựa theo nội dung các bài tập đọc đã học ở tuần 3, 4, hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về: Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len. Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ. Bà mẹ trong truyện Người mẹ. Chú chim sẻ trong truyện Chú sẻ và bông hoa bằng lăng. 2) Bài tập 2 (TV 3 tập 1 trang 69- Ôn tập tiết 3): Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? 3) Bài tập 3 (TV 3 tập 1 trang 71- Ôn tập tiết 5): Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì? 4) Bài tập 2 (TV 3 tập 1 trang 145): Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả: a. Một bác nông dân. b. Một bông hoa trong vườn. c. Một buổi sớm mùa đông. 5) Bài tập 4 (TV 3 tập 1 trang 90): Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì? - Bác nông dân, Em trai tôi, những chú gà con, đàn cá. 2. 3. 2. Biện pháp thứ hai: Tổ chức dạy học sao cho học sinh làm việc tích cực để tìm ra kiến thức về câu. 2. 3. 2.1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Giáo viên có thể tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK theo các bước sau: Bước 1: Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập: Giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ đề bài, tìm xem bài tập cho gì, yêu cầu làm gì, rồi gạch dưới các từ quan trọng để học sinh dễ dàng nhận ra yêu cầu của bài tập Bước 2: Tuỳ từng bài tập, giáo viên có thể cho HS chữa một phần để làm mẫu, giúp học sinh định hướng rõ ràng hơn trong việc làm bài tập. Bước 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập: dưới hình thức cá nhân hoặc theo nhóm....: Để học sinh làm bài tập đạt hiệu quả thì giáo viên phải chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học thích hợp như tranh ảnh, bảng lớp, bảng phụ, phấn màu, bút dạ, sách vở....đặc biệt là vở bài tập Tiếng Việt rất tiện lợi và hiệu quả. Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra kiến thức cần nhớ. 2. 3. 2.2. Đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối. - Hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập để củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong bài tập và rút kinh nghiệm để thực hiện tốt các bài tập có dạng tương tự. - Nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập trong giao tiếp và sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào học các môn học khác và vận dụng thực tiễn cuộc sống. 2. 3. 3. Biện pháp thứ ba: Thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới Thiết kế kế hoạch dạy học (soạn bài) là việc chuẩn bị quan trọng nhất cho giờ lên lớp vì đó là bản thiết kế cụ thể, chi tiết cho một ngày lao động của mỗi giáo viên. Thiết kế cần ngắn gọn nhưng đủ thông tin, chú trọng tập trung vào người học; đổi mới phương pháp soạn bài để dạy phân hoá đối tượng học sinh; dự kiến được các tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy và biện pháp xử lí tình huống nảy sinh. Một thiết kế gọn, rõ, sát mục tiêu sẽ đảm bảo phần lớn cho sự thành công của tiết dạy. Song song với việc chuẩn bị bài dạy là việc chuẩn bị đồ dùng dạy học như tranh ảnh, bản đồ, phấn màu, bảng phụ, bảng nhóm, vở bài tập...phục vụ cho bài dạy. Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học khoa học, hợp lý sẽ đảm bảo thời gian, tiến độ của bài học, góp phần không nhỏ vào sự thành công của bài học. 2. 3. 4. Biện pháp thứ tư: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác kiến thức và rèn kĩ năng cơ bản theo yêu cầu của bài học Đây là biện pháp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học trong nhà trường. Về phương pháp dạy học ở mỗi bài, GV tổ chức cho HS lần lượt giải các bài tập theo các bước chung như phần trên đã trình bày. Tuy nhiên, với từng bài cụ thể, GV có thể linh hoạt vận dụng các hình thức tổ chức và sử dụng có hiệu quả các kĩ thuật dạy học tích cực giúp HS củng cố kiến thức, rút ra những điểm cần khắc sâu về nội dung sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nói chung và các bài về câu nói riêng, các kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng là: kĩ thuật lắng nghe và trả lời tích cực, kĩ thuật nghe hỏi và thực hiện, kĩ thuật động não ( động não miệng, động não viết), kĩ thuật tranh luận - ủng hộ - phản đối, kĩ thuật khăn trải bàn, ............. 3. 4.1/ Đối với kiểu câu: Ai là gì? VD: Bài tập 2 (TV3, tập 1-trang16): Tìm các bộ phận của câu - Trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?” - Trả lời câu hỏi “Là gì?” a. Thiếu nhi là măng non của đất nước. b. Chúng em là học sinh tiểu học. c. Chích bông là bạn của trẻ em. Với bài tập này, giáo viên có thể chọn một trong hai kĩ thuật như sau: + Sử dụng kĩ thuật “Lắng nghe và thực hiện”: Cho HS đọc để hiểu yêu cầu của bài. GV nêu cách làm bài: gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai?” Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Là gì ?”. Sau đó GV đưa ra bảng phụ có chép cả 3 câu văn, gọi 2 HS lên bảng. Thực hiện với câu 1: 1 HS hỏi, 1 HS dùng phấn gạch chân bộ phận của câu. Đến câu 2 lại gọi 2 HS khác; ...... + Sử dụng kĩ thuật XYZ: X = 3 (là số HS trong mỗi nhóm), Y = nửa phút, Z = 1 (là số câu mỗi bạn phải thực hiện). GV chia nhóm 3, phổ biến cách làm việc rồi phát phiếu cho các nhóm (trong đó có 2 phiếu to). Hết thời gian quy định, GV treo 2 phiếu to lên chữa bài... Bài tập 3 (TV3, tập 1-trang16): Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm: a. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam. b. Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc. c. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam. GV nên sử dụng kĩ thuật “Lắng nghe và trả lời tích cực”: GV nêu yêu cầu của bài tập. Sau đó cho HS nhìn SGK (Có thể chép các câu văn ra bảng phụ). Thực hiện từng câu văn a,b,c: GV nêu yêu cầu, HS đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. Khi dạy học hai bài tập trên, với HSTB chỉ cần giải quyết yêu cầu như SGK. Nhưng với học sinh khá giỏi, GV nên ra thêm yêu cầu: So sánh sự khác nhau giữa hai bài tập này. HS sẽ thấy được: Các câu trong hai bài tập đều được viết theo mẫu Ai là gì? nhưng bài tập 2 yêu cầu: Tìm các bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi Ai?(Cái gì?, Con gì?) Là gì?. Còn bài tập 3 lại yêu cầu ngược lại: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm, tức là đặt câu hỏi Ai (Cái gì, con gì)? và Là gì?cho bộ phận của câu. Cuối cùng cũng cần chốt lại cho học sinh kiến thức về đặc điểm riêng của kiểu câu Ai là gì? gồm hai bộ phận: - Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì? con gì?) thường là những từ (cụm từ) chỉ sự vật và thường đứng ở vị trí đầu câu. - Bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? gồm có từ là kết hợp với từ (cụm từ) cũng chỉ sự vật và thường đứng ở cuối câu. Có thể tóm tắt mẫu câu này bằng mô hình cấu tạo câu như sau: Ai (cái gì, con gì?) / là gì? (Từ hoặc cụm từ chỉ sự vật) (Là + từ hoặc cụm từ chỉ sự vật). Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu tác dụng của kiểu câu Ai là gì? (Dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tượng) Nắm được đặc điểm của kiểu câu này, HS dễ dàng vận dụng để đặt câu theo mẫu này và làm các bài tập tương tự một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác, như bài tập 3 (TV3-Tập 1- trang 33): Dựa theo nội dung các bài tập đọc đã học, hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì? để nói về: Bạn Tuấn trong chuyện Chiếc áo len. Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ. Bà mẹ trong chuyện Người mẹ. Chú chim sẻ trong chuyện Chú sẻ và bông hoa bằng lăng. Học sinh không chỉ đặt câu đúng mà nhiều học sinh có thể đặt câu hay và đặt được nhièu câu khác nhau. VD: - Câu dùng để giới thiệu: Tuấn là anh của Lan. - Câu dùng để nêu nhận xét, đánh giá: Tuấn là người con ngoan. Hoặc Tuấn là người con hiếu thảo. 4.2/ Kiểu câu: Ai làm gì? Cách dạy kiểu câu này cũng tương tự như cách dạy kiểu câu Ai là gì?, cũng tuân theo các bước chung. Song với mỗi bài tập cũng cần ôn tập củng cố khắc sâu kiến thức. VD: Bài tập 3 (TV 3 tập 1 trang 66): Tìm các bộ phận của câu: - Trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?. - Trả lời câu hỏi “Làm gì?”. a. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. b. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. c. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi. Có thể sử dụng 2 kĩ thuật dạy học đã nêu ở BT3 mục 4.1. Ngoài ra. GV có thể sử dụng kĩ thuật “Tia chớp” vì đến giai đoạn này, HS đã thông thạo nhận diện ba kiểu câu kể. Tiến hành như sau: GV gọi trước khoảng 6-8 HS đứng lên. Sau đó GV lần lượt nêu từng yêu cầu, HS nào nghĩ ra trước sẽ nói nhanh (như chớp) câu trả lời của mình. Kết thúc bài tập, giáo viên củng cố kiến thức bằng câu hỏi: (?) Từ “Đàn sếu” trả lời cho câu hỏi nào? Thuộc loại từ chỉ gì ? (sự vật) (?) Cụm từ “đang sải cánh trên cao” kể về việc gì ? (hoạt động của đàn sếu) Bài tập 4 : Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân (in đậm): a. Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. b. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút. c. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng. Có thể sử dụng nhiều kĩ thuật, nhưng hay nhất là sử dụng kĩ thuật “Động não(viết)” Tiến hành như sau: + GV cho HS đọc và phân tích yêu cầu của bài tập. + GV chia nhóm từ 4- 6 học sinh, mỗi nhóm sẽ thực hiện một câu. GV phát phiếu cho từng học sinh, trên phiếu có ghi rõ nội dung từng câu. HS suy nghĩ cá nhân và viết nhanh câu hỏi vào phiếu theo yêu cầu bài tập. Sau thời gian 1-2 phút, nhóm trưởng sẽ thu phiếu và tập hợp nhanh các phương án đặt câu hỏi của nhóm mình. Các nhóm đọc câu hỏi đặt đượ của nhóm mình, HS các nhóm khác nhận xét , bổ sung. Giải quyết xong bài tập 4, học sinh lại một lần nữa được củng cố thêm kiến thức về mẫu câu Ai làm gì?; cách đặt, đọc, viết câu hỏi; cách tìm các bộ phận chính của câu. Tuy vậy cũng cần chú ý sửa cho học sinh cách diễn đạt đúng với ngôn ngữ giao tiếp. Ở VD (a), nếu học sinh đặt câu hỏi: Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân? thì giáo viên có thể cho học sinh tự nhận xét và sửa lại: Những ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân? vì đây không chỉ một bạn học trò mà là mấy bạn học trò. Hay ở VD (b) nếu có học sinh đặt câu hỏi: Mẹ tôi làm gì? GV phải sửa cho các em thay đổi ngôi thứ khi hỏi: Mẹ bạn làm gì? mới phù hợp. Kết thúc BT 3, 4, giáo viên nên củng cố kiến thức bằng các câu hỏi sau: BT 3 và BT 4 giúp em ôn tập mẫu câu nào? (Ai làm gì?) Câu Ai làm gì? gồm mấy bộ phận? Là những bộ phận nào? (Câu Ai làm gì? gồm hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Ai (con gì)? thường đứng ở đầu câu; bộ phận thứ hai trả lời câu hỏi Làm gì? thường đứng ở cuối câu. Viết mô hình cấu tạo mẫu câu này: Ai (cái gì?, con gì?) / làm gì? (Từ, cụm từ chỉ sự vật) (Từ, cụm từ chỉ hoạt động) - Nêu tác dụng của kiểu câu Ai làm gì? (Dùng để miêu tả hoạt động của người, vật...) - So sánh sự khác nhau giữa hai mẫu câu: Ai là gì? và Ai làm gì? ( Giống nhau ở bộ phận thứ nhất: cùng là từ hoặc cụm từ chỉ sự vật và thường đứng ở đầu câu., khác nhau ở bộ phận thứ hai: Là + từ hoặc cụm từ chỉ sự vật (Câu Ai là gì?) hoặc Từ, cụm từ chỉ hoạt động (Câu Ai làm gì?) Như vậy học sinh một lần nữa được củng cố về hai mẫu câu này một cách chắc chắn, bền vững. 4.3/ Kiểu câu: Ai thế nào? Mẫu câu này HS bắt đầu được ôn tập trong tuần 14 qua BT 3 (trang 117): Tìm bộ phận của câu: Trả lời câu hỏi “Ai (con gì, cái gì?)”. Trả lời câu hỏi “Thế nào”? Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Vì có câu b và câu c là câu khó (vì chủ ngữ có định ngữ đi kèm – theo cách hiểu của GV) nên GV chia nhóm 4 theo trình độ và dùng kĩ thuật khăn trải bàn. Nhóm TB-yếu làm câu a, các nhóm khá làm câu b, nhóm HS giỏi làm câu c. Viết ý kiến cá nhân Viết ý kiến cá nhân Viết ý kiến cá nhân Viết ý kiến cá nhân Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề Cách tiến hành; Giáo viên chia nhóm 4- 6, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 có chia sẵn phần chính giữa và các phần xung quanh theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết ý kiến của mình vào phần cạnh của" khăn trải bàn". Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra ý kiến chung nhất và viết vào phần chính giữa của " khăn trải bàn" Khi củng cố kiến thức, giáo viên nên ra thêm yêu cầu bằng các câu hỏi: Tìm từ chỉ đặc điểm trong từng câu? Nhận xét về đặc điểm của mẫu câu này? So sánh với hai mẫu câu đã học? Ai (cái gì, con gì?) / là gì? (Từ hoặc cụm từ chỉ sự vật) (Là + từ hoặc cụm từ chỉ sự vật). - Tác dụng của kiểu câu Ai là gì: Dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận xét, đánh giá về một người, sự vật. Ai (cái gì?, con gì?) / Làm gì? (Từ, cụm từ chỉ sự vật) (Từ hoặc cụm từ chỉ hoạt động) - Tác dụng của kiểu câu Ai làm gì?: Dùng để miêu tả hoạt động của người, vật... Ai (cái gì?, con gì?) / Thế nào? (Từ, cụm từ chỉ sự vật) (Từ hoặc cụm từ chỉ đặc điểm, trạng thái) - Tác dụng của kiểu câu Ai thế nào?: Dùng để miêu tả trạng thái, đặc điểm của người, sự vật. Như vậy học sinh nắm bài rất chắc chắn về ba mẫu câu cơ bản này: Giống nhau ở bộ phận chính thứ nhất đều là từ (cụm từ) chỉ người, sự vật và trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì, con gì?”; Khác nhau ở bộ phận chính thứ hai với đặc điểm riêng, khác biệt của mỗi kiểu câu. Khi đó trong các tiết tăng của buổi 2 giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật dạy học "Bản đồ tư duy" để giúp học sinh củng cố khắc sâu về 3 mẫu câu đã học. Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 có vẽ sẵn các ô và các nhánh, yêu cầu các nhóm thảo luận, điền từ vào ô trống để hoàn thiện bản đồ tư duy với chủ đề trung tâm là " 3 kiểu câu " Vận dụng kiến thức này, học sinh dễ dàng làm những bài tập khác có liên quan đến việc tìm các bộ phận câu hoặc đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm, gạch chân hay dạng bài tập đặt câu theo ba mẫu câu cơ bản một cách nhanh chóng, chính xác. Học sinh không chỉ đặt câu đúng mẫu theo yêu cầu mà còn có khả năng đặt câu hay, giàu hình ảnh. Ngoài ra, học sinh còn nhận ra đặc điểm của mỗi kiểu câu ở các bài tập chọn các từ ngữ thích hợp ở cột A và B để ghép thành câu hay bài tập yêu cầu học sinh đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau......để vận dụng làm bài tập một cách chính xác. * Ngoài 3 kiểu câu trên đã nêu còn có các dạng bài tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi: Khi nào?; Ở đâu?; Như thế nào?; Vì sao?; Để làm gì?; Bằng gì? Mục đích của kiểu bài này là dạy học sinh cách dùng trạng ngữ của câu. Đây không phải là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu như các mẫu câu cơ bản đã học. Những thành phần này được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện thực hiện những điều được nói trong câu. Yêu cầu đối với lớp 3 khi học về những bộ phận này là ôn lại cách đặt và trả lời câu hỏi đã học ở lớp 2 và học thêm cách đặt và trả lời câu hỏi “Bằng gì?” (hỏi về phương tiện thực hiện những điều được nói trong câu). Yêu cầu này được thực hiện thông qua các bài tập thực hành được bố trí ở học kì II, xen kẽ với bài tập về từ và dấu câu. SGK đưa ra những loại bài tập sau: Trả lời câu hỏi.
File đính kèm:
- chuyen_de_nang_cao_chat_luong_day_hoc_noi_dung_ve_cau_trong.doc