Chuyên đề Tìm hiểu một vài nét nghệ thuật miêu tả trong truyện Kiều của Nguyễn Du

 I. Vài nét khái quát về Truyện Kiều

 1.Vị trí của Truyện Kiều

 2. Nguồn gốc của Truyện Kiều.

 3. Giá trị của Truyện Kiều

II. Vài nét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều.

1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.

1.1.Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trực tiếp.

1.2.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật.

2.1.Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.

2.2. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả thực.

2.3. Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động.

2.4. Miêu tả nội tâm nhân vật

a. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự

b. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại

c. Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

 

ppt79 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu một vài nét nghệ thuật miêu tả trong truyện Kiều của Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 ngọn cỏ lại khác nhau: khi chị em Thúy Kiều náo nức đi chơi xuân thì “Cỏ non xanh tận chân trời”; khi gặp mộ Đạm Tiên - một cô ca kĩ “hồng nhan bạc mệnh” thì ngọn cỏ lại “nửa vàng, nửa xanh”. Còn ở đây thì ngọn cỏ lại “dầu dầu” trải dài đến tận chân trời, tạo cảm giác rợn ngợp, tăng thêm sự lạnh lẽo, nhỏ bé, hiu quạnh và cô đơn của Thúy Kiều nơi đất khách quê người. Cảnh chứa đựng một nỗi buồn vô vọng.	Nhìn xung quanh: một cơn gió cuốn trên mặt duềnh với tiếng sóng “ầm ầm”, “kêu” quanh ghế ngồi. Nghệ thuật nhân hóa sóng “kêu” chứ không phải sóng vỗ bờ, xô bờ, ... Đó là tiếng gào thét điên khùng của sóng gió biển khơi đang thình lình nổi bão tố phong ba, nhưng cũng chính là tiếng thét gào nổi loạn và tuyệt vọng trong mặc cảm cô đơn, nàng Kiều trong mắt bão, trước phong ba. Phần nào, Kiều đã linh cảm thấy số phận long đong, phiêu dạt “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” mà nàng sắp phải trải qua.	Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” được điệp lại bốn lần ở đầu các câu lục, nhằm nhấn mạnh nỗi buồn nhiều vẻ của Thúy Kiều. Bốn cảnh vật là bốn nỗi buồn khác nhau của nàng. Nỗi buồn bủa vây tứ phía không cho nàng lối thoát: nhìn ra xa nơi cửa bể; nhìn lên trên nơi ngọn nước mới sa; nhìn xuống dưới nơi nội cỏ dầu dầu; nhìn xung quanh với ầm ầm tiếng sóng kêu. Nguyễn Du đã theo sát từng bước chân của Kiều. Ông đã nhìn cảnh vật bằng chính cái nhìn của Kiều. Phủ lên cảnh vật bằng chính tâm trạng của Kiều. Chính vì vậy, ông đã được mệnh danh là nghệ sĩ bậc thầy về miêu tả thiên nhiên và tâm lí nhân vật. Ông đã dành cho nhân vật của mình sự cảm thông sâu sắc. Tóm lại, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du thật phong phú, sinh động. Nghệ thuật ấy chẳng khác gì vẽ một bức tranh thủy mặc, nhiều khi chỉ một ánh hoàng hôn, một ánh trăng, một thảm cỏ, một bông hoa, một dòng nước chảy...cũng thành nhạc, thành thơ. Sự hòa phối màu sắc và cách sắp xếp cảnh vật gần - xa thật tài tình đã đủ lôi cuốn tâm hồn người đọc hòa chung vào cảnh vật. Một điều không thể chối cãi là Nguyễn Du rất yêu cảnh thiên nhiên nên đã thổi vào thiên nhiên một “hồn người” khiến cho không ai đọc thơ tả cảnh thiên nhiên của ông mà không bồi hồi tấc dạ. Giá trị văn chương tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt tới mức tinh diệu. Chỉ riêng lĩnh vực tả cảnh không thôi, cũng đủ để Truyện Kiều xứng đáng là một tác phẩm văn chương hay nhất trong kho tàng văn học nước nhà. Học giả Đào Duy Anh nhận xét về “Truyện Kiều”: “Chúng ta sở dĩ yêu chuộng Truyện Kiều không phải nó có thể làm quyển sách luân lí cho đời, mà chỉ vì trong sách ấy, Nguyễn Du đã dùng những lời văn kì diệu để làm rung động hồn ta” (Khảo luận về Kim Vân Kiều).1.2. Tả cảnh ngụ tình2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. Nhìn chung, Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật của mình theo phương pháp truyền thống: chia nhân vật thành hai tuyến chính diện và phản diện. Nhân vật chính diện được miêu tả theo lối lý tưởng hóa, bằng phương pháp ước lệ tượng trưng. Còn nhân vật phản diện lại được khắc họa theo lối tả thực. Mỗi người đều đạt đến sự điển hình hóa cao độ. Vì thế nhiều nhân vật trong tác phẩm “Truyện Kiều” đã bước ra từ trong trang sách để sống với cuộc đời thực, trở thành chuẩn mực để người ta đánh giá con người. Dưới đây, tôi sẽ đề cập đến một số nghệ thuật miêu tả nhân vật theo hai tuyến như trên.2.1. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. 	Trong văn thơ cổ, người ta thường dùng các chuẩn mực có sẵn, có tính qui phạm, chữ nghĩa khuôn mẫu, dùng những hình ảnh thiên nhiên để miêu tả ngoại hình nhân vật. Những hình ảnh thiên nhiên này thường tượng trưng cho sự thanh cao, quý phái. Thông thường, người xưa lấy tứ quí về vật: Long - Ly - Qui - Phượng . Về cây : Tùng - Cúc - Trúc - Mai. Về người: Ngư - Tiều - Canh - Mục. Nói đến mùa xuân thì không quên hoa đào, hoa mai, chim én. Nói đến mùa thu thì phải có sương sa, lá ngô đồng rụng. Tả chàng trai là phải có mày râu. Tả cô gái thì nghĩ ngay đến cỏ bồ và cây liễu. Tả tráng sĩ thì dưới nguyệt mài gươm.... Đối với Nguyễn Du, ông vừa tuân thủ vừa vượt qua tính khuôn mẫu có sẵn, vận dụng sáng tạo hệ thống hình ảnh thiên nhiên vào tác phẩm của mình. Tiêu biểu trong các đoạn trích học ở THCS bút pháp ước lệ tượng trưng được Nguyễn Du vận dụng miêu tả nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân (Chị em Thúy Kiều); Chuyên đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm hai nhân vật mà Nguyễn Du yêu mến nữa là Kim Trọng và Từ Hải. 	Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du đã vận dụng triệt để bút pháp này để khắc họa vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ trong cốt cách và trong phẩm cách của hai chị em: “Đầu lòng hai ả Tố Nga,Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.Mai cốt cách tuyết tinh thần,Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.	Tác giả miêu tả khái quát vẻ đẹp chung của hai chị em. Cả hai nàng đều rất xinh đẹp như “Tố nga”. Nhà thơ đã dùng hai hình ảnh ước lệ “mai” để tượng trưng cho cốt cách thanh cao, dịu dàng. Hình ảnh“tuyết” tượng trưng cho sự trắng trong về tinh thần của họ. Cả hai đều có một vẻ đẹp hoàn hảo “mười phân vẹn mười”. Tuy nhiên ở mỗi người lại có một vẻ đẹp khác nhau.2.1. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. 	Khi giới thiệu hai cô gái, Nguyễn Du giới thiệu người chị “Thúy Kiều” trước, cô em “Thúy Vân” sau theo trật tự lễ nghi phong kiến. Nhưng đây là chân dung nghệ thuật nên sau lời giới thiệu chung về hai chị em thì tác giả lại miêu tả Thúy Vân trước Thúy Kiều. Bởi đối với chân dung nghệ thuật, vấn đề hàng đầu là đường nét, màu sắc đậm hay nhạt, nổi bật hay lu mờ. 	ấn tượng bao trùm khi đọc các câu thơ miêu tả Thúy Vân là một vẻ đẹp hài hòa, cân đối:“ Vân xem trang trọng khác vờiKhuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nangHoa cười ngọc thốt đoan trangMây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”	Thúy Vân có một vẻ đẹp trang trọng “ khác vời”, một vẻ đẹp quý phái, tướng của một mệnh phụ phu nhân. Khuôn mặt nàng “khuôn trăng” đầy đặn tươi sáng như trăng rằm. Lông mày của nàng “nở nang”, thanh tú như “mày ngài”. Miệng nàng cười tươi xinh như hoa, một nụ cười duyên dáng. Miêu tả nụ cười này chúng ta cũng đã bắt gặp trong ca dao: “Miệng cười như thể hoa ngâu”, đó là một nét duyên thầm của người phụ nữ. Lời nói của nàng trong trẻo như tiếng ngọc “ngọc thốt”, một lời nói có chất lượng, có giá trị, đúng mực, vừa lòng người nghe. Thật khó có thể thay từ “ thốt” bằng một từ nào khác. Cử chỉ đoan trang, dịu dàng, hiền thục. Tác giả đã sử dụng từ ngữ đặc tả để miêu tả mái tóc của nàng “nước” tóc chứ không phải là “màu” tóc. Từ “nước” chỉ mái tóc suôn, mềm, óng ả, mượt mà, chảy dài. “Mây” đã mềm nhưng vẫn phải “thua” “nước” tóc của Thúy Vân. “Tuyết” đã trắng, mịn màng nhưng vẫn phải“nhường” màu da của nàng.2.1. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.	Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân rất chi tiết cụ thể từ: khuôn mặt, lông mày, miệng cười, nước tóc, màu da. Với hàng loạt các ẩn dụ tươi sáng: trăng, hoa, ngọc, mây, nước để chỉ người con gái đẹp. Chỉ bằng hai từ thua và nhường cho thấy Thúy Vân không chỉ có một vẻ đẹp tươi tắn trẻ trung mà còn kiều diễm, phúc hậu, đoan trang, dự báo trước cuộc đời của Thúy Vân suôn sẻ, hạnh phúc đang mỉm cười dang tay chào đón nàng.	Miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước để làm đòn bẩy miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều. 	Thúy Kiều tác giả không miêu tả cụ thể, chi tiết như Thúy Vân mà chấm phá theo kiểu “điểm nhãn”, cốt nổi bật cái thần vẻ đẹp của nàng, vẻ đẹp đó tập trung vào đôi mắt: “Làn thu thủy nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”	“Thu thủy” (nước hồ mùa thu) tả vẻ đẹp đôi mắt của Thúy Kiều trong sáng, thăm thẳm, mơ màng, huyền diệu, dợn sóng như nước mùa thu có sức cuốn hút mạnh mẽ. Đôi mắt của nàng thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Nhưng sâu thẳm bên trong đôi mắt ấy, ta vẫn thấy ẩn chứa trong đó một nỗi buồn mênh mang. Chính vì vậy, trong một câu thơ khác Nguyễn Du đã viết: “Anh hoa phát tiết ra ngoài,Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa’’. 	“Xuân sơn” (dáng núi mùa xuân) đôi lông mày của nàng thanh tú trên gương mặt trẻ trung tràn đầy sức sống, càng thêm cái hài hòa kiều diễm của một trang tuyệt sắc giai nhân.	Thúy Kiều đẹp hơn cả những gì thiên nhiên ban tặng khiến cho “hoa” phải “ghen” vì “thua” vẻ đằm thắm, xinh tươi của nàng;“liễu” phải “hờn” vì kém vẻ duyên dáng, tràn đầy sức sống của nàng. Thúy Kiều hiện lên là một cô gái có dung nhan rực rỡ, có hồn. Có những vẻ đẹp vô hồn chỉ có nhan sắc, còn riêng Thúy Kiều sắc đẹp của nàng càng làm đẹp thêm cho tâm hồn, trí tuệ. Chính vì vẻ đẹp ấy làm cho Thúy Kiều có sức quyến rũ lạ kỳ. Trời xanh đã ban cho nàng vẻ đẹp cả về tài và sắc thì trời xanh sẽ lại vùi dập nàng, bởi vì trời kia: “đâu có thiên vị người nào, chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai”. Một lần nữa cho ta thấy tài miêu tả của Nguyễn Du trong việc sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, chỉ là miêu tả chân dung nhưng lại dự báo được cả số phận nhân vật.	Tác giả đã dùng những hình tượng thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt, trong trắng, rực rỡ, vững bền như: tuyết- mai, trăng – hoa, mây – tuyết, thu thủy – xuân sơn, hoa – liễu... thể hiện bút pháp cực tả tuyệt đối hóa, lí tưởng hóa nhan sắc, cốt cách của hai chị em Thúy Kiều. 	Khác với Mã Giám Sinh, Kim Trọng xuất hiện trong tiếng “nhạc vàng” là một “ văn nhân” tao nhã, thanh tú, thung dung, dáng vẻ thư sinh, giữa vùng cây cỏ xanh tươi, bầu trời “ thanh minh” trong sáng và diện mạo, màu áo, sắc ngựa, bước đi của chàng như đã làm bừng sáng cả cảnh vật. Với Kim Trọng, ông giới thiệu đầy đủ họ tên, gia thế, địa vị, học thức vẫn dùng nghệ thuật ước lệ tượng trưng:“Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.Nền phú hậu bậc tài danh,Văn chương nết đất thông minh tính trời.Phong tư tài mạo tót vời,Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.”	Trong đó có ba câu được ngắt nhịp cân đối, nhịp nhàng để nhấn mạnh sự tiếp nối của ý thơ với dụng ý nói lên sự phú bẩm rộng rãi của tạo hóa, sự phong phú về tài hoa, về trí tuệ trong “ phong tư tài mạo” cũng như trong ứng xử “ phong nhã” tuyệt vời của chàng. Chân dung Kim Trọng đã được Nguyễn Du miêu tả qua tấm lòng trân trọng và nhìn từ đôi mắt cũng như từ sự rung động của trái tim nàng Kiều. Đây là kiểu chân dung nhân vật trữ tình phổ biến trong thơ Nôm cổ điển.	Nhân vật Từ Hải xuất hiện trước mắt Thúy Kiều và mọi người với tầm vóc và dung mạo khác thường - đặc điểm cơ bản của nhân vật anh hùng:“Râu hùm hàm én mày ngài,Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.”	Ngôn ngữ miêu tả ngoại hình ở đây cũng không vượt ra ngoài tính chất công thức ước lệ, với những chi tiết đã được quan niệm thẩm mỹ phong kiến quy định cho kiểu nhân vật anh hùng. Hai câu thơ:“Đường đường một đấng anh hào,Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.”	Các từ ngữ “côn quyền”, “ lược thao”... đều là những từ ngữ quen thuộc về kiểu nhân vật này. Tác giả miêu tả thiên về công thức, trừu tượng, nhẹ về tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật. 	Cũng như Kim Trọng, Từ Hải thiên về tính chất lí tưởng bởi chí khí, tài năng, kì tích phi thường của chàng. Nhưng bên cạnh bút pháp tả người mang ít nhiều tính ước lệ, công thức, hình tượng Từ Hải còn phảng phất tính sử thi. Nguyễn Du đã dùng những từ ngữ có giá trị tôn vinh, nhịp điệu câu thơ mạnh mẽ khắc họa được đặc điểm phi thường cao đẹp trong phẩm cách lí tưởng, sự xuất chúng và một tâm hồn tình người bình dị của Từ Hải. Từ Hải chính là nhân vật lí tưởng cho khát khao ước mơ của Nguyễn Du về công bằng, tự do. Chàng chính là ánh sao băng rực sáng trên bầu trời đen tối.	Nói tóm lại, cũng là bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng ở mỗi nhân vật lại có những nét khác biệt trong tính cách: Thúy Vân đoan trang, phúc hậu; Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà; Kim Trọng hào hoa, phong nhã; Từ Hải anh hùng, phi thường. Tất cả những nhân vật chính diện này, Nguyễn Du đều dành cho họ những tình cảm trân trọng, quý mến, ông dùng những từ ngữ đẹp đẽ nhất để ca ngợi họ. Đây chính là giá trị nhân văn trong Truyện Kiều. 	Bút pháp này được sử dụng cho những nhân vật phản diện, đó là những nét vẽ chân thực, sinh động có tính cá thể, tạo nên những diện mạo đặc sắc: Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư là những nhân vật tiêu biểu.	Con người họ Mã là nhân vật phản diện xuất hiện trên chặng đường “Tai biến” của Thúy Kiều. Mã Giám Sinh tìm đến nhà Kiều với tư cách người giàu đi hỏi vợ thiếp. Đó là một sự việc bình thường trong xã hội xưa kia. Tuy nhiên, quá trình biến diễn cuộc mua bán là một quá trình bộc lộ logic tính cách của nhân vật hạ lưu và khả ố này. Nguyễn Du không có lời lẽ trực tiếp bình luận đánh giá về nhân vật Mã Giám Sinh nhưng bằng ngôn ngữ nghệ thuật trực diện - Nguyễn Du để nhân vật dần dần bộc lộ bản chất con buôn qua quá trình mua bán. Mã Giám Sinh thuộc loại lái buôn đặc biệt nhất và dã man tàn bạo nhất, bởi loại người này buôn bán thể xác phụ nữ để “Đem về tiếp khách kiếm lời mà ăn.”2.2. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả thực:	Trước hết, là việc tìm hiểu về lai lịch của kẻ mang danh đi hỏi vợ. Thông qua ngôn ngữ nói khi hắn đến làm lễ vấn danh, hắn được giới thiệu là người “viễn khách” (khách ở xa). Lúc ra mắt thì hắn lại trả lời: “ Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”, Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”. Về lai lịch của Mã Giám Sinh thì chúng ta chỉ biết hắn họ Mã, còn “giám sinh” là học sinh trường Quốc Tử Giám hay là một chức quan trong triều đình xưa. Cách trả lời về tên của hắn mập mờ không rõ ràng, chúng ta thấy được sự mờ ám trong đó. Hắn ở “Lâm Tri” mà lại nói ở “Lâm Thanh” cũng gần. Không đàng hoàng trong cách trả lời, chúng ta còn thấy hắn là một kẻ lừa dối. Không chỉ có thế, lời ăn tiếng nói của hắn xấc xược, hỗn hào, cộc lốc, kém văn hóa. Đó không phải là con người tao nhã đi hỏi vợ. Nhưng có lúc con người này lại nói năng hoa mỹ, nhỏ nhẹ, ấy là lúc hắn đã hài lòng về “món hàng” ( Thúy Kiều):“Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều,Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”2.2. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả thực:	Trong cách miêu tả lời ăn tiếng nói của Mã Giám Sinh, Nguyễn Du đã bộc lộ hàm ý mỉa mai, sự lịch thiệp của hắn chỉ là giả tạo nhằm che đậy mục đích xấu xa.	Ngòi bút hiện thực còn được tác giả sử dụng khi miêu tả ngoại hình, diện mạo của tên họ Mã:“Quá niên trạc ngoại tứ tuần,Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”.	Nguyễn Du đã sử dụng từ Hán Vịêt “ ngoại tứ tuần” mang sắc thái trang trọng để hạ bậc tên con buôn này ở hai câu dưới. 2.2. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả thực:	Trang phục của hắn cố làm ra vẻ phong lưu lịch sự, nhưng bên trong đó đã phảng phất tính giả tạo có phần trai lơ, đàng điếm. Miêu tả ngoại hình anh chàng họ Mã nhưng không xác định được chính xác về dung mạo như Kim Trọng và Từ Hải. Miêu tả về Kim Trọng ông đã dùng những từ ngữ thật chính xác, ưu ái:“ Phong tư tài mạo tót vời,Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”.	Về Từ Hải thật oai phong lẫm liệt:“ Râu hùm, hàm én, mày ngàiVai năm tấc rộng, thân mười thước cao”.	Tác giả chỉ chú trọng miêu tả phục sức bề ngoài của tên họ Mã già mà cố tô cho thành trẻ, là con buôn nhưng lại mượn vẻ phong lưu của một công tử hào hoa đi hỏi vợ. Những từ “nhẵn nhụi, bảnh bao” đi kèm với nhau trong một câu thơ tạo ra sự đối xứng, cân đối giữa hai vế hé lộ hàm ý mỉa mai, chế giễu của người kể chuyện. Còn trong “Kim Vân Kiều truyện” Thanh Tâm Tài Nhân chỉ giới thiệu qua nhưng là một lời miêu tả khá ưu đãi với Mã Giám Sinh; “Mụ Hàm nói xong đi ra, hồi lâu đưa mấy người đến, trong bọn có một người đẹp đẽ, bước tới chào và ngắm nghía Thúy Kiều mãi”.2.2. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả thực:	Nhân vật Tú Bà cùng phường với Mã Giám Sinh hiện lên trong tác phẩm là kẻ buôn thịt bán người tanh hôi, bẩn thỉu qua từ “ nhờn nhợt”:“Thoắt trông nhờn nhợt màu da,ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao?”“ nhờn nhợt” là từ láy miêu tả nước da không khỏe mạnh, nước da của kẻ chuyên ở trong bóng tối, làm điều mờ ám, thất nhân, thất đức của kẻ“ ngồi mát ăn bát vàng”, ăn bằng những đồng tiền nhơ bẩn mà các cô gái kiếm được sau các cuộc truy hoan.	Hoạn Thư lại hiện lên dưới vẻ mặt tươi cười của một tiểu thư khuê các gia giáo:“Bề ngoài thơn thớt nói cười,Mà trong nham hiểm giết người không dao.”	Từ láy “thơn thớt” có giá trị gợi hình cao đã bóc trần bộ mặt giả dối, độc ác, tàn nhẫn, đã hành hạ Kiều để thỏa lòng ghen tức được che đậy trong vỏ bọc khá sang trọng (Hoạn Thư vốn dòng trâm anh, lại con một viên quan bộ lại).2.2. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả thực:	Trái ngược với những nhân vật chính diện được gợi tả bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, lí tưởng hóa, Mã Giám Sinh nói riêng và những nhân vật phản diện trong Truyện Kiều nói chung được Nguyễn Du tả thực, trực diện với những chi tiết chọn lọc có tính tương phản cao. Bởi vì với bản chất xấu xa, bỉ ổi chúng không xứng đáng được đem ra đối chiếu, so sánh với những vẻ đẹp cao quí, thuần khiết của thiên nhiên. Hơn nữa chúng là loại người mà Nguyễn Du sinh thời rất căm ghét, khinh bỉ.	Nhìn chung, các nhân vật phản diện trong truyện chỉ hiện lên bằng lối phác họa nhưng nhân vật nào cũng thật sinh động, cụ thể và bộc lộ rõ nhất bản chất.2.2. Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả thực:	Sau khi làm lễ vấn danh, Mã Giám Sinh được mụ mối rước vào “lầu trang” lúc này bản chất con người hắn dần dần được bộc lộ: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,”	 Một cử chỉ vội vàng khiến Nguyễn Du hạ ngay từ “sỗ sàng”. Một cử chỉ không phù hợp với người đi hỏi vợ. Theo lễ giáo phong kiến “ghế trên” thường là để dành cho các bậc “tiền bối” lớn tuổi, chủ nhà. Mã Giám Sinh lại ngồi “tót” ngay lên đó. Cử chỉ đó là tín hiệu khẳng định bản chất của Mã Giám Sinh. Tự định vị một cách vô lễ, chướng mắt như vậy chỉ có thể là một kẻ vô học và sự hợm mình của kẻ buôn người giàu có. Nguyễn Du đã giết chết Mã Giám Sinh qua từ “tót”. Hắn rõ ràng là một kẻ có học mà lại là vô học, đứng đắn mà khả nghi.2.3. Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động.	Hành động của các nhân vật trong Truyện Kiều chỉ được kể lại vắn tắt nhưng vẫn bộc lộ rõ bản chất từng nhân vật. 	Chân tướng Mã Giám Sinh qua việc mua bán được bóc trần hoàn toàn. Hắn rất khôn khéo, keo kiệt, bủn xỉn, sành sỏi, tô vẽ; biết người biết của. Hắn đã “Đắn đo cân sắc cân tài”. Hắn ước lượng, đo lường cả tài và sắc của Thúy Kiều: ngắm dáng vẻ, dung nhan, nghe đọc thơ, đánh đàn và càng thấy được giá trị món hàng này là đắt giá: “Một cười này hẳn nghìn vàng không ngoa”. Nhưng là một con buôn nên hắn không vồ vập: “Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”. Đó là sự tính toán chi li, chặt chẽ. Vì vậy, hắn mới dùng từ hoa mỹ, lịch sự: “mua ngọc”, “sính nghi”.	Lời lẽ của hắn càng hoa mỹ, màu mè bao nhiêu thì càng bộc lộ rõ bản chất bấy nhiêu. Hắn coi đây là việc nghiêm chỉnh đứng đắn nhưng khi động chạm đến đồng tiền thì thái độ ấy chấm dứt ngay: “Cò kè bớt một thêm hai”. 	Một lần nữa, Nguyền Du laị vạch trần bản chất con buôn của Mã Giám Sinh qua từ “cò kè”. Hắn không còn là một con người chịu chơi, biết ăn chơi đi hỏi vợ mà chỉ còn là một con buôn chỉ biết “một vốn bốn lời”. Nguyễn Du còn sử dụng thêm thành ngữ “bớt một thêm hai” để cho ta thấy hắn là một con buôn lõi đời. Hắn thật tàn nhẫn khi đứng trước tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều. Đối với hắn nàng chỉ là một món hàng không hơn, không kém. 2.3. Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động.	Nguyễn Du thể hiện thái độ khinh thường, mỉa mai đối với nhân vật Mã Giám Sinh, một nhân vật đại diện cho xã hội “kim tiền” đày đọa biết bao nhiêu số phận con người cùng khổ, trong đó có Thúy Kiều là người đại diện. Ông đã thốt lên: “Trong tay sẵn có đồng tiềnDầu rằng đổi trắng thay đen khó gì?”Hay:“ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”	Chỉ bằng một vài nét phác họa, Nguyễn Du đã đưa lên sân khấu một bộ mặt tàn ác, nhơ bẩn , một bộ mặt già đời, lọc lõi, vô học, hợm của, lạnh lùng, vô cảm mà xấu xa, đê tiện nhất trong Truyện Kiều.	2.3. Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động.	Nếu như Nguyễn Du đã giết chết Mã Giám Sinh bằng từ “tót”, “ cò kè” thì cũng vẫn với cách dùng từ sắc sảo ấy ông đã giết chết Sở Khanh qua từ “lẻn”:“Tường đông lay động bóng cànhRẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”	Hắn xuất hiện là một thư sinh, có vẻ như “ tình cờ” “lẩm nhẩm gật đầu” họa vần cùng Thúy Kiều, rồi nghe Kiều ân cần kể lể. Cử chỉ “lẩm nhẩm” của Sở Khanh có một cái gì đó rất ám muội, không được ngay thẳng nên nó mang dáng vẻ của một con người không tử tế. Đó là cử chỉ của loại người lưu manh, xảo trá.2.3. Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động.	Hồ Tôn Hiến là một tên “tổng đốc trọng thần”, vâng lệnh triều đình đi đánh dẹp Từ Hải, hắn đ

File đính kèm:

  • pptchuyendenghe_thuat_mieu_ta_trong_truyen_kieu.ppt