Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020

- Vai trò cỉa thực vật:

+ Thực vật giữ cân bằng hàm lượng CO¬2 và O2 trong không khí

+ Thực vật điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa khu vực, lá, thân, cây cản bớt ánh sáng, gió

+ Thực vật ngăn bụi, giải khí độc

+ Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn

+ Thực vật đối với động vật: cung cấp O2, thức ăn, nơi sinh sản cho động vật

+ Thực vật đối với con người: cung cấp O2, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho con người

- Bảo vệ sự đa dạng của thực vật:

+ Ngặn ngừa chặt phá rừng

+ Hạn chế khai thác rừng bừa bãi

+ Xây dựng vườn thực vật, khu bảo tồn thiên nhiên

+ Cấm buôn bán, xuất khẩu các loại gỗ quý hiếm

 

docx11 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: SINH HỌC 6-HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2019 -2020
I. Hiện tượng thụ phấn của hoa:
- Thụ phấn: là hiện tượng hạt phấn tiếp với đầu nhụy:
+ Hoa tự thụ phấn: là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó
+ Hoa giao phấn: là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác
II. Hiện tượng thụ tinh:
- Thụ tinh: là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử
- Sau khi thụ tinh xong:
+ Hợp tử phát triền thành phôi
+ Noãn tạo hạt chứa phôi
+ Bầu tạo quả chứa hạt
- Các loại quả:
+ Qủa khô: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng
+ Qủa thịt: khi chín thì mền, dày, bên trong chứa đầy thịt quả
- Các cách phát tán của quả và hạt:
+ Phát tán nhờ gió: quả và hạt có cách có cánh có túm lông nhỏ, nhẹ, xốp
+ Phát tán nhờ động vật: quả có hương thơm, vị ngọt, có vỏ cứng, có gai móc
+ Tự phát tán: quả tự khô, tự nẻ hạt, tự bắn ra ngoài
III. Các bộ phận hạt:
- Hạt gồm: vỏ phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
+ Phôi gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm
- Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm: đủ nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp
- Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm:
+ Cây 1 lá mầm: phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm
+ Cây 2 lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm
IV. Tổng kết về cây có hoa:
- Các cơ quan ở cây có hoa:
+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá
+ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt
- Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa:
+ Cơ quan sinh dưỡng: có chức năng nuôi dưỡng cây
+ Cơ quan sinh sản: có chức năng duy trì nòi giống
- Đặc điểm của cây sống dưới nước: rễ, thân, lá mềm, cuống lá phình to tạo phao nổi
- Đặc điểm của cây sống trên cạn:
+ Cây mọc nơi đất khô: rễ ăn sâu, lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá cứng
+ Cây mọc ở nơi râm mát: thân thường vươn cao, cành tập trung ở ngọn
- Đặc điểm cây sống trong môi trường đặc biệt: có rễ cứng, dài, có rễ chống, thân mọng nước, lá tiêu biến thành gai
Chương VIII. Các nhóm thực vật:
- Tảo:
+ Là những cơ thể thực vật bậc thấp
+ Cơ thể gồm 1 hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản
+ Hầu hết sống ở nước
- Rêu:
+ Là những thực vật đã có thân lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản
+ Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa
+ Sinh sản bằng bào tử
- Dương xỉ: là những thực vật đã có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, bào tử mọc thành nguyên tản, cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh
- Cây thông: là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ có mạch dẫn, sinh sản bằng hạt, nằm lộ trên các lá noãn hở, chưa có hoa và quả
- Hạt kín: là nhóm thực vật có hoa, cơ quan sinh dưỡng đa dạng, có hoa, hạt nằm trong quả
- Đặc điểm phân biệt lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm:
+ Số lá mầm của phôi
+ Kiểu rễ
+ Kiểu gân lá
+ Số cánh hóa
+ Dạng thân
- Cách ngành thực vật đã học:
+ Ngành tảo
+ Ngành rêu
+ Ngành dương xỉ
+ Ngành hạt trần
+ Ngành hạt kín
- Vai trò cỉa thực vật:
+ Thực vật giữ cân bằng hàm lượng CO2 và O2 trong không khí
+ Thực vật điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa khu vực, lá, thân, cây cản bớt ánh sáng, gió
+ Thực vật ngăn bụi, giải khí độc
+ Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn
+ Thực vật đối với động vật: cung cấp O2, thức ăn, nơi sinh sản cho động vật
+ Thực vật đối với con người: cung cấp O2, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho con người
- Bảo vệ sự đa dạng của thực vật:
+ Ngặn ngừa chặt phá rừng
+ Hạn chế khai thác rừng bừa bãi
+ Xây dựng vườn thực vật, khu bảo tồn thiên nhiên
+ Cấm buôn bán, xuất khẩu các loại gỗ quý hiếm
+ Tuyên truyền trồng rừng và bảo vệ rừng
Chương X. Các nhóm thực vật:
- Vi khuẩn:
+ Hình dạng
+ Kích thước
+ Số lượng phân bố
- Nấm:
+ Những sợi không màu
+ Cơ quan sinh sản là mũ nấm
+ Sinh sản chủ yếu bằng bào tử
- Địa y:
+ Dạng thực vật đặc biệt
+ Cộng sinh giữa tảo và nấm       
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 6 CHƯƠNG 7
Câu 1. Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng nhóm với quả mơ ?
A. Nho      B. Cà chua
C. Chanh      D. Xoài
Câu 2. Quả nào dưới đây là quả khô không nẻ ?
A. Chò
B. Lạc
C. Bồ kết
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 3. Khi chín, vỏ của quả nào dưới đây không có khả năng tự nứt ra ?
A. Quả bông
B. Quả me
C. Quả đậu đen
D. Quả cải
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch.
B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng.
C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng.
D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng.
Câu 5. Quả thìa là được xếp vào nhóm nào dưới đây ?
A. Quả khô không nẻ
B. Quả khô nẻ
C. Quả mọng
D. Quả hạch
Câu 6. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ?
A. Thân mầm hoặc rễ mầm
B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm
C. Lá mầm hoặc rễ mầm
D. Lá mầm hoặc phôi nhũ
Câu 7. Bạn có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây ?
A. Hạt đậu đen      B. Hạt cọ
C. Hạt bí      D. Hạt cải
Câu 8. Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm ?
A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long
B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót
C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo
D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta
Câu 9. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh ?
A. Tất cả các phương án đưa ra.
B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.
C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.
D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 10. Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, bạn có thể tách đôi rất dễ dàng loại hạt nào dưới đây ?
A. Hạt ngô      B. Hạt lạc
C. Hạt cau      D. Hạt lúa
Câu 11. Loại quả nào dưới đây có khả năng tự phát tán ?
A. Trâm bầu      B. Thông
C. Ké đầu ngựa      D. Chi chi
Câu 12. Quả trâm bầu phát tán chủ yếu theo hình thức nào ?
A. Phát tán nhờ nước
B. Phát tán nhờ gió
C. Phát tán nhờ động vật
D. Tự phát tán
Câu 13. Những loại quả có khả năng tự phát tán hầu hết thuộc nhóm nào dưới đây ?
A. Quả mọng
B. Quả hạch
C. Quả khô nẻ
D. Quả khô không nẻ
Câu 14. Quả cây xấu hổ có hình thức phát tán tương tự quả nào dưới đây ?
A. Quả ké đầu ngựa
B. Quả cải
C. Quả chi chi
D. Quả đậu bắp
Câu 15. Những loại quả phát tán nhờ động vật có đặc điểm nào sau đây ?
A. Khi chín có vị ngọt hoặc bùi
B. Tất cả các phương án đưa ra
C. Khi chín có mùi thơm
D. Có lông hoặc gai móc
Câu 16. Trong các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt, điều kiện nào đóng vai trò tiên quyết ?
A. Hạt được trồng tại vùng đất tơi xốp, giàu khoáng.
B. Hạt được bảo quản tốt, vẫn giữ nguyên vẹn phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
C. Hạt được che đậy kĩ càng bằng rơm, rạ sau khi gieo
D. Hạt được gieo đúng thời vụ
Câu 17. Chọn một số hạt đậu tốt, khô cho vào 3 cốc thuỷ tinh, cốc 1 không cho nước, cốc 2 đổ ngập nước còn cốc 3 lót dưới những hạt đậu một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc vào chỗ mát. Sau một thời gian, hạt ở cốc nào sẽ nảy mầm ?
A. Cả ba cốc      B. Cốc 3
C. Cốc 2      D. Cốc 1
Câu 18. Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là
A. không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp.
B. không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
C. ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp.
D. ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Câu 19. Hạt lạc giữ được khả năng nảy mầm khoảng
A. 3 – 5 năm.      B. 1 – 2 năm.
C. 7 – 8 tháng.      D. 1 – 2 tháng.
Câu 20. Hạt sẽ mất hoàn toàn khả năng nảy mầm trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Bị luộc chín
B. Vùi vào cát ẩm
C. Nhúng qua nước ấm
D. Phơi ngoài ánh sáng mặt trời
Câu 21. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 22. Cây con có thể được hình thành từ bộ phận nào dưới đây ?
1. Hạt
2. Rễ
3. Thân
4. Lá
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 3, 4
Câu 23. Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì ?
A. Quả khô      B. Quả mọng
C. Quả thịt      D. Quả hạch
Câu 24. Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?
A. Hạt      B. Lông hút
C. Bó mạch      D. Chóp rễ
Câu 25. Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì hoạt động nào dưới đây sẽ bị ảnh hưởng ?
A. Sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân
B. Sự phân chia của mô phân sinh ngọn
C. Quá trình quang hợp ở lá
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 26. Cây nào dưới đây không sống trên cạn ?
A. Chuối      B. Nong tằm
C. Cau      D. Trúc đào
Câu 27. Cây nào dưới đây có rễ chống ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Đước
C. Ngô
D. Mắm
Câu 28. Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có đặc điểm nào dưới đây ?
1. Thân mọng nước
2. Rễ chống phát triển
3. Rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất
4. Lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai
A. 1, 3, 4
B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3, 4
Câu 29. Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì ?
A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng
B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn
C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước
D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể
Câu 30. Nhóm nào dưới đây gồm những cây sống trong vùng ngập mặn ?
A. Đoạn, chúc, nứa, hồng, na
B. Bần, sú, vẹt, mắm, đước
C. Giang, si, vẹt, táu, lim
D. Bụt mọc, sưa, hoàng đàn, tuế, mun

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_20.docx