Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh

 Một số đặc điểm của đánh giá quá trình:

- Việc chấm điểm hoặc cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho các hành động tiếp theo.

 

ppt35 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 7111 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Hải Phòng, ngày 8 tháng 10 năm 2014 Một số kiểu tổ chức dạy học phát triển năng lực HS 1. Dạy học theo trạm 2. Dạy học nghiên cứu tình huống 3. Dạy học dự án 4. Dạy học dựa trên tìm tòi khám phá khoa học 5. Dạy học ngoại khóa 6. Dạy học theo PP “Bàn tay nặn bột” Mục tiêu của kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS 2. Các hình thức KTĐG 3. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi/bài tập KT, ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS của các chủ đề trong chương trình 1. Mục tiêu của kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS: * Đối với HS: - Khuyến khích, tạo động lực học tập cho HS. - Vì sự tiến bộ của HS. - HS biết mình nắm được những gì. - Tự điều chỉnh hoạt động học tập. * Đối với GV: - Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để điều chỉnh PPDH phù hợp… * Chú ý khi xác định mục tiêu KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS: - Dựa vào mục tiêu môn học, mục đích học tập; mối quan hệ giữa mục tiêu môn học, mục đích học tập và đánh giá hoạt động học tập. - Dựa vào bảng năng lực chung và bảng năng lực chuyên biệt đã trình bày ở trên. - Đối chiếu hai căn cứ trên trong 1 chủ đề vật lí để xác định một cách tường minh mục tiêu kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở chủ đề đó. * Mục tiêu của môn học là những gì HS cần đạt, bao gồm các thành tố: - Hệ thống các kiến thức khoa học gồm cả phương pháp nhận thức. - Hệ thống kỹ năng kỹ xảo. - Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. - Thái độ, tình cảm đối với nghề nghiệp, đối với xã hội. (Mục tiêu môn Vật lí cấp THCS đã được cụ thể hóa trong chuẩn kiến thức kỹ năng...) 2. Các hình thức KTĐG 2.1 Đánh giá kết quả : - Thường sử dụng sau khi HS kết thúc 1 chủ đề học tập, 1 chương, 1 HK.... - Hình thức: cho điểm. 2.2 Đánh giá quá trình: Diễn ra trong suốt quá trình học của môn học. + Nhận thông tin phản hồi từ GV, HS + GV kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy + HS cải thiện những tồn tại + HS đảm nhận vai trò tự xây dựng tiêu chí chấm điểm, tự đánh giá và đề ra mục tiêu tức là sẵn sàng chấp nhận cách thức đã được xây dựng để đánh giá khả năng học tập của học của họ. Một số đặc điểm của đánh giá quá trình: - Mục tiêu học tập phải rõ ràng, phù hợp. - Các nhiệm học tập cần hướng tới mở rộng, nâng cao hoạt động học tập. Một số đặc điểm của đánh giá quá trình: - Việc chấm điểm hoặc cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho các hành động tiếp theo. Một số đặc điểm của đánh giá quá trình: - Đánh giá quá trình nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn. 2.3 Đánh giá theo tiêu chuẩn và đánh giá theo tiêu chí 2.4 Tự suy ngẫm và tự đánh giá 2.5 Đánh giá đồng đẳng: Các công cụ đánh giá đồng đẳng về hoạt động nhóm: Công cụ 1: Hệ số đánh giá đồng đẳng. Công cụ 2: Chia điểm số. Công cụ 3: Kết quả của cả nhóm cộng một số bổ sung. 2.6 Đánh giá qua thực tiễn. 3. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi/bài tập KT, ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS của các chủ đề trong chương trình 3.1 Quy trình biên soạn câu hỏi/BTKT, ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS của một chủ đề: Bước 1: XD chủ đề của bộ môn. Bước 2: Xác định chuẩn KT, KN, thái độ của chủ đề. Bước 3: Xác định loại câu hỏi/BT theo hướng đánh giá năng lực (KT, KN, TĐ) của HS trong chủ đề. Bước 4: Biên soạn câu hỏi/BT minh họa cho mức độ đã miêu tả. Bước 5: XD tiến trình tổ chức HĐ DH chủ đề nhằm tới những năng lực đã xác định. 4. Xây dựng ma trận đề ( Theo công văn 8773/BGD ĐT – GDTrH ngày 30/12/2010 của BGD) 5. VD minh họa về XD công cụ KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS: Chủ đề: Sự truyền thẳng của ánh sáng – Vật lí 7 Câu hỏi và bài tập: 1.1. Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật? 1.2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 	Ta nhìn thấy một vật khi có .... truyền vào mắt ta. 1.3. Mắt ta nhìn thấy một vật khi 	A. vật được chiếu sáng. 	B. ta mở mắt hướng về phía vật. 	C. vật phát ra ánh sáng. 	D. có ánh sáng từ vật đến mắt ta. 1.4. Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó, nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn. Vì sao? 1.5. Ta nhận biết được miếng bìa màu đen khi A. dán miếng bìa lên trên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối. B. dán miếng bìa lên trên một cái bảng đen ở trong phòng có ánh sáng đèn điện. C. dán miếng bìa lên trên một tờ giấy màu xanh rồi đặt ngoài trời lúc ban ngày. D. Đặt miếng bìa màu đen lên bàn trong bóng tối. 1.6. Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì 	A. bông hoa có màu đỏ. 	B. bông hoa là một vật sáng. 	C bông hoa phát ra ánh sáng đỏ. 	D. có ánh sáng đỏ từ bông hoa truyền đến mắt ta. 1.7. Ban đêm, đứng trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn. Mắt mở nhưng không nhìn thấy các vật trước mắt, vì sao? 1.8. Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt nhưng lấy tay che kín mắt, có nhìn thấy các vật trước mắt không? Tại sao? 1.9. Tại sao khi ngồi trong lớp học, em không nhìn thấy các bạn ngồi ở bàn sau lưng em? 1.10. Đặt một bóng đèn điện (4,5V) và một quả bóng bàn màu trắng, một bóng bàn màu đen vào cái hộp kín. Mặt trong hộp bôi đen, ở một mặt thành hộp có một lỗ thủng nhỏ sắc cạnh. Đèn được bật sáng. 	a) Đặt mắt ở vị trí nào để có thể nhìn thấy được bóng. 	b) Em sẽ thấy mấy quả bóng, đó là quả bóng nào? Vì sao? 2.1. Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? 2.2. Vật sáng giống nguồn sáng ở điểm nào? Khác nguồn sáng ở điểm nào ? 2.3. Nêu một số ví dụ về nguồn sáng, vật sáng trong thực tế ? 2.4. Điền từ vào chỗ trống ở đoạn văn dưới đây : Dây tóc bóng đèn điện tự nó...ánh sáng khi có dòng điện chạy qua nên nó là... 2.5. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng ? 	A. Ngọn nến đang cháy. 	B. Cây nến đặt trong phòng có đèn điện đang chiếu sáng. 	C. Mặt trời. 	D. Con đom đóm. 2.6. Vật nào dưới đây không phải là vật sáng ? 	A. Quạt điện treo trên trần của một phòng tối. 	B. Ngôi nhà giữa ban ngày. 	C. Mặt trăng. 	D. Ngọn đuốc. 2.7. Ban đêm, vào trong phòng tối, ta nhìn thấy một đốm sáng trên bàn. Đốm sáng đó có phải nguồn sáng không ? Em đưa ra một cách làm thí nghiệm để kiểm tra câu trả lời của mình nhé. 3.1. Phát biểu đluật truyền thẳng của ánh sáng. 3.2. Điền từ vào chỗ trống ở đoạn văn dưới đây : Trong môi trường...và đồng tính...truyền theo đường thẳng. 3.3. Hãy giải thích mắt nhìn thấy Mặt trời và ngôi nhà như thế nào ? (bằng lời và bằng sơ đồ) 3.4. Dùng một ống rỗng để quan sát dây tóc bóng đèn pin khi đèn sáng. Lần thứ nhất để ống thẳng, lần thứ hai để ống cong. Em hãy cho biết sẽ nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng khi dùng ống cong hay ống thẳng. Tại sao ? Em hãy đưa ra nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí. 3.5. Có các dụng cụ : Đèn pin, 3 tấm bìa cứng, trên mỗi tấm có đục 1 lỗ thủng nhỏ, một nan hoa xe đạp, mấy nén hương, diêm. a) Em hãy đề xuất cách tiến hành thí nghiệm chứng minh dự đoán : « Trong không khí ánh sáng truyền theo đường thẳng » b) Nêu nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí. 4.1. Nêu cách vẽ một tia sáng. 4.2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn dưới đây : Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một...có...gọi là tia sáng. 4.3. Mũi tên ở tia sáng cho ta biết, ánh sáng 	A. đang chuyển động. 	B. mạnh hay yếu. 	C. truyền đi nhanh hay chậm. 	D. truyền hướng nào. 5.1. Chùm sáng là gì ? Người ta vẽ chùm sáng thế nào ? 5.2. Có mấy loại chùm sáng ? Nêu tên của mỗi loại chùm sáng ? 5.3. Chọn từ : giao nhau, không giao nhau, loe rộng ra để điền vào chỗ trống : 	a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng...trên đường truyền của chúng. 	b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng...trên đường truyền của chúng. 	c) Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng...trên đường truyền của chúng. 5.4. Hình vẽ nào dưới đây mô tả chùm sáng hội tụ ? 5.5. Hình vẽ nào dưới đây mô tả chùm sáng phân kỳ? ... Xây dựng 1 chủ đề đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bước 1: Xây dựng 1 chủ đề trong chương trình VL cấp THCS. Bước 2: Xác định chuẩn KT, KN, thái độ của chủ đề theo chương trình hiện hành trên quan điểm mới là phát triển năng lực HS Bước 3: Xác định loại câu hỏi/BT theo hướng đánh giá năng lực (KT, KN, TĐ) của HS trong chủ đề. Mô tả các mức yêu cầu cần đạt theo hướng chú trọng đánh giá kỹ năng thực hiện của HS Bước 4: Biên soạn câu hỏi/BT minh họa cho mức độ đã miêu tả. Bước 5: XD tiến trình tổ chức HĐ DH chủ đề nhằm tới những năng lực đã xác định. 

File đính kèm:

  • pptDOI MOIHP.ppt