Đề cương ôn tập kiến thức Ngữ Văn 8 nghỉ phòng dịch Covid 19 (Đợt 2) - Đậu Thị Hương Sen

->Ngưỡng mộ thán phục tài viết chữ đẹp, thưởng thức ý nghĩa thâm thuý của từng câu đối tết-> tài hoa của ông còn được XH tôn vinh, trọng vọng

Hình ảnh ông đồ cùng những câu đối đỏ góp phần tô điểm thêm cho hương vị của Tết xưa: “ Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh”. Ông và những người thuê viết làm nên một nét đẹp văn hóa truyền thống

( Dấu hiệu vẻ đẹpVH cổ truyền một thời ở VN khi nền Hán học, chữ Nho còn chỗ đứng trong XH)

 

docx9 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập kiến thức Ngữ Văn 8 nghỉ phòng dịch Covid 19 (Đợt 2) - Đậu Thị Hương Sen, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TÀI LIỆU ÔN TẬP NGHỈ PHÒNG DỊCH COVID 19 NGỮ VĂN 8, DÀNH CHO LỚP 8A, 8B:
Người thực hiện : Đậu Thị Hương Sen
Đợt 2: ÔN TẬP BÀI THƠ: ÔNG ĐỒ
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Vũ Đình Liên (1913 – 1996) sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Ông đỗ tú tài năm 1932, từng dạy học ở các trường: Trường tư thục Thăng Long, Trường Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống. Ông học thêm trường Luật đỗ bằng cử nhân, về sau vào làm công chức ở Nha Thương chính (còn gọi là sở Đoan) Hà Nội.
- Năm 1936, ông được biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa
Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia giảng dạy nhiều năm và từng là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp của Đại học Quốc gia Hà Nội [1].Vũ Đình Liên còn là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.
- Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam
Tác phẩm
• Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá...
• Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn – 1957) [2]
• Nguyễn Đình Chiểu (1957)
• Thơ Baudelaire (dịch – 1995)
2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ:
Từ đầu thế kỉ XX, nền Hán học và chữ Nho ngày càng mất vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Chế độ khoa cử phong kiến bị bãi bỏ, cả thành trì văn hóa cũ hầu như sụp đổ. Các nhà nho, từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc, được xã hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuối cùng là vắng bóng. Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ bày tỏ nỗi niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi về một lớp người, một nét đẹp văn hóa cổ truyền gắn với chữ nho
II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc
- Hai khổ đầu đọc giọng chậm, nhẹ nhàng
- Còn lại giọng ngậm ngùi, tiếc nuối
2. Bố cục: 2 phần
a. bụi bay: Hình ảnh ông đồ
b. Còn lại: Tâm sự của nhà thơ
3. Phân tích văn bản:
3.1. Hình ảnh ông đồ:
a. Ông đồ thời chữ Nho còn được chú ý
Khổ 1: Sự xuất hiện của ông đồ:
- Xuất hiện: - Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ông đồ già
 Bên phố
->hoa đào: gợi sắc màu tươi thắm rực rỡ, vẻ đẹp của mùa xuân quê hương
-> cụm từ “mỗi năm”, “lại thấy” gợi sự x/hiện đều đặn, thường kì của ông đồ mỗi dịp tết đến, xuân về. Hình ảnh ông đã trở thành thân quen, không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền.
- Công việc: - Bày mực tàu, giấy đỏ
 Bên phố
-> Viết chữ, bán câu đối- công việc thể hiện nét đẹp VH cổ truyền của dt (thú chơi chữ, treo câu đối tết)
Khổ 2: Tài năng của ông đồ và thái độ của mọi người:
- Thái độ mọi người:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Tấm tắc: nói luôn miệng, thốt từ đáy lòng nhg lời khâm phục, ngợi ca.
- Tài năng:
Thảo nét chữ - phượng múa, rồng bay: SS gợi nét chữ đẹp sắc ảo mà mềm mại, uyển chuyển.
->Ngưỡng mộ thán phục tài viết chữ đẹp, thưởng thức ý nghĩa thâm thuý của từng câu đối tết-> tài hoa của ông còn được XH tôn vinh, trọng vọng
Hình ảnh ông đồ cùng những câu đối đỏ góp phần tô điểm thêm cho hương vị của Tết xưa: “ Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh”. Ông và những người thuê viết làm nên một nét đẹp văn hóa truyền thống
( Dấu hiệu vẻ đẹpVH cổ truyền một thời ở VN khi nền Hán học, chữ Nho còn chỗ đứng trong XH)
=> Ông đồ là trung tâm của cảnh vật được mọi người chú ý, ngưỡng mộ , trân trọng. Ông góp phần làm nên một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc
b. Ông đồ thời Nho học suy tàn
Khổ 3: Ông đồ dần bị lãng quên.
- Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
-> “ Mỗi” điệp ngữ hai lần gợi cái lặp lại, tuần tự của thời gian. Mỗi năm vắng dần, thưa dần người thuê viết -> Không còn ai.
-> Câu hỏi tu từ-> tâm trạng ngỡ ngàng của ông đồ hay của thi nhân trước cảnh vắng lặng thê lương
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
->Tả thực, nhân hoá giấy, mực, nghiên mang tâm sự, mang nỗi buồn của con người.
Giấy u sầu, buồn tủi, sắc đỏ của giấy như lợt lạt, tàn phai, vô duyên, lạc lõng chứ không tươi thắm màu son. Mực lắng đọng trong nghiên (sinh khí, chất đời, men đời khô cằn, cặn lại) như sầu tủi.
=>Dùng giấy, mực nói thân phận, tâm sự, nỗi buồn thầm lặng của ông đồ.
Khổ 4: Ông đồ hoàn toàn bị quên lãng.
- Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường ko ai hay
-> Ông đồ vẫn ngồi đấy, bên đng phố đông vui, tấp nập, ô vẫn cố gắng bám lấy cuộc đời. Nhưng bị cuộc đời lạnh lùng gạt bỏ, lãng quên=> lạc lõng, trơ trọi, bơ vơ giữa dòng đời đông đúc nhộn nhịp.
- Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
-> Tả cảnh ngụ tình: Cảnh lá vàng rơi trên giấy, ông đồ ngồi bó gối không buồn nhặt, mắt nhìn màn mưa bụi bay mịt mờ( lá vàng: chi tiết gợi buồn, gợi sự tàn phai rơi rụng, không sự sống; mưa bụi gợi cảm giác lạnh lẽo, ảm đạm). Ông đồ như bị bủa vây trong không gian, thời gian buồn thảm, vắng lặng
=> Tâm trạng buồn bã, cô đơn, sầu tủi của ông đồ, nỗi buồn của một lớp người không gặp thời bị gạt ra ngoài lề XH và dần vắng bóng, nỗi buồn lan toả thấm vào cảnh vật.
Hình ảnh ông đồ, thú chơi câu đối Tết dần bị mai một, chìm vào quên lãng
-> một nét đẹp VH cổ truyền của dân tộc đang dần mất đi
Do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nền Hán học, chữ nho mất vị thế trong đời sống văn hóa Việt Nam, đầu TK XX suy tàn; chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ(1915- bỏ thi Hương ở Bắc kì; 1919 bỏ thi Hội), trẻ con ít học chữ nho, học tiếng Pháp, chữ quốc ngữ.
3.2.Tâm sự của nhà thơ:
- K1: Mỗi năm đào nở-> thấy ông đồ già
- K5: Năm nay đào lại nở không thấy ông xưa
-> Kết cấu đầu cuối tương ứng+ hình ảnh tương phản, khổ thơ có cái tứ “ cảnh cũ người đâu” thường gặp trong thơ cổ
+ Già : cao tuổi, vẫn sống, vẫn đang tồn tại.
+ Xưa : đã khuất, ; thời quá khứ – trái nghĩa với nay
=>tô đậm sự vắng bóng của ông đồ (Tết đến, đào nở, qui luật xưa không còn đúng- ông đồ hoàn toàn biến mất giữa cuộc đời).
- Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
“Hồn” phải chăng là là t/hồn, là nét tài hoa của những người có chữ nghĩa-> Câu hỏi tu từ vang lên như lời tự vấn, như tiếng gọi hồn diễn tả nỗi niềm bâng khuâng, thương tiếc ngậm ngùi của nhà thơ trước sự vắng bóng của ông đồ già- ông đồ xưa- những người “muôn năm cũ”. Câu hỏi không lời đáp gieo vào lòng người đọc những cảm thương tiếc nuối không dứt
=>Bộc lộ niềm thương cảm chân thành trước tình cảnh của những ông đồ đang tàn tạ trước sự đổi thay của cuộc đời ; niềm nhớ nhung tiếc nuối cho cả một lớp người, cả một phong tục đẹp mang vẻ đẹp VH gắn với những giá trị tinh thần truyền thống đang bị thờ ơ, rơi vào quên lãng.
T/sự- tấm lòng của thi nhân mang ý nghĩa nhân văn đáng quí, đáng trọng
Bài thơ không phải chỉ nói chuyện ông đồ mà còn gợi cho người đọc bao nỗi niềm trắc ẩn. Đằng sau ông đồ là cả một thế hệ nhà nho bị văn minh phương Tây đẩy ra khỏi cuộc đời, còn là thú chơi chữ, chơi câu đối- một thú chơi văn hóa cao quí đẹp đẽ, hướng con người vào cõi tinh thần thanh cao đã trở nên lạc lõng. Theo cảm nhận của VĐL, trong cuộc chuyển giao thời vận, con người đã vô tình đánh mất đi nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.
Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiêu quả để bộc lộ cảm xúc. Lưa chọn lời thơ gợi cảm xúc.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng, xây dựng hình ảnh tương phản khi miêu tả hình ảnh ông đồ.
- Ngôn ngữ bài thơ trong sáng, hàm súc hình ảnh thơ bình dị.
2. Nội dung:
- Tình cảnh đáng thương của ông đồ, niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp VH cổ truyền.
Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
Bài thơ như một lời tri âm, một sự sám hối của một thế hệ thanh niên trước sự lụi tàn của một nét đẹp văn hóa tinh thần của dân tộc. Và đồng thời cũng là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy biết lắng lòng mình lại, biết trõn trọng những giá trị văn hoá một thời dẫu cho nó không còn phù hợp với thời cuộc mới.
III. BÀI TẬP ÔN LUYỆN:
Trắc nghiệm
Câu 1: Nhận xét sau ứng với tác giả nào?
“ Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.”
A. Thế Lữ.
B. Vũ Đình Liên.
C. Tế Hanh.
D. Xuân Diệu.
Câu 2: Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là:
A. Người dạy học nói chung.
B. Người dạy học chữ nho xưa.
C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho.
D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực.
Câu 3: Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"?
A. Lá vàng.
B. Hoa đào.
C. Mực tàu.
D. Giấy đỏ.
Hiển thị đáp án
Câu 4: Ngày nay, cách viết chữ, câu đối, câu thơ trên các trang giấy thường được gọi là gì?
A. Nghệ thuật viết thư pháp.
B. Nghệ thuật vẽ tranh.
C. Nghệ thuật viết văn bản.
D. Nghệ thuật trang trí hình ảnh bằng bút.
Câu 5: Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào?
A. Đã quá già, không còn đủ sức khỏe để làm việc.
B. Khi tranh vẽ và câu đối không còn được mọi người ưa thích.
C. Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ Nho bị xem nhẹ.
D. Khi các trường học mọc lên nhiều và chữ quốc ngữ trở nên phổ biến trong nhân dân.
Câu 6: Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào?
A. Khi hoa mai nở, báo hiệu mùa xuân đã đến.
B. Khi kì nghỉ hè đã đến và học sinh nghỉ học.
C. Khi phố phường tấp nập, đông đúc.
D. Khi mùa xuân về, hoa đào nở rộ.
Câu 7: Hình ảnh ông đồ đồ già trong bài thơ gắn bó với vật dụng nào dưới đây?
A. Chiếc cày, con trâu, tẩu thuốc.
B. Nghiên bút, mực tàu, giấy đỏ, bức liễn.
C. Bàn ghế, giáo án, học sinh.
D. Chiếc gậy, quẻ xâm, vật dụng bói toán.
Hiển thị đáp án
Câu 8: Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì?
A. Ông đồ rất tài hoa.
B. Ông đồ viết văn rất hay.
C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.
D. Ông đồ có nét chữ bình thường.
Câu 9: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?
A. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.
B. Năm nay đào lại nở - không thấy ông đồ xưa.
C. Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài.
D. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu.
Câu 10: Bài thơ “Ông đồ” viết theo thể thơ gì?
A. Lục bát.
B. Song thất lục bát.
C. Ngũ ngôn.
D. Thất ngôn bát cú.
Tự luận:
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ông đồ?
2. Ý nghĩa nhan đề Ông đồ?
3. Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về “ông đồ” và việc “thuê viết” chữ thời xưa?
Hướng dẫn làm bài
4. Theo em, hai khổ thơ đầu và ba khổ thơ sau của bài thơ Ông đồ có những điểm gì giống và khác nhau ? Hãy làm rõ ý kiến của mình qua việc phân tích các khổ thơ.
5. Theo em, bài thơ Ông đồ có những đặc sắc nghệ thuật gì ?
6. Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Hướng dẫn làm bài
( Gợi ý: 
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ “Ông đồ”
- Trích dẫn nhận định
b. Thân bài
b.1. Giải thích nhận định:
- “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”
+ Hồn tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
+ Xác tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ
- Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật. 
- Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu.
b2. “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài
* Về nội dung: Bài thơ “Ông đồ” thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với một lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời; là niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền thống của dân tộc (thú chơi câu đối ngày Tết) bị tàn phai.
- Ở hai khổ thơ đầu, qua hình ảnh ông đồ xưa trong thời kì huy hoàng, tác giả gửi gắm niềm kính trọng, ngưỡng mộ, nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
+ Ông đồ xuất hiện bên phố phường đông đúc vào mỗi dịp tết đến xuân về. Không khí mùa xuân, hình ảnh “hoa đào nở” đã tươi thắm nay lại thêm “mực tàu giấy đỏ” làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Từ “lại” diễn tả sự xuất hiện đều đặn của ông đồ với mùa xuân cùng với công việc viết chữ nho.
+ Dòng người đông đúc đều quan tâm và ngưỡng mộ, khâm phục tài viết chữ của ông đồ. (Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài). Nghệ thuật so sánh và thành ngữ “Như phượng múa rồng bay” làm toát lên vẻ đẹp của nét chữ phóng khoáng, bay bổng,
-> Ông đồ trở thành tâm điểm chú ý của mọi người, là đối tượng của sự ngưỡng mộ. Đó là thời chữ nho được mến mộ, nhà nho được trọng dụng.
- Hai khổ thơ tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, một kẻ sĩ lạc lõng, lẻ loi giữa giữa dòng đời xuôi ngược.
+ Mùa xuân vẫn tuần hoàn theo thời gian, phố vẫn đông người qua nhưng ông đồ bị lãng quên, nho học bị thất sủng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông đồ viết.
+ Câu hỏi tu từ và biện pháp nghệ thuật nhân hóa (Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu) -> Nỗi buồn như lan tỏa, thấm cả vào những vật vô tri vô giác, tất cả như đồng cảm với nỗi niềm của ông đồ trước con người, thời thế. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay) gợi không gian buồn thảm, vắng lặng nhấn mạnh sự lẻ loi, bẽ bàng của ông đồ
-> Một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một, chữ nho đã trở nên lỗi thời, những người như ông đồ bị rơi vào quên lãng. Ông đồ trở thành “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”
- Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng, khơi gợi ở người đọc niềm thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa của dân tộc bị mai một.
+ Tết đến, xuân về, hoa đào vẫn nở nhưng không còn thấy ông đồ xưa -> Sau mỗi năm ông đồ đã già và giờ đây đã trở thành người thiên cổ.
+ Câu hỏi tu từ thể hiện niềm cảm thương của tác giả cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc những giá trị tốt đẹp bị lụi tàn và không bao giờ trở lại.
* Về hình thức:
- Nhan đề bài thơ ngắn gọn nhưng gợi nhiều liên tưởng, chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm.
- Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên theo dòng thời gian. Kết cấu bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời của ông đồ: Mở đầu câu chuyện ông đồ là tâm điểm mọi sự chú ý của công chúng, cùng thời gian ông dần bị quên lãng, đến cuối bài thơ ông đồ đã chìm vào quá khứ, từ đó nhà thơ bộc lộ tự nhiên niềm thương người và tình hoài cổ trước cảnh cũ người đâu.
- Thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô đọng, kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ. Hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Kết cấu đầu cuối tương ứng, sử dụng câu hỏi tu từ, nhân hóa, bút pháp tả cảnh ngụ tình, gieo vào lòng người đọc niềm tiếc thương, day dứt.
- Giọng điệu trầm lắng, xót xa thể hiện đúng tình cảnh của nhân vật trữ tình và hồn thơ của tác giả.
b.3. Đánh giá, nâng cao
- Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ông đồ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi niềm cảm thương chân thành đối với những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên vì thế thời thay đổi, thương tiếc giá trị văn hóa tốt đẹp bị lụi tàn.
- Bài học cho người nghệ sĩ: Bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức. Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật.
- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ)

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kien_thuc_ngu_van_8_nghi_phong_dich_covid_19.docx
Bài giảng liên quan