Đề cương ôn tập giữa kì I môn Địa lí Lớp 10

Câu 15: Frông khí quyển là

A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.

B. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.

C. về mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.

D. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.

Câu 16: Không khí nằm ở hai bên frông có sự khác biệt cơ bản về

A. tính chất lí học. B. tính chất hóa học.

C. hướng chuyển động. D. mức độ ô nhiễm.

Câu 17: Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là

A. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ Mặt Trời.

B. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

C. do các phản ứng hóa học từ trong lòng đất.

D. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Câu 18: Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất, lớn nhất ở

A. xích đạo. B. chí tuyến. C. vòng cực. D. cực

 

docx5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập giữa kì I môn Địa lí Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I 
CHƯƠNG III
A. Kiến thức
1. Trình bày được khái niệm nội lực, ngoại lực và nguyên nhân của chúng. Biết được tác động của nội lực và ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
* Khái niệm và nguyên nhân nội lực, ngoại lực
* Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất:
- Vận động theo phương thẳng đứng.
- Vận động theo phương nằm ngang: 
+ Hiện tượng uốn nếp.
+ Hiện tượng đứt gãy.
* Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- Quá trình phong hóa: 
+ Phong hóa lí học.
+ Phong hóa hóa học.
+ Phong hóa sinh học.
- Quá trình bóc mòn: 
- Quá trình vận chuyển.
- Quá trình bồi tụ.
2. Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí
- Biết khái niệm khí quyển.
- Nguyên nhân hình thành các khối khí: Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
- Tính chất các khối khí.
- Biết khái niệm frông và các frông; hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu.
- Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí:
3. Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp
4. Biết được nguyên nhân hình thành, đặc điểm một số loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất, gió mùa và một số loại gió địa phương.
- Gió Tây ôn đới
- Gió Mậu dịch
- Gió mùa
- Gió địa phương
+ Gió đất, gió biển
+ Gió địa phương
5. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên thế giới.
- Nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa:
+ Khí áp.
+ Frông.
+ Gió.
+ Dòng biển.
+ Địa hình.
- Sự phân bố lượng mưa trên trái đất: 
+ Lượng mưa trên trái đất phân bố không đều theo vĩ độ.
+ Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương.
 6. Biết được sự hình thành và phân bố của các đới, các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất.
B. Kĩ năng
- Phân tích bản đồ và đồ thị phân bố lượng mưa theo vĩ độ để hiểu và trình bày về phân bố mưa trên Trái Đất.
C. Một sô câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Nội lực là
A. lực phát sinh từ Vũ trụ.
B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
C. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất.
D. lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
Câu 2: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất.
B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
D. nguồn năng lượng từ đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển,...).
Câu 3: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) có đặc điểm là
A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.
B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.
C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.
D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ.
Câu 4: Ngoại lực là
A. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất.
B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
C. lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ Mặt Trời.
D. lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt Trái Đất.
Câu 5: Nguồn năng lượng sinh ra ngoài lực chủ yếu là
A. nguồn năng lượng từ đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển...).
B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. nguồn năng lượng từ bức xạ Mặt Trời.
D. nguồn năng lượng từ lòng đất.
Câu 6: Quá trình phong hóa là
A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi rời khỏi vị trí ban đầu.
C. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy biến đổi từ nơi này đến nơi khác.
D. quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.
Câu 7: Kết quả của phong hóa lí học là
A. chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về màu sắc thành phần và tính chất hóa học.
C. chủ yếu làm cho đá và khoáng vật nứt vỡ nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần tính chất hóa học của chúng.
D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chứng từ nơi khác.
Câu 8: Phong hóa hóa học là quá trình
A. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.
B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng chủ yếu làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.
C. chủ thiếu làm nứt vỡ đá và khoáng vật nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần và tính chất hóa học của chúng.
D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chúng tới nơi khác.
Câu 9: Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là
A. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối.
B. vi khuẩn, nấm, rễ cây.
C. nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, oxi, axit hữu cơ.
D. sự va đập của gió, sóng, nước chảy, tác động của con người,..
Câu 10: Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu
A. nóng, ẩm.     B. nóng, khô.	C. lạnh, ấm.     D. lạnh, khô
Câu 11: Quá trình bóc mòn là
A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
B. quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.
C. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu.
D. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác
Câu 12: Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình
A. phi – o.     	B. hàm ếch.
C. hang động cac-xtơ.     	D. nấm đá.
Câu 14: Ở mỗi bán cầu, tự vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí
A. chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.	B. cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.
C. xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.	D. cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
Câu 14: Khối khí có đặc điểm "lạnh" là
A. khối khí cực.	B. khối khí ôn đới.
C. khối khí chí tuyến.	D. khối khí xích đạo.
Câu 15: Frông khí quyển là
A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
B. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
C. về mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
D. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.
Câu 16: Không khí nằm ở hai bên frông có sự khác biệt cơ bản về
A. tính chất lí học.	B. tính chất hóa học.
C. hướng chuyển động.	D. mức độ ô nhiễm.
Câu 17: Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là
A. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ Mặt Trời.
B. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
C. do các phản ứng hóa học từ trong lòng đất.
D. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Câu 18: Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất, lớn nhất ở
A. xích đạo.    	B. chí tuyến.    	C. vòng cực.    	D. cực
Câu 19: Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do
A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
B. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt.
C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.
D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất.
Câu 20: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao
A. lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm khiến khí áp giảm.
B. không khí càng khô nên nhẹ hơn khiến khí áp giảm.
C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên khiến khí áp giảm.
D. không khí càng loãng sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.
Câu 21: Nhận định nào dưới đây là đúng ?
A. Khí áp tăng làm cho nhiệt độ không khí tăng.
B. Khí áp tăng làm cho nhiệt độ không khí giảm.
C. Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp tăng.
D. Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp giảm.
Câu 22: Gió Tây ôn đới là loại gió
A. thổi từ miền ôn đới tới miền nhiệt đới.
B. thổi từ miền ôn đới lên miền cực.
C. thổi từ áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.
D. thổi từ áp cao cực về phía áp thấp ôn đới.
Câu 23: Đặc điểm của gió Tây ôn đới là
A. thổi vào mùa hạ, gió nóng và gió ẩm.
B. thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm.
C. thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa.
D. thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp.
Câu 24: Gió Mậu Dịch là loại gió
A. thổi từ xích đạo về khu vực cận nhiệt đới.
B. thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.
C. thổi từ khu vực ôn đới về khu vực cận nhiệt đới.
D. thổi từ các khu vực áp cao cận nhiệt đới về xích đạo.
Câu 25: Gió Mậu Dịch có hướng
A. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.
B. đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.
C. tây nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.
D. đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.
Câu 26: Gió mùa là
A. loại gió thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam tính chất gió nóng ẩm.
B. loại gió thổi vào mùa đông theo hướng Đông Bắc tính chất gió lạnh khô.
C. loại gió thổi theo mùa hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.
D. loại gió thổi quanh năm hướng và tính chất gió hầu như không thay đổi.
Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là
A. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.
B. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.
C. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.
D. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.
Câu 28: Gió biển là loại gió
A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.
B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.
C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.
D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.
Câu 29: Các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì
A. không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa
B. không khí ở đó bị đẩy lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa
C. nơi đây nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa
D. nơi đây nhận được rõ ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa
Câu 30: Miền có frông đi qua thường mưa nhiều do
A. có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.
B. frông tiếp xúc với bề mặt Trái Đất, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.
C. dọc các frông là nơi chứa nhiều hơi nước nên gây mưa.
D. dọc các frông có gió to, đẩy không khí lên cao, gây mưa.
Câu 31: Ven bờ đại dương, gần nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều do
A. phía trên dòng biển nóng có khí áp thấp, không khí bốc lên cao gây mưa.
B. dòng biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng đến nơi lạnh, ngưng tụ gây mưa.
C. không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
D. gió mang hơi nước từ lục địa thổi ra, gặp dòng biển nóng ngưng tụ gây mưa.
Câu 32: Các vùng trên bề mặt Trái Đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là
A. vùng xích đạo, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng cực.
B. vùng xích đạo, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng cực.
C. vùng ôn đới, vùng xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.
D. vùng xích đạo, vùng ôn đới, vùng cực, vùng chí tuyến.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ki_i_mon_dia_li_lop_10.docx
Bài giảng liên quan