Dạy và học văn miêu tả lớp 4, 5

 I/ Mục đích dạy văn miêu tả (VMT) cho HS tiểu học :

 Giúp học sinh có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thực về tình cảm.

 Để làm tốt một bài VMT, học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học cộng với vốn sống thực tế.

 

ppt31 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy và học văn miêu tả lớp 4, 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
DẠY VÀ HỌC VĂN MIÊU TẢLỚP 4, 5Tháng 6/2010DẠY VÀ HỌC VĂN MIÊU TẢ	I/ Mục đích dạy văn miêu tả (VMT) cho HS tiểu học :	Giúp học sinh có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thực về tình cảm.	Để làm tốt một bài VMT, học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học cộng với vốn sống thực tế.II/ Thực trạng việc học VMT của học sinh :	Nhiều em không nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả, dẫn đến tả không chân thực, hoặc chung chung, hay vai mượn của người khác (bài mẫu). Cũng có trường hợp học sinh đọc xong đề bài không biết mình cần viết những gì và viết như thế nào, cái gì viết trước, cái gì viết sau.III/ Nguyên nhân HS viết VMT chưa tốt :	1/ Thiếu kiến thức thực tế :	Nhiều học sinh ở nông thôn, vùng sâu xa chưa hề được ra thành phố, chưa từng được đến công viên, vườn bách thú hay những danh lam thắng cảnh khác,  Nhiều học sinh ở thành phố chưa hề được nghe/nhìn thấy con gà đang gáy, con trâu đang cày ruộng, được quan sát cánh đồng lúa lúc xanh mướt đương thì con gái, lúc vàng óng, trĩu bông. Hay dòng sông đỏ nặng phù sa III/ Nguyên nhân HS viết VMT chưa tốt :2/ Ảnh hưởng của xã hội :	Do sức hút các trò chơi hiện đại làm cho trẻ em ngày nay đã lãng quên thế giới thơ mộng ở xung quanh, cái thế giới của ruộng đồng, cây cỏ, côn trùng, của mưa, của gió,.. Đây là thế giới có khả năng làm phong phú tâm hồn tuổi thơ và rèn luyện óc quan sát, nhận xét, ...3/   Việc đọc sách của các em cũng đang bị xem nhẹ :	Phần lớn học sinh tiểu học ít quan tâm đến việc đọc, nếu có đọc thường là truyện tranh, thậm chí những truyện tranh không mang tính giáo dục. 4/ Sự giao tiếp bị hạn chế :	Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, người thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế, bởi người lớn thì bận công việc, còn các em thì ở trường cả ngày, về nhà lại phải ôn bài. III/ Nguyên nhân HS viết VMT chưa tốt :	5/ Do giáo viên dạy tập làm văn chưa tốt :	Vốn liếng về cuộc sống, về văn học của học sinh tiểu học rất mỏng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học văn và tập làm văn.        	 Khi dạy văn miêu tả lớp 4 - 5, giáo viên thường có những biểu hiện phổ biến như sau : Chỉ có một con đường duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết thể văn, các kĩ năng làm bài là qua phân tích các bài văn mẫu. 	Để đối phó với việc HS làm bài kém, để đảm bảo “ chất lượng” khi kiểm tra thi cử, nhiều GV cho HS thuộc một số bài văn mẫu để khi các em gặp một đề bài tương tự cứ thế mà chép ra. Vì vậy dẫn đến cả thầy và trò nhiều khi bị lệ thuộc quá vào “ văn mẫu” không thoát khỏi “mẫu”. 	Chương trình và sách giáo khoa hiện tại, các đề tập làm văn miêu tả rất sát thực, phù hợp với học sinh các vùng miền (đề ra thuộc dạng mở) nhưng một số giáo viên chưa hướng được học sinh làm đề bài sát thực với vùng miền.IV/ Biện pháp dạy và học tốt VMT :1. Tích luỹ kiến thức :	1.1. Từ các tác phẩm văn học	Giáo viên định hướng kiến thức học sinh cần tích lũy trong quá trình các em đọc tác phẩm. 	* Kiến thức về các hiện tượng tự nhiên được miêu tả ở dạng sinh động, cụ thể, có thể cảm nhận được trực tiếp. 	Đọc bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa, HS cảm nhận được tiết tấu một trận mưa rào mùa hạ qua những hình ảnh và âm thanh vô cùng sống động : lụ khụ gió cuốn, bụi bay cuồn cuộn, hàng bưởi đu đưa, chớp rạch ngang trời, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa, mưa ù ù như xay lúa, lộp bộp, mưa chéo mặt sân, cóc nhảy chồm chồm. 	* Kiến thức về mối quan hệ giữa con người với con người : 	"Văn học là nhân học", tác phẩm văn học miêu tả hình ảnh của con người, cho ta thấy cách sinh hoạt, giao tiếp, những suy nghĩ, ước mơ, hoài bão, cảm xúc vui buồn ... của con người. 	Tác giả Ngô Tất Tố miêu tả sinh hoạt gấp gáp của người dân đến "Buổi chợ Trung du", phiên chợ thời chiến qua các chi tiết : "vai kĩu kịt", "tay vung vẩy", "chân bước thoăn thoắt", "tiếng người nói léo xéo", "những luồng phát âm của hàng nghìn cái miệng cũng đủ làm cho khu rừng ầm ầm". 	* Kiến thức về ngôn ngữ : 	Quá trình tích lũy những bộ phận kiến thức như trên chính là quá trình học sinh tự mình mở rộng phạm vi gợi ý, lựa chọn về ngôn ngữ (từ vựng, hình ảnh, cấu trúc câu... ), giúp các em dễ dàng hơn khi tìm cách diễn đạt đối tượng. Bên cạnh đó, đọc các tác phẩm văn học, những cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp sẽ tự nhiên ăn sâu vào tiềm thức của học sinh, trở thành cái vốn để các em huy động khi cần khắc hoạ cách thức giao tiếp nói năng của nhân vật mà các em mô tả.	Để học sinh nắm bắt được những kiến thức phong phú  từ các tác phẩm văn học, vai trò của người thầy hết sức quan trọng : giúp học sinh tiếp cận giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm, từ đó các em thu nhận những hiểu biết về con người và cuộc sống xung quanh, hiểu được ngôn ngữ nghệ thuật qua sự chuyển hoá các lớp nghĩa tinh tế cũng như cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh. Cuối cùng, học sinh chuyển kiến thức đã tiếp nhận thành năng lực sử dụng tiếng Việt.	Thói quen đọc sách có chọn lọc và có định hướng bồi dưỡng cho học sinh tình yêu văn học. Đọc, yêu cầu phải kết hợp với ghi chép những chi tiết, những hình ảnh, đoạn thơ, đoạn văn đặc sắc; nhất là biết tổng hợp kiến thức để bổ sung thêm cho vốn kiến thức của mình. 	1.2. Từ các môn học khác: 	Các môn học khác cũng là nguồn cung cấp vốn sống cũng như vốn từ khá phong phú : môn Tự nhiên - xã hội, môn Mĩ thuật, ... 	1.3. Từ thực tế: 	Mặt trời buổi sáng có gì khác với mặt trời khi sắp lặn ? Hàng cây sẽ như thế nào khi không có gió, khi có gió to? ... Những lời hát ru, những câu thành ngữ, tục ngữ, lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hằng ngày hay những bản nhạc ấn tượng, những câu chuyện hấp dẫn, những chuỗi sự việc cứ ngày tiếp ngày diễn ra sẽ là những tri thức quý báu giúp các em rèn luyện khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn từ và tạo lập văn bản.	Có  thể thấy việc bồi dưỡng và tích luỹ kiến thức là một quá trình lâu dài, đòi hỏi các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ định hướng, tạo cơ hội cho học sinh, con em mình mỗi ngày mỗi nơi một ít, làm giàu thêm vốn sống, vốn liếng văn học.2. Quan sát và ghi chép	Quan sát nhằm nhận ra những nét độc đáo đặc biệt của đối tượng chứ không phải thống kê tỉ mỉ trung thực mọi chi tiết về sự vật. Trong khi quan sát còn luôn gắn với cảm xúc, với kỉ niệm, với cuộc sống cá nhân của người quan sát. Từ đó, gắn chặt với các hoạt động liên tưởng so sánh, tưởng tượng, hồi tưởng... của từng cá nhân. Từ việc quan sát học sinh tìm được từ ngữ diễn tả đúng và sinh động những điều đã quan sát được.	Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng. Việc quan sát và  vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù hợp sẽ giúp ta nắm được cái thần của đối tượng. 2. Quan sát và ghi chép	Quan sát đối tượng không chỉ bằng thị giác mà phải huy động mọi giác quan : thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), xúc giác (sờ, nắm), vị giác (nếm). Những đoạn văn hay và hấp dẫn là những thành công của tác giả trong việc dùng nhiều giác quan để quan sát. 2. Quan sát và ghi chép	Tuy nhiên, tuỳ từng kiểu bài ta có những cách quan sát khác nhau :	+ Tả đồ vật có thể quan sát theo trình tự : mắt nhìn, tay sờ, tai nghe, mũi ngửi, 	+ Tả cây cối cần phải quan sát theo một trình tự từ xa đến gần, từ bao quát đến bộ phận,  nét khác biệt của cây đó với cây khác.	+ Tả loài vật, quan sát ngoại hình rồi mới đến những thói quen sinh hoạt và những hoạt động của con vật. 	+ Tả cảnh, quan sát theo trình tự : thời gian, theo đặc điểm nổi bật và theo từng góc độ của cảnh. 	+ Tả người, lại cần phải quan sát kĩ về : ngoại hình (tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,), về tính tình và hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, việc làm).2. Quan sát và ghi chép	Tổ chức quan sát và tìm ý :	- Học sinh phải được quan sát trực tiếp cảnh vật và người.	- Học sinh tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính.	- Sự quan sát của học sinh phải được hướng dẫn cụ thể bằng hệ thống câu hỏi gợi ý.	Ví dụ : Để quan sát và tìm ý bài "Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi" GV có thể có hệ thống câu hỏi sau :	+ Đọc kĩ đề bài, phát hiện thể loại ?	+ Trọng tâm của đề bài là gì ?(Chú ý đứng ở chỗ nào quan sát được toàn cảnh sân trường)	a) Khung cảnh và không khí của sân trường trước giờ ra chơi ? (yên ắng, vắng vẻ, bầu trời...)	b) Cảnh sân trường trong giờ ra chơi :	+ Âm thanh lúc đó ? (ồn ào, náo nhiệt)	+ Học sinh các lớp ra sân như thế nào?	.....2. Quan sát và ghi chép	Quan sát luôn đi liền ghi chép. Ghi chép hỗ trợ trí nhớ, giúp HS có cơ sở để lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh đặc sắc. Cần hướng dẫn HS cách ghi chép khi quan sát : ghi những đặc điểm cơ bản về hình dạng, màu sắc, hoạt động, của đối tượng, nhất là những điểm mới, riêng, độc đáo mà người khác không nhìn thấy.3. Rèn luyện cách dùng từ ngữ  biểu cảm và các thủ  pháp nghệ thuật	Trong VMT thường xuất hiện lớp từ có tính hình tượng, có giá trị biểu cảm như từ láy, tính từ. Chúng là thế mạnh đặc trưng của Tiếng Việt và là phương tiện miêu tả hiệu quả.	Dạy HS viết VMT, GV cần hướng dẫn HS khai thác và sử dụng có hiệu quả các từ láy tượng thanh như : vi vu, lao xao, xào xạc (tiếng gió), lộp bộp, tí tách, long bong (tiếng mưa), róc rách, ào ào, tí tách (tiếng nước chảy)... ; các từ láy tượng hình như : chon chót (đỏ), hun hút, thăm thẳm (sâu), ngăn ngắt (xanh), mênh mông (rộng), ; các tính từ chỉ màu : vàng óng, vàng hoe, vàng xuộm, vàng lịm, xanh um, xanh thẳm, xanh trong, xanh lét, đỏ ối, đỏ chót, đỏ hoe, tím ngắt, , chỉ mùi : thơm ngát, thơm nức, thơm thoang thoảng, thơm ngan ngát, Thế giới âm thanh và màu sắc góp phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp của bài VMT, giúp nó thật hơn, sinh động hơn.IV/ Biện pháp dạy và học tốt VMT :	Tóm lại : Để  khắc phục tình trạng học kém môn văn hiện nay ở bậc tiểu học, trước hết cần có một quan niệm mới về môn học : phân môn tập làm văn là môn học sáng tạo chứ không phải sao chép, môn học tổng hợp kiến thức, tổng hợp các kĩ năng (kĩ năng sống, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, trình bày và tạo lập văn bản,... ), sau cùng là áp dụng các giải pháp đồng bộ :	+ Nghiêm túc thực hiện giáo dục toàn diện cho HS.	+ Đánh giá đúng tầm quan trọng của từng môn học, dạy đúng môn, đủ thời lượng, không coi trọng môn này hoặc xem nhẹ môn kia.	+ Đổi mới thi cử, đánh giá.	+ Chống lối dạy theo mẫu, giáo viên tự học, tự nghiên cứu để có nhiều vốn sống, vốn hiểu biết phong phú để cung cấp kiến thức cho học sinh khi dạy các bài VMT.	IV/ Biện pháp dạy và học tốt VMT :	+ Khuyến khích việc đọc sách, bằng cách : thư viện trong nhà trường phải hoạt động hiệu quả, lượng sách phong phú, đầy đủ chủng loại, quan tâm nhiều đến sách văn học,... ; bố mẹ định h­ướng việc chọn sách cho con, thưởng sách mỗi khi con có thành tích,	+ Tạo điều kiện cho HS, con em hoà nhập với thiên nhiên, đưa vào các chương trình sinh hoạt tập thể với những nội dung hướng vào việc phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ,RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG TIẾT TRẢ BÀII/ Nội dung (kiến thức làm văn) :Văn miêu tả :Tả cảnhTả ngườiII/ Các kĩ năng làm văn :1/ Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp :+ Phân tích đề bài.+ Nhận diện kiểu văn bản.2/ Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp :+ Xác định dàn ý của bài văn cho sẵn.+ Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý.3/ Kĩ năng hiện thực hoá hoạt động giao tiếp :+ Xây dựng đoạn văn.+ Liên kết các đoạn văn thành bài văn.4/ KN kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp :+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và y/c diễn đạt.+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.III/ Các loại bài học :1/ Dạy lí thuyết.2/ Hướng dẫn thực hành (trọng tâm)3/ HS học VMT theo trình tự :Lí thuyết; Quan sát - sắp xếp ý - lập dàn ý - tập viết đoạn văn, viết bài văn, trả bài. IV/ Rèn kĩ năng viết văn cho học sinh trong tiết trả bài viết :1/ Yêu cầu :	HS tự đánh giá được bài viết của mình, nhận xét bài của bạn; thấy được ưu điểm, hạn chế trong bài làm của mình, của bạn; biết sửa lỗi; viết lại đoạn văn hay hơn. 2/ Quy trình tiết dạy :a/ Kiểm tra bài cũ :b/ Dạy bài mới :Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.c/ Nhận xét chung và hướng dẫn HS sửa một số lỗi điển hình (GV viết trước đề bài và một số lỗi điển hình ở bảng lớp, bảng phụ).+ Nhận xét chung ưu điểm, hạn chế về kết quả bài viết của cả lớp (không nêu tên HS)+ Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình :. Về bố cục.. Về ý (nội dung).. Cách diễn đạt (lỗi dùng từ, viết câu, chính tả).Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài. Học tập những đoạn văn hay, bài hay (chỉ chỗ hay).- Viết lại một đoạn văn trong bài làm. (viết lại, trình bày)d/ Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học, tuyên dương; dặn viết lại bài (đối với HS viết chưa tốt), chuẩn bị bài tiếp theo.	Để thực hiện tốt tiết trả bài, giáo viên phải chuẩn bị tốt các việc như sau :	- Chấm bài viết của HS thật kĩ, phát hiện và ghi lại những ưu điểm, hạn chế phổ biến của bài văn : bài hay, đoạn hay, câu hay, ý sáng tạo, từ hay, bố cục chặt chẽ; dùng từ chưa chính xác, lặp từ, lặp ý, câu chưa hoàn chỉnh (thiếu thành phần, chưa rõ nghĩa), lỗi chính tả.	- Ghi nhận xét cụ thể của GV vào bài của HS. 	- GV chọn đoạn, bài văn tiêu biểu của lớp có thể chọn thêm bài của năm trước cho các em tham khảo.	- Chuẩn bị câu hỏi gợi mở, sử dụng phương pháp nêu vấn đề kết hợp giảng giải để dạy tiết trả bài.BÀI TẬP THỰC HÀNH	1/ Tâp đọc :	Đọc diễn cảm : Bài : Lòng dân - sgk TV5 t1, tr 24.Bài : Tiếng vọng - sgk TV 5 t1, tr 108.	2/ Chính tả :	Dạy thực hành :	Bài : Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ - sgk TV5 t1, tr 38.	3/ Luyện từ và câu :Thiết kế trò chơi học tập để dạy một hoạt động dạy và học.Dạy thực hành một hoạt động dạy và học nêu trên.	Bài : 	+ Từ trái nghĩa - sgk TV5 t1, tr 38.	+ Mở rộng vốn từ : Nhân dân - sgk TV5 t1, tr 27.BÀI TẬP THỰC HÀNH4/ Tập làm văn :Hướng dẫn học sinh sửa lỗi trong bài viết tập làm văn.Nhóm 1- Tả con gà trống.“Chú gà trống vỗ cánh bạch bạch.” - Tả cảnh bình minh.	“Những tia nắng dịu chiếu xuống hồ, cá nhảy lên tung tăng đớp những giọt sương mai. Từ nơi nào, không biết có bao nhiêu là chim bay đến. Chúng khoái chí đớp những giọt sương cuối cùng đọng lại trên cành cây.”- Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu.	“Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữaNhóm 2- Tả bác nông dân.	“Bác nông dân có một khuôn mặt trái xoan, mũi dọc dừa, miệng tròn xinh. Đặc biệt, làn da của bác trắng hồng rạng rỡ..”- Tả cây nhà em trồng. 	“Ông nội em có trồng một cây bông hồng, trông nó rất hùng vĩ, nó cao khoảng một gang.”- Tả chú bộ đội ở gần nhà em. 	"Môi chú đỏ như son chúm chím như trái tim, da chú trắng hồng hào chứng tỏ nhưng ngày chú luyện tập vất vả ở thao trường!" Nhóm 3- Tả bạn.	“Bạn Mai thương yêu.” - Tả cảnh.	“Trên cành cây. Mấy con chim đang hót.” - 	“Con mèo nhà em đầu tròn, tai nhỏ và luôn vểnh. Hai con mắt con mèo sáng, tròn như hai hòn bi xanh lá. Con mèo có cái mũi đánh hơi rất giỏi, nơi nào có cá chiên cũng biết .”Nhóm 4- Tả người.	+ “Thầy giáo chủ nhiệm lớp em tuy hết lòng vì học sinh thân yêu được nhiều học sinh quý mến.”	+ Lan là một học sinh giỏi toàn diện. Không những học giỏi về môn Toán, Không những giỏi về môn Tiếng Việt. Thầy giáo rất khen Lan.	+ Nhà Mai ở xa trường và bao giờ bạn cũng đến trường đúng giờ.	Nhóm 5	- Tả cảnh bình minh.	+ “Chiều nào, em cũng ra công viên ngắm cảnh bình minh. Mặt trời dần xuống dốc núi	+ Hôm nay, em dậy sớm đi thi, ngồi mãi cũng chẳng biết làm gì, em liền quay ra ngắm cảnh bình minh.”	+ “Em rất vui vì đã khám phá ra một buổi bình minh. Người ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đó là câu thơ em vừa nói. Em mong sao, em sẽ khám phá nhiều buổi bình minh mới lạ và bổ ích góp phần vào đất nước thêm rực rỡ”.Sửa lại :a) Thầy giáo chủ nhiệm lớp em hết lòng vì học sinh thân yêu nên được nhiều học sinh quý mến (Mô hình: Vì A nên B)KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH LỖI, SỬA LỖI TRONG VĂN BẢN Kĩ năng xác định lỗi :Đọc kỹ văn bản. Phân tích cấu tạo câu : thành phần câu.Xem xét vị trí các dấu câu. Xem xét sự liên kết trong văn bản. Xác định phong cách văn bản. Xem xét cách sử dụng từ ngữ. Cách sửa lỗi trong văn bản :Bổ sung thành phần cấu tạo câu còn thiếu.Áp dụng quy tắc sử dụng các dấu câu để đối chiếu. Sắp xếp lại các ý trong câu (có thể sử dụng các phương tiện liên kết) để văn bản có tính liên kết.Thay thế các từ ngữ bị lặp, không hợp nghĩa, không hợp phong cách. XIN CẢM ƠN,KÍNH CHÚC THẦY CÔ

File đính kèm:

  • pptDay_va_hoc_van_mieu_ta.ppt