Đề cương ôn tập cuối kì I môn Địa lí Lớp 10

Câu 15: Thông thường, mức sống của dân cư ngày càng cao thì tỉ suất từ thô

A. càng cao. B. càng thấp.

C. trung bình. D. không thay đổi.

Câu 16: Động lực làm tăng dân số thế giới là

A. gia tăng cơ học B. gia tăng dân số tự nhiên.

C. gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. D. tỉ suất sinh thô.

Câu 17: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lãnh thổ tăng lên là

A. môi trường sống thuận lợi. B. dễ kiếm việc làm.

C. thu nhập cao. D. đời sống khó khăn, mức sống thấp.

 

docx13 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập cuối kì I môn Địa lí Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
?
A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều.
B. Phong tục tập quán lạc hậu.
C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao.
D. Mức sống cao.
Câu 9: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với
A. số dân trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.
B. số người trong độ tuổi lao động.
C. số dân trung bình ở cùng thời điểm.
D. số người ở độ tuổi từ 0 – 14 tuổi.
Câu 10: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là
A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
B. gia tăng cơ học.
C. số dân trung bình ở thời điểm đó.
D. nhóm dân số trẻ.
Câu 11: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là
A. gia tăng dân số.	B. gia tăng cơ học.
C. gia tăng dân số tự nhiên.	D. quy mô dân số.
Câu 12: Tổng số giữa tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học của một quốc gia, một vùng được gọi là
A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên	B. cơ cấu sinh học.
C. gia tăng dân số.	D. quy mô dân số.
Câu 13: Nhân tố nào làm cho tỉ suất từ thô trên thế giới giảm ?
A. Chiến tranh gia tăng ở nhiều nước .
B. Thiên tai ngày càng nhiều.
C. Phong tục tập quán lạc hậu.
D. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.
Câu 14: Chỉ số phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ em là
A. tỉ suất sinh thô.
B. tỉ suất tử thô.
C. tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi).
D. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 15: Thông thường, mức sống của dân cư ngày càng cao thì tỉ suất từ thô
A. càng cao.	B. càng thấp.
C. trung bình.	D. không thay đổi.
Câu 16: Động lực làm tăng dân số thế giới là
A. gia tăng cơ học	B. gia tăng dân số tự nhiên.
C. gia tăng dân số tự nhiên và cơ học.	D. tỉ suất sinh thô.
Câu 17: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lãnh thổ tăng lên là
A. môi trường sống thuận lợi.	B. dễ kiếm việc làm.
C. thu nhập cao.	D. đời sống khó khăn, mức sống thấp.
Câu 18: Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA THẾ GIỚI, CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 
VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm.
B. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới giảm, nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng tăng.
C. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới, nhóm nước phát triển giảm, nhóm nước đang phát triển có xu hướng tăng.
D. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới tăng, các nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm.
Câu 19: Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là
A. cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.
B. cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.
C. cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.
D. cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.
Câu 20. Cơ cấu dân số theo giới là
A. tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
B. tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định.
C. cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
D. phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư.
Câu 21. Cơ cấu dân số theo tuổi là
A. tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
B. tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định.
C. cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
D. phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư.
Câu 22. Cơ cấu dân số theo lao động cho biết
A. tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
B. tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định.
C. nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
D. phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư.
Câu 23. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh 
A. Tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
B. Tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định.
C. Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
D. Trình độ dân trí và học vấn của dân cư.
Câu 24. Trên thế giới, dân số hoạt động theo
A. 2 khu vực kinh tế.
B. 3 khu vực kinh tế.
C. 4 khu vực kinh tế.
D. 5 khu vực kinh tế.
Câu 25: Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là
A. nguồn lao động.
B. lao động đang hoạt động kinh tế .
C. lao động có việc làm.
D. những người có nhu cầu về việc làm.
Câu 26: Nguồn lao động được phân làm hai nhóm
A. nhóm có việc làm ổn điịnh và nhóm chưa có việc làm.
B. nhóm có việc làm tạm thời và nhóm chưa có việc làm.
C. nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.
D. nhóm tham gia lao động và nhóm không tham gia lao động.
Câu 27: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế ?
A. Những người nội trợ.
B. Những người tàn tật.
C. Học sinh, sinh viên.
D. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
Câu 28: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế ?
A. Những người có việc làm tạm thời.
B. Những người nông dân đang làm việc trên ruộng đồng.
C. Học sinh, sinh viên.
D. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
Câu 29: Cơ cấu dân số thể hiện được tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia là
A. cơ cấu dân số theo lao động.
B. cơ cấu dân số theo giới.
C. cơ cấu dân số theo độ tuổi.
D. cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Câu 30: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới
A. phân bố sản xuất.
B. tổ chức đời sống xã hội.
C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
D. hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Câu 31: Thông thường, nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi được gọi là nhóm
A. trong độ tuổi lao động.
B. trên độ tuổi lao động.
C. dưới độ tuổi lao động.
D. độ tuổi chưa thể lao động .
Câu 32: Thông thường, nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) được gọi là nhóm
A. trong độ tuổi lao động.
B. trên độ tuổi lao động.
C. dưới độ tuổi lao động.
D. hết độ tuổi lao động.
Câu 33: Thông thường, nhóm tuổi từ 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên được gọi là nhóm
A. trong độ tuổi lao động.
B. trên độ tuổi lao động.
C. dưới độ tuổi lao động.
D. không còn khả năng lao động .
Câu 34 : Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ 
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014
Tên nước
Chia ra
Khu vực 1
Khu vực 2
Khu vực 3
Pháp
3,8
21,3
74,9
Mê-hi-cô
14,0
23,6
62,4
Việt Nam
46,7
21,2
32,1
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ba nước trên năm 2014 là
A. biểu đồ miền.     	B. biểu đồ tròn.
C. biểu đồ đường.     	D. biểu đồ cột ghép.
Câu 35: Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ DÂN NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1900 – 2015
(Đơn vị: %)
Biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong giai đoạn 1900 – 2015 là
A. biểu đồ đường.     	B. biểu đồ cột.
C. biểu đồ tròn.     	D. biểu đồ miền.
Câu 36. Phân bố dân cư là
A. sự sắp xếp dân số một cách tự do trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
B. sự sắp xếp dân số một cách tự nhiên trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
C. sự sắp xếp dân số theo qui định trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
D. sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
Câu 37. Tiêu chí phân bố dân cư là
A. qui mô dân số 	B. mật độ dân số 
C. cơ cấu dân số 	D. chính sách dân số 
Câu 38. Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính
A. quy trình.	B. quy luật.
C. quy tắc	.	D. quy mô.
Câu 39. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm quá trình đô thị hóa.
A. Dân cư thành thị tăng nhanh.
B. Dân cư thành thị tăng chậm.
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 40: Sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội được gọi là
A. đô thị.     	B. sự phân bố dân cư.
C. lãnh thổ.     	D. cơ cấu dân số.
Câu 41: Mật độ dân số là
A. số lao động trên một đơn vị diện tích.
B. số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích.
C. số dân trên tổng diện tích lanh thổ.
D. số dân trên diện tích đất cư trú.
Câu 42: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là
A. lịch sử khai thác lãnh thổ.
B. điều kiện tự nhiên
C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
D. chuyển cư
Câu 43: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hóa ?
A. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông thôn.
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.
D. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động .
Câu 44: Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là
A. làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
B. tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
C. tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
D. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động .
Câu 45: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là
A. làm thay đổi sự phân bố dân cư.
B. làm thay đổi tỉ lệ sinh tử.
C. làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
D. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
II. Địa lí nông nghiệp
Câu 1. Vai trò không đúng của nông nghiệp là
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
B. Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
C. Xuất khẩu nông sản, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. 
D. Cung cấp máy móc cho sản xuất.
Câu 2. Đặc điểm không đúng của nông nghiệp là
A. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
B. Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi
C. Sản xuất nông nghiệp không có tính mùa vụ
D. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp đang trở thành ngành sản xuất hàng hóa
Câu 3. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp gồm
A. nhóm tự nhiên và nhóm kinh tế 
B. nhóm tự nhiên và nhóm xã hội
C. nhóm tự nhiên và nhóm kinh tế - xã hội
D. nhóm tự nhiên và nhóm con người
Câu 4. Hình thức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp là
A. trang trại.
B. vùng nông nghiệp.
C. khu nông nghiệp.
D. hộ gia đình.
Câu 5. Hình thức tổ chức cao nhất trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là
A. trang trại.
B. vùng nông nghiệp.
C. khu nông nghiệp.
D. hộ gia đình.
Câu 6: Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là
A. cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
B. cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
C. tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
D. sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ.
Câu 7: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là
A. sản xuất có tính mùa vụ.
B. sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
D. ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất.
Câu 8: Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải
A. nâng cao hệ số sử dụng đất.
B. duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
C. đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất.
D. tăng cường bón phân hóa học cho đất.
Câu 9: Trong sản xuất nông nghiệp cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên vì
A. nông nghiệp trở thành nhanh sản xuất hàng hóa.
B. sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
C. quy mô và phương hướng sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai.
D. con người không thể làm thay đổi được tự nhiên
Câu 10: Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt đó là
A. có tính mùa vụ.
B. không có tính mùa vụ.
C. phụ thuộc vào đất trồng.
D. phụ thuộc vào nguồn nước.
Câu 11: Để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cần phải
A. thay thế các cây ngắn ngày bằng các cây dài ngày.
B. xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất.
C. tập trung vào những cây trồng có khả năng chịu hạn tốt.
D. tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi.
Câu 12: Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là
A. sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người.
B. chủ yếu tạo ta sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.
C. hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa.
D. sản xuất theo lối quảng canh để không ngừng tăng sản xuất.
Câu 13: Tai biến thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc ngiệt sẽ làm
A. tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm.
B. trồng trọt, chăn nuôi chỉ có thể phát triển ở một số đối tượng.
C. tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ rệt.
D. tăng tính bấp bênh và không ổn định của sản xuất nông nghiệp.
Câu 14: Quỹ đất nhiều hay ít ảnh hưởng tới
A. năng suất cây trồng.
B. sự phân bố cây trồng.
C. quy mô sản xuất nông nghiệp.
D. quy mô sản xuất, năng suất và phân bố cây trồng.
Câu 15: Chất lượng của đất ảnh hưởng tới
A. năng suất cây trồng.
B. sự phân bố cây trồng.
C. quy mô sản xuất nông nghiệp.
D. quy mô sản xuất, năng suất và phân bố cây trồng.
Câu 16: Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc
A. xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ,.. 
B. quy mô sản xuất nông nghiệp.
C. đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp.
D. năng suất cây trồng.
Câu 17: Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên
A. tập quán canh tác cổ truyền.
B. chuyên môn hóa và thâm canh.
C. công cụ thủ công và sức người.
D. nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.
Câu 18: Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là
A. đảm bảo lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình.
B. tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng.
C. phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp.
D. loại bỏ được tính bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 19. Các cây lương thực chính là
A. lúa gạo, lúa mì, khoai	B. lúa gạo, lúa mì, sắn
C. lúa gạo, lúa mì, kê	D. lúa gạo, lúa mì, ngô
Câu 20. Trong nhóm cây công nghiệp, cây lấy đường là
A. mía, củ cải đường	B. bông	C. đậu tương	D. cà phê, chè, cao su
Câu 21. Trong nhóm cây công nghiệp, cây lấy sợi là:
A. mía, củ cải đường	B. bông	C. đậu tương	D. cà phê, chè, cao su
Câu 22. Trong nhóm cây công nghiệp, cây lấy dầu là:
A. mía, củ cải đường	B. bông	C. đậu tương	D. cà phê, chè, cao su
Câu 23. Trong nhóm cây công nghiệp, cây cho chất kích thích là:
A. mía, củ cải đường	B. bông	C. đậu tương	D. cà phê, chè
Câu 24. Trong nhóm cây công nghiệp, cây lấy nhựa là:
A. mía, củ cải đường	B. bông	C. đậu tương	D. Cao su
Câu 25. Rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi
A. tự nhiên	B. con người	C. thiên tai	D. biến đổi khí hậu
Câu 26: Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực ?
A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.
B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.
D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.
Câu 27: Cây lúa gạo thích hợp với điều kiện sinh thái nào sau đây ?
A. Khí hậu ẩm, khô ,đất màu mỡ.
B. Khí hậu nón , đất ẩm.
C. Khí hậu khô, đất thoát nước.
D. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.
Câu 28: Cây lúa gạo chủ yếu phân bố ở
A. vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.
B. vùng thảo nguyên ôn đới, cận nhiệt.
C. vùng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới nóng.
D. vùng đồng cỏ, nửa hoang mạc nhiệt đới.
Câu 29: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây lúa mì ?
A. Khí hậu nóng, khô, đất nghèo dinh dưỡng.
B. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.
C. Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.
D. Khí hậu lạnh, khô, đất thoát nước.
Câu 30: Cây lúa mì chủ yếu phân bố ở
A. vùng nhiệt đới , dặc biệt là châu Á gió mùa.
B. vùng ôn đới và cận nhiệt.
C. vùng bán hoang mạc nhiệt đới.
D. rải từ miền nhiệt đới đến ôn đới.
Câu 31: Đặc điểm sinh thái đặc biệt của cây ngô so với các cây lương thực khác là
A. chỉ trồng được ở đới nóng, đất đai màu mỡ.
B. chỉ trồng ở miền khí hậu lạnh, khô.
C. chỉ trồng được ở chân ruộng ngập nước.
D. dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.
Câu 32: Những cây hoa màu nào sau đây được trồng ở miền ôn đới ?
A. Khoai tây, đại mạch, yến mạch.
B. Khoai tây, cao lương, kê.
C. Mạch đen, sắn, kê.
D. Khoai lang, yến mạch, cao lương.
Câu 33: Ý nào sau đây nói về vai trò của sản xuất cây công nghiệp ?
A. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi.
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi, lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp.
Câu 34: Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là
A. biên độ sinh thái rộng, không có nhiều đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu và chăm sóc.
B. biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi dặc biệt về nhiệt, ẩm, chế độ chăm sóc.
C. trồng được ở bất cứ đâu có dân cư và đất trồng.
D. phần lớn là cây ưa khí hậu lạnh, khô, không đòi hỏi đất giàu dinh dưỡng.
Câu 35: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây mía ?
A. Cần nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa.
B. Thích hợp khí hậu lạnh, đất phù sa, bón phân đầy đủ.
C. Thích hợp khí hậu ôn đới, cận nhiệt, đất đen giàu dinh dưỡng.
D. Đòi hỏi khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều.
Câu 36: Mía là cây lấy đường trồng ở vùng ?
A. Ôn đới.	B. Cận nhiệt đới.	C. Bán hoang mạc nhiệt đới.D. Nhiệt đới ẩm.
Câu 37: Cây củ cải đường được trồng ở
A. miền cận nhiệt, nơi có khí hậu khô, đất nghèo dinh dưỡng.
B. miền nhiệt đới, có nhiệt - ẩm rất cao, phân hóa theo mùa, đất giàu dinh dưỡng.
C. miền ôn đới và cận nhiệt, nơi có đất đen, đất phù sa giàu dinh dưỡng .
D. tất cả các đới khí hậu, không kén đất.
Câu 38: Vùng phân bố của cây bông là ở
A. miền ôn đới lục địa.
B. miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.
C. khu vực bán hoang mạc nhiệt đới.
D. miền thảo nguyên ôn đới.
Câu 38: Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua là đặc điểm sinh thái của cây nào sau đây ?
A. Cây cà phê.	B. Cây đậu tương.	C. Cây chè	D. Cây cao su.
Câu 39: Cây đậu tương thích hợp trồng trọt ở nơi
A. có khí hậu khô, đất giàu dinh dưỡng.
B. khí hậu có sự phân hóa, mưa rải đều quanh năm.
C. có khí hậu ẩm, khô, đất badan.
D. có độ ẩm cao, đất tơi xốp, thoát nước.
Câu 40: Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng ?
A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất.
B. Là lá phổi xanh của trái đất.
C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.
D. Làm cho Trái Đất nóng lên do cung cấp lượng CO2 lớn.
Câu 41: Tài nguyên rừng của thế giới bị suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu là do
A. chiến tranh.	B. biến đổi khí hậu
C. con người khai thác quá mức.	D. thiếu sự chăm sóc và bảo vệ.
Câu 42. Đặc điểm không đúng của ngành chăn nuôi là
A. phát triển và phân bố phụ thuộc chặc chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
B. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
C. trong nền nông nghiệp hiện đại, có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa.
D. phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn lao động.
Câu 42: Một trong những vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với đời sống con người là
A. cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng.
B. cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao.
C. cung cấp nguồn gen quý hiếm.
D. cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, không gây béo phì.
Câu 43: Phát triển chăn nuôi góp phần tạo ra nền nông nghiệp bền vững vì
A. chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy nhanh trồng trọt phát triển và ngược lại.
B. sản phẩm chăn nuôi sẽ dần thay thế cho sản phẩm của trồng trọt.
C. chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng trọt.
D. chăn nuôi có nhiều vai trò hơn so với trồng trọt.
Câu 44: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nhân tố nào sau đây ?
A. Dịch vụ thú y.
B. Thị trường tiêu thụ.
C. Cơ sở nguồn thức ăn.
D. Giống gia súc, gia cầm.
Câu 45: Trong ngành chăn nuôi, vật nuôi chính là
A. trâu.    	B. bò.    	C. cừu.    	D. dê.
Câu 46: Thực phẩm thủy sản khác với thực phẩm từ chăn nuôi là
A. giàu chất đạm, dễ tiêu hóa.
B. dễ tiêu hó

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_i_mon_dia_li_lop_10.docx
Bài giảng liên quan