Đề cương ôn tập kiến thức Ngữ Văn 8 nghỉ phòng dịch Covid 19 (Đợt 1) - Đậu Thị Hương Sen

1- Giai đoạn 1932-1935:

Đây là giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh giữa Thơ mới và “Thơ cũ”. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ Trong bài “Một cuộc cải cách về thơ ca” Lưu Trọng Lư kêu gọi các nhà thơ mau chóng “đem những ý tưởng mới, những tình cảm mới thay vào những ý tưởng cũ, những tình cảm cũ”. Cuộc đấu tranh này diễn ra khá gay gắt bởi phía đại diện cho “Thơ cũ” cũng tỏ ra không thua kém. Các nhà thơ Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Duy Từ, Nguyễn Văn Hanh phản đối chống lại Thơ mới một cách quyết liệt. Cho đến cuối năm 1935, cuộc đấu tranh này tạm lắng và sự thắng thế nghiêng về phía Thơ mới. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên

 

docx14 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 80 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập kiến thức Ngữ Văn 8 nghỉ phòng dịch Covid 19 (Đợt 1) - Đậu Thị Hương Sen, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
t tích cực, tiến bộ của Phong trào thơ mới
Đánh giá Phong trào thơ mới, nhà thơ Xuân Diệu nhận địnhh “Thơ mới là một hiện tượng văn học đã có những đóng góp vào văn mạch của dân tộc” “ Trong phần tốt của nó, Thơ mới có một lòng yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước, yêu tiếng nói của dân tộc”. Nhà thơ Huy Cận cũng cho rằng “Dòng chủ lưu của Thơ mới vẫn là nhân bản chủ nghĩa” “Các nhà thơ mới đều giàu lòng yêu nước, yêu quê hương đất nước Việt Nam. Đất nước và con người được tái hiện trong Thơ mới một cách đậm đà đằm thắm”4.
3.1- Tinh thần dân tộc sâu sắc
Thơ mới luôn ấp ủ một tinh thần dân tộc, một lòng khao khát tự do. Ở thời kỳ đầu, tinh thần dân tộc ấy là tiếng vọng lại xa xôi của phong trào cách mạng từ 1925-1931 (mà chủ yếu là phong trào Duy Tân của Phan Bội Châu và cuộc khởi nghĩa Yên Bái). Nhà thơ Thế Lữ luôn mơ ước được “tung hoành hống hách những ngày xưa” (Nhớ rừng); Huy Thông thì khát khao:
“Muốn uống vào trong buồng phổi vô cùng
Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng lộng”.
Tinh thần dân tộc của các nhà thơ mới gửi gắm vào lòng yêu tiếng Việt. Nghe tiếng ru của mẹ, nhà thơ Huy Cận cảm nhận được “hồn thiêng đất nước” trong từng câu ca:
“Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời”.
Có thể nói, các nhà thơ mới đã có nhiều đóng góp, làm cho tiếng Việt không ngày càng trong sáng và giàu có hơn.
Ở giai đoạn cuối, tinh thần dân tộc chỉ còn phảng phất với nỗi buồn đau của ngưòi nghệ sĩ không được tự do (Độc hành ca, Chiều mưa xứ Bắc của Trần Huyền Trân, Tống biệt hành, Can trường hành của Thâm Tâm) 
3. 2- Tâm sự yêu nước thiết tha
Có thể nói, tinh thần dân tộc là một động lực tinh thần để giúp các nhà thơ mới ấp ủ lòng yêu nước. Quê hương đất nước thân thương đã trở thành cảm hứng trong nhiều bài thơ. Đó là hình ảnh Chùa Hương trong thơ Nguyễn Nhược Pháp (Em đi Chùa Hương); hình ảnh làng sơn cước vùng Hương Sơn Hà Tĩnh trong thơ Huy Cận (Đẹp xưa); hình ảnh làng chài nơi cửa biển quê hương trong thơ Tế Hanh (Quê hương) v.v Các thi sĩ đã mang đến cho thơ cái hương vị đậm đà của làng quê, cái không khí mộc mạc quen thuộc của ca dao: Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ,  Hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông, mái đình, gốc đa, bến nước, giậu mồng tơi, cổng làng nắng mai, mái nhà tranh đã gợi lên sắc màu quê hương bình dị, đáng yêu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam yêu nước.
Bên cạnh những mặt tích cực và tiến bộ nói trên, Phong trào thơ mới còn bộc lộ một vài hạn chế. Một số khuynh hướng ở thời kỳ cuối rơi vào bế tắc, không tìm được lối ra, thậm chí thoát ly một cách tiêu cực. Điều đó đã tác động không tốt đến một bộ phận các nhà thơ mới trong quá trình “nhận đường” những năm đầu sau cách mạng tháng Tám.
4- Đặc điểm nổi bật của Phong trào thơ mới
4.1. Sự khẳng định cái Tôi
Nền văn học trung đại trong khuôn khổ chế độ phong kiến chủ yếu là một nền văn học phi ngã. Sự cựa quậy, bứt phá tìm đến bản ngã đã ít nhiều xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Đến Phong trào thơ mới, cái Tôi ra đời đòi được giải phóng cá nhân, thoát khỏi luân lí lễ giáo phong kiến chính là sự tiếp nối và đề cao cái bản ngã đã được khẳng định trước đó. Đó là một sự lựa chọn khuynh hướng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật mới của các nhà thơ mới.
Ý thức về cái Tôi đã đem đến một sự đa dạng phong phú trong cách biểu hiện. Cái Tôi với tư cách là một bản thể, một đối tượng nhận thức và phản ánh của thơ ca đã xuất hiện như một tất yếu văn học. Đó là con người cá tính, con người bản năng chứ không phải con người ý thức nghĩa vụ, giờ đây nó đàng hoàng bước ra “trình làng” (chữ dùng của Phan Khôi). Xuân Diệu, nhà thơ tiêu biểu của Phong trào thơ mới lên tiếng trước:
- “Tôi là con chim đến từ núi lạ ”,
- “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới”
Có khi đại từ nhân xưng “tôi” chuyển thành “anh”:
“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi!”
Thoảng hoặc có khi lại là “Ta”:
“Ta là Một, là Riêng là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta”.
“ Thơ mới là thơ của cái Tôi”5. Thơ mới đề cao cái Tôi như một sự cố gắng cuối cùng để khẳng định bản ngã của mình và mong được đóng góp vào “văn mạch dân tộc”, mở đường cho sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại.
4.2 . Nỗi buồn cô đơn
Trong bài “Về cái buồn trong Thơ mới”, Hoài Chân cho rằng “Đúng là Thơ mới buồn, buồn nhiều”, “Cái buồn của Thơ mới không phải là cái buồn ủy mị, bạc nhược mà là cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc chưa tìm thấy lối ra”6.
Cái Tôi trong Thơ mới trốn vào nhiều nẻo đường khác nhau, ở đâu cũng thấy buồn và cô đơn. Nỗi buồn cô đơn tràn ngập trong cảm thức về Tiếng thu với hình ảnh:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”.
(Lưu Trọng Lư ).
Với Chế Lan Viên đó là “Nỗi buồn thương nhớ tiếc dân Hời” (tức dân Chàm):
“Đường về thu trước xa xăm lắm
Mà kẻ đi về chỉ một tôi”
Nghe một tiếng gà gáy bên sông, Lưu Trọng Lư cảm nhận được nỗi buồn “Xao xác gà trưa gáy não nùng” còn Xuân Diệu lại thấy “Tiếng gà gáy buồn nghe như máu ứa”. Về điều này, Hoài Chân cho rằng “Xuân Diệu phải là người buồn nhiều, đau buồn nhiều mới viết được những câu thơ nhức xương như: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối / Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.
Nỗi buồn cô đơn là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn. Với các nhà thơ mới, nỗi buồn ấy còn là cách giải thoát tâm hồn, là niềm mong ước được trải lòng với đời và với chính mình.
4.3. Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu
Ngay từ khi ra đời, “Thơ mới đã đổi mới cảm xúc, đã tạo ra một cảm xúc mới trước cuộc đời và trước thiên nhiên, vũ trụ”7. Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu đã tạo nên bộ mặt riêng cho Thơ mới. Đó là vẻ đẹp tươi mới, đầy hương sắc, âm thanh, tràn trề sự sống.
Đây là cảnh mưa xuân trong thơ Nguyễn Bính:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy”.
Và đây là hình ảnh buổi trưa hè:
“Buổi trưa hè nhè nhẹ trong ca dao
Có cu gáy và bướm vàng nữa chứ”
(Huy Cận).
Trong thơ Chế Lan Viên có không ít những hình ảnh như:
“Bướm vàng nhè nhẹ bay ngang bóng
Những khóm tre cao rủ trước thành”
tất cả gợi lên hình ảnh quê hương bình dị, thân thuộc với mỗi người Việt Nam.
Những cung bậc của tình yêu đã làm thăng hoa cảm xúc các nhà thơ mới. “Ông hoàng của thơ tình” Xuân Diệu bộc bạch một cách hồn nhiên:
“Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”.
Chu Văn Sơn cho rằng “Xuân Diệu coi tình yêu như một tôn giáo” nhưng là một “thứ tôn giáo lãng mạn, tôn giáo nghệ sĩ”8.
Khác với Xuân Diệu, nhà thơ Chế Lan Viên cảm nhận thân phận bằng nỗi cô đơn sầu não:
“Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”.
Cảm xúc ấy không phải là một ngoại lệ. Nhà thơ Huy Cận cho rằng “Cái đẹp bao giờ cũng buồn” (Kinh cầu tự) và cảm nhận được sự tận cùng của nỗi buồn cô đơn “sầu chi lắm, trời ơi, chiều tận thế”. Nhà thơ triết lý về điều này một cách sâu sắc:
“Chân hết đường thì lòng cũng hết yêu”.
4. Một số đặc sắc về nghệ thuật
Thơ mới là một bước phát triển quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà những năm đầu thế kỉ XX với những cuộc cách tân nghệ thuật sâu sắc.
Về thể loại, ban đầu Thơ mới phá phách một cách phóng túng nhưng dần dần trở về với các thể thơ truyền thống quen thuộc như thơ ngũ ngôn, thất ngôn, thơ lục bát. Các bài thơ ngũ ngôn có Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Ông Đồ (Vũ Đình Liên), Em đi chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp) Các nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, T.T.KH chủ yếu viết theo thể thơ thất ngôn, còn Nguyễn Bính, Thế Lữ lại dùng thể thơ lục bát v.v
Cách hiệp vần trong Thơ mới rất phong phú, ít sử dụng một vần (độc vận) mà dùng nhiều vần như trong thơ cổ phong trường thiên: vần ôm, vần lưng, vần chân, vần liên tiếp, vần gián cách hoặc không theo một trật tự nhất định:
“Tiếng địch thổi đâu đây
Cớ sao nghe réo rắt
Lơ lửng cao đưa tận chân trời xanh ngắt
Mây bay gió quyến, mây bay
Tiếng vi cút như khoan như dìu dặt
Như hắt hiu cùng hơi gió heo may”
(Thế Lữ).
Sự kết hợp giữa vần và thanh điệu tạo nên cho Thơ mới một nhạc điệu riêng. Đây là những câu thơ toàn thanh bằng:
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”
(Xuân Diệu)
hay
“Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi!
Vàng rơi!
Thu mênh mông”
(Bích Khê)
Ngoài việc sử dụng âm nhạc, Thơ mới còn vận dụng cách ngắt nhịp một cách linh hoạt:
“Thu lạnh / càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước / lạnh / trời ơi!” (Xuân Diệu)
Ở một phương diện khác, cuộc cách tân về ngôn ngữ Thơ mới diễn ra khá rầm rộ. Thoát khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ dày đặc của “Thơ cũ”, Thơ mới mang đến cho người đọc một thế giới nghệ thuật giàu giá trị tạo hình và gợi cảm sâu sắc:
“Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều”
(Xuân Diệu)
hay
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc dưới sông trôi”
(Anh Thơ)
Sự phong phú về thể loại, vần và nhạc điệu cùng với tính hình tượng, cảm xúc của ngôn ngữ đã tạo nên một phong cách diễn đạt tinh tế, bằng cảm giác, bằng màu sắc hội họa của thơ mới. Đây là bức tranh “Mùa xuân chín” được Hàn Mặc Tử cảm nhận qua màu sắc và âm thanh:
“Trong làn nắng ửng, khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên dàn thiên lý. Bóng xuân sang”.
5. Sự ảnh hưởng của thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp.
Thơ mới ảnh hưởng thơ Đường khá đậm nét. Sự gặp gỡ giữa thơ Đường và Thơ mới chủ yếu ở thi tài, thi đề. Các nhà thơ mới chỉ tiếp thu và giữ lại những mặt tích cực, tiến bộ của thơ Đường trong các sáng tác của Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị,... Trong bài Tràng giang, Huy Cận mượn tứ thơ của Thôi Hiệu để bày tỏ lòng yêu nước:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.
Nếu sự ảnh hưởng thơ Đường làm cho thơ tiếng Việt càng phong phú giàu có thêm, tinh tế hơn thì sự ảnh hưởng thơ ca lãng mạn Pháp góp phần cho Thơ mới sáng tạo về thi hứng, bút pháp và cách diễn đạt mới lạ, độc đáo. Một trong những nhà thơ đầu tiên chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ Pháp là Thế Lữ, Huy Thông, về sau là Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,Hầu hết các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng khá sâu sắc chủ nghĩa tượng trưng của thơ ca lãng mạn Pháp mà đại biểu là Budelaire, Verlaine, Rimbaud. Sự ảnh hưởng ấy diễn ra trên nhiều bình diện: từ cách gieo vần, ngắt nhịp đến cách diễn đạt. Ta có thể tìm thấy điều này ở các bài Nguyệt Cầm, Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Đi giữa đường thơm (Huy Cận), Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ). Một số bài thơ trong tập Tinh huyết (Bích Khê), Thơ điên (Hàn Mặc Tử), Thơ say (Vũ Hoàng Chương) chịu ảnh hưởng sâu sắc trường phái suy đồi của thơ ca Pháp (các bài thơ Những nguyên âm của Rimbaud, Tương hợp của Budelaire ).
Trong bài “Thơ mới-cuộc nổi loạn ngôn từ” Đỗ Đức Hiểu nêu nhận xét về hệ thống ngôn từ Thơ mới “Thơ mới là bản hòa âm của hai nền văn hóa xa nhau vời vợi, là bản giao hưởng cổ và hiện đại”9. Đó là sự giao thoa tiếng Việt với thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp thế kỷ XIX. Sự ảnh hưởng thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp đối với Phong trào thơ mới không tách rời nhau. Điều này cho thấy tác động và ảnh hưởng từ nhiều phía đối với Thơ mới là một tất yếu trong quá trình hiện đại hóa thơ ca. Chính sự kết hợp Đông -Tây nói trên đã tạo nên bản sắc dân tộc và sức hấp dẫn riêng của Thơ mới.
Sau 75 năm, kể từ khi ra đời cho đến nay, Phong trào thơ mới đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống văn học dân tộc. Qua thời gian, những giá trị tốt đẹp của Phong trào thơ mới Việt Nam 1932-1945 càng được thử thách và có sức sống lâu bền trong lòng các thế hệ người đọc.
II. ÔN TẬP BÀI THƠ: NHỚ RỪNG
1. Đọc:
- Đoạn 1,4 giọng buồn ngao ngán, bực bội, u uất, có nhg từ ngữ kéo dài, dằn giọng, mỉa mai, khinh bỉ
- Đoạn 2,3,5 hào hứng, vừa tiếc nuối, bay bổng, mạnh mẽ hùng tráng.
2. Tìm hiểu tác giả:
a. Tác giả:(1907-1989)
- Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ.
- Quê: Phù Đổng- Từ Sơn- Bắc Ninh
- Trước CM: Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới chặng đầu, hồn thơ dồi dào, lãng mạn, góp phần quan trọng vào đổi mới thơ ca dân tộc, đem lại chiến thắng cho thơ mới
- Sau CM: hoạt động sân khấu, góp phần vào xây dựng nền kịch nói hiện đại ở nước ta.
- Tác phẩm chính: SGK
- Được truy tặng giải thưởng HCM về VHNT (2003)
Ở VN khoảng những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện phong trào Thơ Mới - được coi là một cuộc CM trong thơ ca gắn liền với tên tuổi của các nhà thơ: Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,Tế HanhPhong trào Thơ mới mở đầu bằng cuộc tranh luận về thơ mới- thơ cũ diễn ra sôi nổi, gay gắt trên báo chí và trên nhiều diễn đàn từ Bắc vào Nam. Nhưng rồi thơ mới đã thắng, không phải bằng lí lẽ, mà mà bằng một loạt bài thơ mới hay, tiêu biểu là bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ được đánh giá là bài thơ hay nhất của Thế Lữ và TM ở chặng đầu.
Thế Lữ, tên khai sinh Nguyễn Đình Lễ (nhưng cũng có tài liệu ghi là Nguyễn Thứ Lễ), sinh ngày 10 tháng 6 năm 1907 tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê cha ông ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), quê mẹ ở Nam Định[1]. Tên Nguyễn Đình Lễ sau đó được đổi thành Nguyễn Thứ Lễ vì ông là con thứ. Khi lên 10 tuổi, người anh trai (hơn ông một tuổi) mất, ông lại đổi tên lại thành Nguyễn Đình Lễ. Lớn lên ông dùng lại tên Nguyễn Thứ Lễ, khi viết văn nói lái lại là Nguyễn Thế Lữ, sau rút gọn thành Thế Lữ. Bút danh Thế Lữ, mang nghĩa "người khách đi qua trần thế" lại phù hợp với quan niệm sống của ông khi ấy[1] Thế Lữ là một trong các tác giả Tự Lực có nhiều tác phẩm nhất được Nhà xuất bản Đời nay phát hành. Từ 1934 đến 1943, ông cho ra mắt 12 cuốn sách, trung bình mỗi năm một cuốn, có những năm hai (1937, 1942), ba cuốn (1941). Đáng chú ý nhất là tập truyện đầu tay Vàng và máu (1934, được Khái Hưng viết lời giới thiệu), tập thơ thứ nhất Mấy vần thơ (1935), sau được sửa chữa và bổ sung nhiều bài mới trong Mấy vần thơ, tập mới (1941).
Thơ Thế Lữ nói lên khát khao được sống tự do, thoát khỏi tù túng để đến với thế giới bao la hơn[89]. Bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thảo, được xem là đã diễn tả tâm sự của một lớp người đang đau khổ trong cuộc sống "bị nhục nhằn tù hãm", chán ghét thực tại tầm thường giả dối, nhưng bất lực và chỉ biết chìm đắm vào dĩ vãng oai hùng, thể hiện tư tưởng giải phóng cá nhân và khát vọng tự do; bài Tiếng hát bên sông lại có hình ảnh người "khách chinh phu" dũng cảm gạt tình riêng ra đi trong lúc "non sông mờ cát bụi", thể hiện những ưu ái về thời thế và đất nước của Thế Lữ[25][75][89]. Dù muốn thoát ly, nhưng cái tôi của Thế Lữ trong Mấy vần thơ vẫn buồn, chân trời thoát ly còn chưa được mở ra hết. Thế Lữ được xem là người có đóng góp đáng kể vào việc hiện đại hóa thơ Việt Nam.
Đánh giá
Hà Minh Đức nhận xét: "Thơ Thế Lữ giàu chất lãng mạn, trữ tình. Hình ảnh thơ đẹp, giọng điệu thơ mềm mại, trau chuốt. Tuy nhiên, cảm hứng thơ ít phát triển, hình tượng thơ có ít biển hóa và trong một số trường hợp rơi vào đơn điệuDù như thế nào, ảnh hưởng và vai trò tiên phong của Thế Lữ đối với thơ mới vẫn được công nhận[75][89][98]. Vũ Ngọc Phan ghi nhận: "Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý đến thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy ở tương lai của thơ mới"[85]. Và Hoài Thanh hoa mỹ hơn: "Độ ấy thơ mới vừa ra đời, Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam... Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ"[84].
3. Tác phẩm:
- Sáng tác 1934, in trong “Mấy vần thơ” 1935
- Thể thơ tự do 8 chữ
- Đề tài: Hình ảnh con hổ ở vườn thú và tâm trạng nhớ rừng của nó-> bày tỏ kín đáo chủ đề tự do và cuộc sống nô lệ.
* Thơ mới: 1 phong trào thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ từ năm 1932 đến năm 1945.
4. Bố cục: 5 đoạn
- Đoạn 1: 8 câu đầu: Nỗi uất hận ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm ở vườn bách thú
- Đoạn 2, 3: Nhớ tiếc quá khứ oai hùng tự do
- Đoạn 4: Nỗi chán chường trước thực tại tầm thường giả dối
- Đoạn 5: Lời nhắn gửi thống thiết với cảnh nước non hùng vĩ xưa kia
5. Phân tích văn bản:
1.Tâm trạng con hổ và cuộc sống nơi vườn thú
a. Hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ:
- Cảnh ngộ:- Trong cũi sắt
\ Sa cơ, tù hãm; làm trò lạ, đồ chơi
=> Cảnh ngộ trớ trêu: bị giam cầm, mất tự do
- Tâm trạng:
Gậm một khối căm hờn
-> ĐT mạnh, giàu tính biểu cảm;
->căm hờn: tính từ trừu tượng+ số từ, DT ->giàu tính tạo hình ->diễn tả lòng căm giận tích tụ không giải toả được như có hình khối rõ ràng.
=> Thể hiện sự bất lực khi bị giam cầm mất tự do, không thể làm gì, chỉ biết gậm khối căm hờn cho hả nỗi u sầu, uất ức.
Nằm dài, trông ngày tháng dần qua: tâm trạng ngao ngán chán chường, buông xuôi bất lực, không thiết hoạt động.
- Thái độ:
+Với bản thân: xưng ta-> kiêu hãnh, biết rõ giá trị, sức mạnh của mình
+Với con người: khinh, lũ, ngạo mạn, ngẩn ngơ-> coi thường, giễu cợt
+Với gấu báo: dở hơi, vô tư lự
-> Coi thường khinh bỉ sự hèn kém, bằng lòng với số phận.
( Từ chỗ là chúa tể muôn loài, tung hoành nơi núi rừng hùng vĩ nay bị giam hãm không được tự do trong một thời gian dài, bị biến thành trò chơi của con người, ở chung cùng kẻ tầm thường, hèn kém, không có cách gì để thoát khỏi môi trường tù túng, tầm thường chán ngắt ấy. Tất cả nỗi khổ, nỗi nhục, nỗi bất bình uất ức kết đọng trong tâm hồn trở thành “khối căm hờn” cứ lớn dần không có cách nào giải thoát , không cách nào làm tan bớt, vợi bớt).
=> Ngạo mạn, xem thường tất cả, chán ghét cuộc sống tầm thường tù túng, khát vọng tự do sống đúng với phẩm chất của mình
( Trong cảnh khổ đau, tù hãm, nhục nhằn, con hổ vẫn tự phân biệt mình với những kẻ mà tinh thần đã bị hoàn cảnh tầm thường đồng hóa. Sự đối lập giữa hai cách sống là cách thức nghệ thuật dùng để làm nổi bật cái kích thước cao cả và tô đậm cảm hứng đầy tính bi kịch của một tâm hồn thà bị khổ đau, quyết không hạ mình trong bất hạnh)
b. Cảnh vườn thú qua cái nhìn của hổ
- Ghét cảnh không đời nào thay đổi
- Sửa sang, tầm thường, giả dối: hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng; dải nước- giả suối; mô gò thấp kém; vừng lá hiền lành- học đòi
=> Biện pháp liệt kê, ngắt nhịp ngắn dài xen kẽ, giọng giễu nhại gợi khung cảnh đơn điệu, nhàm tẻ, vô hồn, tù túng, giả dối- hoàn toàn là cảnh nhân tạo, không phải cảnh của thế giới tự nhiên hoang dã, to lớn, bí hiểm.
->Sự cảm nhận của những tâm hồn lãng mạn (thanh niên trí thức Tây học) về tình hình thực tại XH đương thời đen tối, ngột ngạt, tù túng. Thái độ ngao ngán, chán ghét cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội đương thời.
Đoạn hay nhất của bài thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh hổ- chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị trong vương quốc của nó
2.Tâm trạng của hổ khi nhớ tiếc quá khứ oai hùng tự do
a. Cảnh rừng xưa và hình ảnh của hổ
+ Cảnh rừng xưa
- Sơn lâm, bóng cả, cây già
- Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi
- Thét dữ dội
-> Động từ mạnh, điệp ngữ “với ”, từ ngữ gợi tả
-> Cảnh núi rừng đại ngàn thâm nghiêm, hoang sơ, hùng vĩ, bí hiểm với những âm thanh mạnh mẽ, dữ dội. Cảnh làm nền cho chúa sơn lâm xuất hiện
+ Hình ảnh của hổ: (Miêu tả từng động tác, là những động tác có chọn lựa của bàn chân, tấm thân, ánh mắt)
- Đầu tiên: bước chân dõng dạc, đường hoàng, đầy tự tin
- Tiếp đó: Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng-> rất từ tốn mà rất oai hùng để vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
- Cuối cùng: ánh mắt “ Quắc”- mọi vật im hơi- lột tả uy quyền của hổ
=> Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình sử dụng từ láy, so sánh đã diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại uyển chuyển với tư thế oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm.
b. Hoài niệm về cuộc sống thường ngày nơi rừng sâu hùng vĩ.
Cấu trúc của đoạn thơ độc đáo
(như một bộ tranh tứ bình với 4 cảnh 4 thời điểm)
* Cảnh đêm trăng:
- Nào đâu những đêm vàng- bên bờ suối- uống ánh trăng tan
->ẩn dụ gợi không gian tràn ngập ánh trăng. cảnh thơ mộng kì ảo, quyến rũ, hổ say mồi, say trăng, hiện ra như một thi sĩ lãng mạn, mơ màng thưởng thức cái đẹp.
* Cảnh ngày mưa:
- Đâu những ngày mưa chuyển 4 phương ngàn- lặng ngắm giang san đổi mới
->cảnh mưa rừng mãnh liệt

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kien_thuc_ngu_van_8_nghi_phong_dich_covid_19.docx