Đánh giá thường xuyên môn tiếng việt

Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống

- Giải thích được tại sao không nên mang vác vật quá nặng

2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):

 Em đã biết được tập thể dục hàng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt. Em cố gắng thực hiện theo những điều vừa học được

 

doc35 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá thường xuyên môn tiếng việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 trợ (nếu có):
- Viết đúng số liền trước, số liền sau của số. Thực hiện nhanh, đúng cộng trừ các số có hai chữ số trong phạm vi 100. Giải được bài toán bằng một phép cộng.
- Trình bày bài giải chưa sạch, đẹp. Em cần cẩn thận hơn.
 Luyện tập chung 
(trang 11)
1. Nội dung nhận xét :
Viết số thành tổng của số chục và số đơn vị; Số hạng – Tổng; Số bị trừ - Số trừ - Hiệu; Cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100; Giải bài toán bằng một phép trừ.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Đã hoàn thành nội dung từng bài học. Viết được số thành tổng của số chục và số đơn vị; Biết thành phần và kết quả của phép cộng, phép trừ; Thực hiện tốt cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100; Giải được bài toán bằng một phép trừ.
- Chưa nhớ viết đáp số. Nhớ lại cách trình bày bài giải bài toán.
3
 Kiểm tra
1. Nội dung nhận xét :
Đọc, viết số có hai chữ số; số liền trước, số liền sau; Cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100; Viết số đo độ dài đoạn thẳng; Giải bài toán bằng một phép tính đã học.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Biết đọc, viết số có hai chữ số; Xác định được số liền trước, số liền sau của một số; Thành thạo cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số trong phạm vi 100; Viết được số đo độ dài đoạn thẳng; Giải được bài toán bằng một phép cộng hoặc trừ.
- Viết số đo độ dài chưa chính xác. Nhớ lại 1dm = …cm; 10cm = …dm.
 Phép cộng có tổng bằng 10 (trang 12)
1. Nội dung nhận xét :
- Cộng hai số có tổng bằng 10; 10 cộng với số có một chữ số.
- Xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Biết cộng hai số có tổng bằng 10, tìm một số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10, viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước, 10 cộng với số có một chữ số; Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.
- Chưa thạo viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước. Học thuộc bảng cộng hai số có tổng bằng 10.
26 + 4; 36 + 24 
(trang 13)
1. Nội dung nhận xét :
- Cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24.
- Giải bài toán có một phép cộng.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Thực hiện được cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26 + 4; 36 + 24. Giải được bài toán có một phép cộng.
- Còn quên nhớ khi cộng. Em nhớ lại khi cộng được 10, viết không và cần phải nhớ 1 (chục) vào hàng chục.
Luyên tập 
(trang 14)
1. Nội dung nhận xét :
Cộng nhẩm dạng 9 + 1 + 5; cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 26 + 4; 36 + 24. Giải bài toán có một phép cộng.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Biết cộng nhẩm dạng 9 + 1 + …, Thực hiện được cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24. Giải được bài toán có một phép cộng.
- Có thể trình bày câu lời giải gọn hơn. Em đọc kĩ câu hỏi của bài toán.
9 cộng với một số: 
9 + 5 (trang 15)
1. Nội dung nhận xét :
Phép cộng dạng 9 + 5; Bảng 9 cộng với một số; Tính chất giao hoán của phép cộng (trực giác); Giải bài toán có một phép cộng.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Đã hoàn thành nội dung từng bài học. Thuộc bảng 9 cộng với một số; Giải được bài toán có một phép cộng.
- Chưa thuộc bảng 9 cộng với một số. Cùng bạn lập bảng 9 cộng với một số nhé.
4
29 + 5 (trang 16)
1. Nội dung nhận xét :
- Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5, 49 + 25.
- Nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có) :
- Thành thạo cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5, 49 + 25. Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
- Còn lúng túng khi nối các điểm cho sẵn để có hình vuông. Em nhớ lại đặc điểm của hình vuông theo số cạnh, số góc.
49 + 25 (trang 17)
1. Nội dung nhận xét :
Phép cộng dạng 49 + 25; Giải bài toán bằng một phép cộng.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Thành thạo phép cộng dạng 49 + 25; Giải được bài toán bằng một phép cộng.
- Còn quên nhớ khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Em làm thêm bài tập và lưu ý việc nhớ nhé.
Luyện tập 
(trang 18)
1. Nội dung nhận xét :
- Phép tính 9 cộng với một số để so sánh hai số trong phạm vi 20; Cộng có nhớ trong phạm vi 100; Giải bài toán có một phép cộng.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Thành thạo 9 cộng với một số để so sánh được hai số trong phạm vi 20; Biết cộng có nhớ trong phạm vi 100; Giải được bài toán có một phép cộng.
- Chưa thực hiện được so sánh hai số trong phạm vi 20. Em học thuộc bảng 9 cộng với một số, thực hiện cộng rồi so sánh kết quả.
8 cộng với một số: 
8 + 5 (trang 19)
1. Nội dung nhận xét :
8 cộng với một số. Bài toán giải bằng một phép cộng.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Thuộc bảng 8 cộng với một số. Giải được bài toán giải bằng một phép cộng.
- Trình bày bài giải bài toán chưa cẩn thận. Em cần cẩn thận hơn.
28 + 5 (trang 20)
1. Nội dung nhận xét :
- Phép cộng dạng 28 + 5. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Bài toán giải bằng một phép cộng
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Đã hoàn thành chương trình của từng bài. Cộng thành thạo dạng 28 + 5. Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và giải được bài toán bằng một phép cộng.
- Chưa thành thạo công có nhớ trong phạm vi 100. Em nhớ là khi cộng được kết quả hơn 10, cần phải nhớ 1 (chục) sang hàng chục. Em làm thêm bài tập này nhé.
MÔN TỰ NHIÊN & XÃ HỘI (Lớp 2, tháng 9)
Tuần
Tên bài
Nhận xét trong tuần (bằng lời hoặc viết)
Nhận xét cuối tháng
1
Cơ quan vận động
1. Nội dung nhận xét:
- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ : chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể trên tranh vẽ hoặc mô hình
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể: nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- VD1: Em đã nói được tên và chỉ được các cơ quan vận động của cơ thể trên tranh vẽ. 
- VD2: Em đã nêu được ví dụ về sự phối hợp cử động của cơ và xương. Cố gắng diễn đạt lưu loát hơn
VD: Yêu cầu HS quan sát tranh có chú thích và hướng dẫn cách chỉ trên hình đã học và trao đổi với bạn bên cạnh.
1. Nội dung nhận xét :
Biết tên, vị trí một số vùng cơ, xương của cơ thể và những việc nên làm để cơ xương phát triển tốt:
- Chỉ vị trí và nói tên từ 4-5 vùng cơ, xương hoặc khớp xương trên hình vẽ hoặc cơ thể
- Nêu được từ 2-3 việc nên làm để cơ và xương phát triển tốt
- Ngồi đúng tư thế, mang vác vừa sức
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Em ngồi học chưa đúng tư thế.
- GV quan sát, động viên, nhắc nhở học sinh thường xuyên về cách ngồi học đúng tư thế,…
- Em cố gắng thực hiện những điều đã học để cơ quan vận động phát triển tốt hơn như : ngồi học đúng tư thế, tập thể dục thường xuyên,…
2
Bộ xương
1. Nội dung nhận xét:
- Nêu được tên và chỉ được các vùng xương chính của bộ xương: xương mặt, xương đầu, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân
- Chỉ và nói tên một số khớp của cơ thể
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Em đã nói được tên và chỉ được các vùng xương chính của bộ xương trên tranh vẽ. Chú ý cách chỉ trên hình vẽ cho chuẩn xác hơn.
- Em đã chỉ và nói tên được một số khớp xương. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh có chú thích và hướng dẫn cách chỉ trên hình đã học và trao đổi với bạn bên cạnh
3
Hệ cơ
1. Nội dung nhận xét:
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính : cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân
- Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
 Em chưa nói được tên và chỉ được một số vùng cơ chính của hệ cơ trên tranh vẽ. 
 Yêu cầu HS quan sát tranh có chú thích và hướng dẫn cách chỉ trên hình đã học và trao đổi với bạn bên cạnh.
4
Làm gì để cơ và xương phát triển tốt ?
1. Nội dung nhận xét:
- Biết được tập thể dục hàng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt
- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống
- Giải thích được tại sao không nên mang vác vật quá nặng
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
 Em đã biết được tập thể dục hàng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt. Em cố gắng thực hiện theo những điều vừa học được.
 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Lớp 4, tháng 9)
Tuần
Tên bài
 Nhận xét trong tuần (bằng lời hoặc viết)
Nhận xét cuối tháng
 1
 Nước Văn Lang (phần Lịch sử)
Dãy Hoàng Liên Sơn (phần Địa lí)
1. Nội dung cần nhận xét:
Một số sự kiện tiêu biểu về nước Văn Lang (thời gian ra đời, địa bàn sinh sống, hoạt động sản xuất, các tầng lớp trong xã hội, phong tục…của người Lạc Việt)
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Biết thời gian ra đời của nhà nước Văn Lang, các hoạt động sản xuất chính, điều kiện nhà ở và phong tục của người dân Văn Lang.
- Chưa nắm được vị trí của lạc tướng, lạc hầu trong xã hội Văn Lang. Em hãy đọc kĩ nội dung trong sách giáo khoa, đoạn giới thiệu về các tầng lớp trong xã hội, sau đó vẽ lại sơ đồ về các tầng lớp xã hội đó.
1. Nội dung cần nhận xét:
- Một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
- Kĩ năng phân tích bảng số liệu, chỉ bản đồ, lược đồ.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Đã chỉ được vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và nêu được đặc điểm của dãy núi này.
- Em chưa giải thích được vì sao Sa Pa lại là nơi nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía Bắc. Em cần xem lại vị trí của Sa Pa trên lược đồ hình 1 (trang 70) và phân tích bảng số liệu về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7. 
Nội dung nhận xét:
*Phần Lịch sử
 - Khái quát về những nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc: Văn Lang, Âu Lạc trên các phương diện thời gian ra đời, đời sống vật chất, tinh thần và cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
- Chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc và cuộc đấu tranh của nhân dân ta mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Một số kĩ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa, chỉ bản đồ, lược đồ, kể lại sự kiện bằng ngôn ngữ của mình.
*Phần Địa lí
- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du:
+ Đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn, của địa hình trung du Bắc Bộ.
+ Những hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ.
+ Một số dân tộc tiêu biểu ở dãy Hoàng Liên Sơn (tên, đặc điểm trang phục, lễ hội...).
- Một số kĩ năng khai thác kênh hình, kĩ năng phân tích bảng số liệu, chỉ bản đồ, lược đồ.
 2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Hoàn thành (tốt, khá) các yêu cầu của nội dung chương trình các bài học trong tháng.
- Đã nêu được những điểm chính về các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc: thời gian ra đời, sản xuất, nhà ở, phong tục.
- Đã sử dụng được lược đồ để kể lại tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng ngôn ngữ của mình.
- Em đã nêu được đặc điểm tự nhiên của dãy Hoàng Liên Sơn và trung du Bắc Bộ.
- Em đã hăng hái phát biểu xây dựng bài và tích cực sưu tầm tài liệu phục vụ bài học, cần tiếp tục phát huy.
- Đôi chỗ em còn nhầm lẫn tên các cuộc khởi nghĩa theo trình tự thời gian, em cần lập một bảng danh sách các cuộc khởi nghĩa để nắm bài dễ dàng hơn.
 Biện pháp chung hỗ trợ HS chưa hoàn thành trong tháng
- Kĩ năng khai thác kênh hình (tranh, ản, lược đồ…) trong các bài học của HS còn hạn chế. Cần sưu tầm thêm thông tin, tập trung phân tích, hướng dẫn mẫu. Tăng cường hoạt động nhóm khi khai thác thông tin qua kênh hình.
- Kĩ năng trình bày sự kiện bằng ngôn ngữ của bản thân HS chưa được tốt, cần cho học sinh thực hành nhiều hơn (với cá nhân, thực hành trong nhóm, trình bày trước lớp...).
2
Nước Âu Lạc (phần Lịch sử)
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn (phần Địa lí)
1. Nội dung cần nhận xét:
- Hoàn cảnh ra đời của nước Âu Lạc.
- Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Em đã hiểu được hoàn cảnh ra đời của nước Âu Lạc, đã biết các thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc (nỏ bắn được nhiều mũi tên, đắp thành Cổ Loa kiên cố).
- Chưa chỉ ra được lí do vì sao năm 179 TCN Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Em hãy đọc kĩ nội dung đoạn viết trong sách giáo khoa về việc Triệu Đà hoãn binh, cho con là Trọng Thủy sang làm con rể của An Dương Vương (sau đó có thể trao đổi với bạn) rồi rút ra lí do Âu Lạc bị rơi vào tay Triệu Đà.
1. Nội dung cần nhận xét:
- Tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn, mật độ cư dân ở Hoàng Liên Sơn.
- Mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn qua tranh, ảnh.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Đã nêu được tên các dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn (Thái, Dao, Mông...) và đặc điểm mật độ dân cư ở đây (dân cư thưa thớt).
- Em còn nhầm lẫn khi kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao (Thái, Mông, Dao). Em cần xem kĩ lại bảng số liệu ở trang 73 để có nhận xét chính xác hơn.
3
Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến (phần Lịch sử).
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn (phần Địa lí).
1. Nội dung cần nhận xét:
- Chính sách thống trị của phong kiến Trung Quốc ở nước ta.
- Đời sống cực nhục của nhân dân ta. 
- Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Nắm được những nội dung chính về chính sách thống trị của phong kiến Trung Quốc ở nước ta.
- Em còn nhầm tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống ách thống trị của phong kiến Trung Quốc. Em nên lập một bảng danh sách các cuộc khởi nghĩa theo trình tự thời gian.
1. Nội dung cần nhận xét:
- Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn (trồng trọt, nghề thủ công, khai khoáng, khai thác lâm sản...).
- Khó khăn của giao thông miền núi
- Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu một số hoạt động sản xuất 
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có)
- Đã nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn; kể được tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở đây.
- Em trả lời chưa đúng câu hỏi ruộng bậc thang được làm ở đâu (đỉnh núi, sườn núi hay thung lũng). Em đọc kĩ lại phần 1. Trồng trọt trên đất dốc và quan sát kĩ hình 1. Ruộng bậc thang ở Hoàng Liên Sơn để tìm câu trả lời chính xác.
4
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (phần Lịch sử).
Trung du Bắc Bộ (phần Địa lí)
1. Nội dung cần nhận xét:
- Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Đã sử dụng được lược đồ để trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng ngôn ngữ của mình.
- Em chưa biết khai thác nội dung kiến thức trong bức tranh Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận trong sách giáo khoa để thấy được khí thế của cuộc khởi nghĩa. Em hãy quan sát kĩ bức tranh, chú ý các chi tiết: hai Bà tuốt gươm hùng dũng cưỡi trên lưng voi, quân giặc (cả tướng và quân) bỏ chạy toán loạn...
1. Nội dung cần nhận xét:
- Một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ.
- Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ.
- Tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Đã nêu được đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ: vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
- Em còn nhầm về quy trình chế biến chè, hãy quan sát kĩ hình 3 trong bài chè rồi kể lại với bạn.
MÔN MĨ THUẬT (Lớp 2, tháng 9)
Tuần
Tên bài
Nhận xét trong tuần (bằng lời hoặc viết)
Nhận xét cuối tháng
1
Vẽ trang trí: Vẽ đậm, vẽ nhạt
1. Nội dung nhận xét :
- Ý thức tự tìm hiểu, tham gia cùng nhóm bạn để tìm hiểu nội dung bài học.
- Nhận thức của HS về ba sắc độ đậm nhạt của màu.
- Việc sử dụng các sắc độ đậm nhạt của màu sắc trong bài thực hành của HS .
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Đã phân biệt được ba sắc độ đậm nhạt, thể hiện tốt ba sắc độ đậm nhạt của màu sắc trong bài tập thực hành.
- Chưa phân biệt được ba sắc độ đậm nhạt. Chưa thể hiện được rõ ba sắc độ đậm nhạt trên bài tập thực hành.
- Để giúp HS nhận thức được ba sắc độ đậm nhạt, GV gọi HS đã nhận biết được ba sắc độ của màu nêu đặc điểm trước, gọi HS chưa hiểu bài nêu lại. Chuẩn bị trước các bài vẽ thể hiện tốt các sắc độ đậm nhạt, chia cho các nhóm để HS giúp nhau tìm hiểu về các độ đậm nhạt của màu trên bài vẽ.
- GV liên tục khuyến khích; có biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ HS hiểu bài và hoàn thành bài trong giờ thực hành. 
- Tìm ra ưu điểm (dù nhỏ nhất) trong bài thực hành của HS để khích lệ, động viên HS.
1. Nội dung nhận xét :
mĩ thuật trong tháng:
- Vẽ Trang trí 
- Thường thức MT
- Vẽ theo mẫu
- Vẽ tranh đề tài
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Ý thức tự tìm hiểu, tham gia cùng nhóm bạn để tìm hiểu nội dung bài học.
- Hoàn thành (tốt, khá) các nội dung của từng bài trong tháng: vẽ tranh đề tài, thường thức mĩ thuật, vẽ trang trí...
- Thể hiện được sự sáng tạo trong vẽ tranh đề tài.
- Biết cách quan sát mẫu và thể hiện tốt bài vẽ.
- Nắm được cách trang trí và hoàn thành tương đối tốt bài trang trí.
- Nhận xét được bức tranh theo cảm nhận riêng cuả mình.
- Đã vẽ được tranh theo đề tài được giao nhưng cần vẽ sáng tạo hơn và chú ý về bố cục…
- Cần quan sát mẫu kỹ hơn để vẽ được hình dáng chung của mẫu.
- Cần vẽ các hoạ tiết phong phú và vẽ cân đối. Khi vẽ màu nên chọn màu sắc có các sắc độ đậm, nhạt để tô vào bài.
- Cần quan sát kỹ và mạnh dạn nói ra những gì mình nhìn thấy và cảm thấy.
3. Biện pháp chung hỗ trợ HS chưa hoàn thành bài học trong tháng
- GV dựa vào khả năng của mỗi HS rồi đưa ra yêu cầu phù hợp với từng em. 
- Tìm ra ưu điểm (dù nhỏ nhất) trong bài thực hành của HS để khích lệ, động viên HS chưa hoàn thành bài trong các giờ thực hành. 
- Khuyến khích HS tìm sự hỗ trợ từ bạn bè.
2
Thường thức mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi
1. Nội dung nhận xét :
- Ý thức tự tìm hiểu, tham gia cùng nhóm bạn để tìm hiểu nội dung bài học.
- Nhận thức của HS về hình vẽ, nội dung và màu sắc của bức tranh đã được xem. 
 2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Kể tên được các hình vẽ chính, phụ trong tranh và nêu được nội dung của bức tranh, gọi được đúng tên các màu sắc trong tranh, nêu được nhận xét riêng của mình về nội dung và đặc điểm cách sử dụng màu sắc của bức tranh.
- HS chưa nêu được các hình vẽ chính phụ trong tranh; chưa kể hết được tên các màu sắc có trong bức tranh; không đưa ra được nhận xét của mình về nội dung, hình vẽ và màu sắc trong tranh.
- Ghép HS đã hiểu bài với HS chưa hiểu bài vào cùng nhóm để các em hỗ trợ nhau.
3
Vẽ theo mẫu: Vẽ lá cây
1. Nội dung nhận xét :
- Ý thức tự tìm hiểu, tham gia cùng nhóm bạn để tìm hiểu nội dung bài học.
- Hình dáng, đặc điểm và bố cục của bài vẽ.
- Màu sắc của bài vẽ.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Biết cách vẽ và vẽ được tương đối tốt hình dáng, đặc điểm cuả mẫu. Vẽ được hình cân đối với tờ giấy, vẽ màu đẹp, có sắc độ đậm nhạt.
- Chưa vẽ ra đặc điểm của mẫu, hình vẽ chưa cân đối, vẽ màu chưa cẩn thận, thiếu độ đậm nhạt.
- GV động viên, khuyến khích hỗ trợ những HS chưa hiểu bài ngay trong lúc thực hành bài học.
4
Vẽ tranh: Đề tài vườn cây đơn giản
1. Nội dung nhận xét
- Ý thức tự tìm hiểu, tham gia cùng nhóm bạn để tìm hiểu nội dung bài học.
- Nội dung đề tài, hình vẽ, bố cục và màu sắc.
2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có):
- Vẽ đúng nội dung đề tài, hình vẽ đẹp, cân đối. Màu sắc tươi vui, có đậm nhạt.
- Bài vẽ đúng nội dung, hình vẽ sinh động , cân đối. Màu sắc hài hoà thể hiện tốt các sắc độ đậm nhạt.
- Vẽ đúng nội dung đề tài nhưng hình v

File đính kèm:

  • docDGTX môn học NL PC 18 9 2014.doc