Đề cương ôn tập môn Tin học Lớp 12 - Chương II: Bài 6,7,8,9

Bài 9: BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO

1/ Báo cáo thường được sử dụng để:

- Thể hiện được sự so sánh và tổng hợp thông tin từ các nhóm dữ liệu;

- Trình bày nội dung văn bản theo mẫu quy định.

2/ Để tạo một báo cáo, cần trả lời các câu hỏi:

+ Báo cáo được tạo ra để kết xuất thông tin gì?

+ Dữ liệu được lấy từ đâu?

+ Dữ liệu được nhóm như thế nào?

3/ Cách tạo báo cáo

+ Dùng thuật sĩ

+ Tự thiết kế.

+ Kết hợp cả hai cách

pdf16 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập môn Tin học Lớp 12 - Chương II: Bài 6,7,8,9, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
1 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 
Bộ môn:Tin học- Khối: 12 
Chương 2. HỆ QUẢN TRỊ CSDL MICROSOFT ACCESS (tt) 
A. TÓM TẮT NỘI DUNG 
I. Kiến thức: 
Bài 6: BIỂU MẪU 
1/ Khái niệm: 
Biểu mẫu là một loại đối tượng trong Access được thiết kế để: 
- Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa dữ liệu 
- Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh được thiết kế trên biểu mẫu 
2/ Tạo biểu mẫu mới: 
Các cách tạo biểu mẫu: 
- Cách 1: Tự thiết kế 
- Cách 2: Dùng thuật sỹ 
- Cách 3: Dùng thuật sỹ để tạo sau đó dùng chế độ thiết kế để sửa 
Tạo biểu mẫu mới bằng thuật sỹ: 
- Chọn tab Create trên thanh Ribbon, nháy nút Form Wizard 
- Trong hộp thoại Form wizard: 
+ Chọn dữ liệu nguồn từ bảng (hoặc mẫu hỏi) 
+ Chọn trường đưa vào biểu mẫu  Next 
+ Chọn dạng biểu mẫu  Next 
2 
+ Nhập tên (tiêu đề) biểu mẫu 
+ Đánh dấu vào Open the form (để mở biểu mẫu tạo bằng thuật sỹ)  Finish 
Sửa thiết kế của biểu mẫu: 
- Cách 1: Nháy chuột phải vào tên biểu mẫu  Chọn Design view (hoặc mở biểu mẫu, 
chọn Home->View->Design View) 
- Cách 2: Đánh dấu vào Modify the form’s design sau khi nhập tên (tiêu đề) biểu mẫu. 
3/ Các chế độ làm việc với biểu mẫu: 
Có hai chế độ làm việc với biểu mẫu: chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế 
- Chế độ biểu mẫu: có giao diện thân thiện thường được sử dụng để cập nhật dữ liệu, 
ngoài ra còn thực hiện các thao tác tìm kiếm, lọc, sắp xếp thông tin (như bảng). Cách 
chọn chế độ biểu mẫu: nháy đúp lên tên biểu mẫu, hoặc chọn Home->View-> 
Form View 
- Chế độ thiết kế: cho phép thiết kế mới, xem hoặc thay đổi thiết kế của biểu mẫu (thêm, 
bớt, thay đổi vị trí, kích thước của trường dữ liệu, định dạng font chữ, tạo các nút lệnh 
). Cách chọn chế độ thiết kế: mở biểu mẫu, chọn Home->View-> Design View 
3 
Bài 7: LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG 
Tạo cấu trúc CSDL gồm nhiều bảng có liên quan được liên kết với nhau cho phép tổng hợp 
thông tin từ nhiều bảng. Điều này khắc phục được 1 số nhược điểm của CSDL chỉ có 1 bảng 
là: 
- Dư thừa dữ liệu 
- Không đảm bảo tính nhất quán dữ liệu 
Tạo mối quan hệ bảng 
* Điều kiện để 2 trường liên kết: 
+ Liên kết được xác lập dựa trên thuộc tính khoá 
+ Hai trường liên kết phải cùng kiểu dữ liệu 
* Kỹ thuật tạo liên kết giữa 2 bảng: 
Bước 1: Mở CSDL, Kích vào tab Database Tools trên vùng Ribbon, chọn 
nút Relationships 
Bước 2: Nháy tab Design chọn Show Table 
Bước 3: Chọn các bảng tham gia liên kết  Add cuối cùng nháy Close 
Bước 4: Di chuyển các bảng hiển thị toàn bộ trên cửa sổ 
4 
Bước 5: Xác định bảng cần liên kết. Kéo thả trường liên kết giữa 2 bảng, đánh dấu vào 
các ràng buộc dữ liệu  Nháy nút OK 
Bước 6: Nháy nút Close để đóng cửa sổ Relationships, nháy Yes để lưu lại liên kết 
* Xoá liên kết giữa 2 bảng: 
Bước 1: Nháy chuột vào đường liên kết 
Bước 2: Nhấn phím Delete trên bàn phím 
Bước 3: Chọn Save để lưu lại 
* Sửa liên kết giữa 2 bảng: 
Bước 1: Nháy đúp chuột vào đường nối thể hiện liên kết để mở hộp thoại Edit 
Relationships 
Bước 2: Thực hiện các thay đổi cần thiết, chọn OK 
Bước 3: Chọn Save để lưu lại 
Bài 8: TRUY VẤN DỮ LIỆU 
1. Các khái niệm. 
a) Mẫu hỏi (Query): 
Trong CSDL nếu các thao tác lọc và tìm kiếm có liên quan đến nhiều bảng, hoặc các điều 
kiện lọc phức tạp thì ta sẽ sử dụng mẫu hỏi. 
5 
– Mẫu hỏi có thể sử dụng để : 
+ Sắp xếp các bản ghi. 
+ Tìm kiếm theo điều kiện cho trước. 
+ Chọn các trường để hiển thị. 
+ Tính toán các giá trị như tính trung bình cộng, tính tổng, đếm các bản ghi, 
+ Hiển thị thông tin từ nhiều bảng hay từ các bảng và mẫu hỏi khác. 
– Có 2 chế độ làm việc với mẫu hỏi: 
+ Chế độ thiết kế 
+ Chế độ trang dữ liệu 
b) Biểu thức: 
Biểu thức dùng để thực hiện các tính toán hay kiểm tra các điều kiện 
* Các phép toán trong biểu thức bao gồm: 
– Các phép toán số học: +, -, *, / 
– Các phép so sánh: , =, =, 
– Các phép toán logic: AND, OR, NOT 
* Các toán hạng trong các biểu thức có thể là: 
– Tên trường: Ghi trong dấu ngoặc vuông [], ví dụ [Maso], [Hodem], [Ten], 
– Các hằng số: 0, 1, 3, 1999 
– Các hằng kí tự: đặt trong ngoặc kép: “ ”, ví dụ “Nam”, “Nữ” 
– Các hàm số cho sẵn: SUM, AVG, COUNT,  
* Biểu thức số học: được sử dụng để mô tả các trường tính toán trong mẫu hỏi 
 : 
* Biểu thức điều kiện và biểu thức logic được sử dụng để: 
– Kiểm tra điều kiện vào. 
– Tạo các điều kiện lọc dữ liệu 
– Tạo mẫu hỏi. 
c) Các hàm: 
Access cung cấp cho ta một số hàm thông dụng để xây dựng các tính toán trên các dữ liệu sẵn 
có. 
Các hàm thường gặp: 
SUM: Tính tổng. 
AVG: Tính trung bình cộng. 
MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất. 
MAX: Tìm giá trị lớn nhất. 
COUNT: Đếm các giá trị khác rỗng. 
Chú ý: 4 hàm đầu tiên chỉ thực hiện trên các hàm kiểu số. 
2. Tạo mẫu hỏi. 
Có nhiều cách để tạo mẫu hỏi, có thể dùng thuật sĩ (Wizard) để tạo mẫu hỏi theo các mẫu cho 
sẵn hoặc cũng có thể tạo bằng cách tự thiết kế. 
Các bước chính để tạo mẫu hỏi bao gồm: 
– Chọn dữ liệu nguồn cho mẫu hỏi, nguồn có thể là các bảng hay các mẫu hỏi khác. 
– Chọn các trường đưa vào mẫu hỏi (từ nguồn). 
– Đưa ra điều kiện lọc. 
– Chọn trường dùng để sắp xếp (nếu cần). 
– Xây dựng các trường tính toán (nếu cần). 
– Đặt các điều kiện gộp theo nhóm (nếu cần). 
– Để thiết kế mẫu hỏi mới: 
 1. Chọn Create > Query Design 
6 
Access mở cửa sổ Query đồng thời hiển thị hộp thoại Show Table. 
 2. Chọn các bảng/mẫu hỏi chứa dữ liệu cần truy vấn từ hộp thoại Show Table 
 3. Thiết kế mẫu hỏi dựa trên lưới thiết kế (Design Grid) bao gồm: 
Field: khai báo các trường muốn hiển thị 
Table: xác định bảng/mẫu hỏi chứa trường tương ứng trên dòng Field 
Sort: lựa chọn các trường dùng làm tiêu chuẩn để sắp xếp 
Show: lựa chọn các trường muốn hiển thị trong kết quả truy vấn 
Criteria: xác định các biểu thức dùng làm điều kiện lọc dữ liệu 
4. Thực hiện mẫu hỏi: 
 Cách 1: Nháy nút lệnh Run trong nhóm Results 
 Cách 2: Chọn chế độ Datasheet View từ nút lệnh View trong nhóm Results 
 5. Lưu mẫu hỏi: 
 + Nháy nút lệnh Save trên Quick Access Toolbar 
 + Nhập tên mẫu hỏi vào hộp thoại Save As 
7 
 + Nháy OK 
 7. Đóng mẫu hỏi: nháy nút Close trên cửa sổ Query 
Bài 9: BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO 
1/ Báo cáo thường được sử dụng để: 
- Thể hiện được sự so sánh và tổng hợp thông tin từ các nhóm dữ liệu; 
- Trình bày nội dung văn bản theo mẫu quy định. 
2/ Để tạo một báo cáo, cần trả lời các câu hỏi: 
+ Báo cáo được tạo ra để kết xuất thông tin gì? 
+ Dữ liệu được lấy từ đâu? 
+ Dữ liệu được nhóm như thế nào? 
3/ Cách tạo báo cáo 
+ Dùng thuật sĩ 
+ Tự thiết kế. 
+ Kết hợp cả hai cách. 
4/ Tạo báo cáo bằng thuật sỹ 
- Trên tab Create, kích nút Report Wizard 
- Chọn dữ liệu nguồn từ bảng hoạc mẫu hỏi (Tables/Queries) 
- Chọn các trường đưa vào báo cáo rồi ấn nút > (nếu chọn từng trường) hoặc ấn nút >> (nếu 
chọn tất cả các trường) Next 
- Chọn trường gộp nhóm (nếu có) 
8 
- Chọn sắp xếp theo thứ tự cho báo cáo  Next 
- Chọn cách bố trí (Layout) và định hướng quay ngang hay dọc (Orientation) cho báo cáo 
 Next 
- Nhập tiêu đề cho báo cáo 
9 
- Chọn cách mở báo cáo để xem (Preview the report) hoặc chỉnh sửa báo cáo (Modify the 
report’s design)  Finish 
II. Kĩ năng: HS thực hiện được: 
- Tạo biểu mẫu bằng thuật sỹ và chỉnh sửa biểu mẫu 
- Cập nhật dữ liệu qua biểu mẫu 
- Liên kết các bảng trong CSDL 
- Vận dụng một số hàm cơ bản và phép toán thông dụng tạo ra các biểu thức số học, 
biểu thức điều kiện và biểu thức logic để xây dựng mẫu hỏi. 
- Thực hiện được các bước tạo mẫu hỏi đơn giản. 
- Các thao tác tạo báo cáo đơn giản bằng thuật sĩ. 
- Chỉnh sửa lại hình thức của báo cáo. 
- Lưu trữ và in báo cáo. 
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
1. Câu hỏi trắc nghiệm 
1) Biểu mẫu sau đang ở chế độ nào? 
 A) Trang dữ liệu 
 B) Nhập dữ liệu 
 C) Thiết kế 
 D) Biểu mẫu 
2) Phát biểu nào sau đây SAI? 
 A) Không lọc được dữ liệu trong biểu mẫu 
 B) Không thể tạo thêm nút lệnh trong chế độ biểu mẫu 
 C) Không thể lập biểu thức tính toán trong biểu mẫu 
10 
 D) Không thể thay đổi nhãn trong chế độ biểu mẫu của biểu mẫu 
3) Có mấy cách tạo biểu mẫu? 
 A) 1 cách: tự thiết kế 
 B) 2 cách: dùng thuật sỹ, sử dụng mẫu có sẵn 
 C) 3 cách: tự thiết kế, sử dụng mẫu có sẵn, kết hợp hai cách sử dụng mẫu và tự thiết kế 
 D) 1 cách: sử dụng mẫu có sẵn 
4) Bảng HANG_HOA gồm có 3 trường: Mahang, Tenhang, Dongia. Muốn tạo biểu mẫu có 
dạng như sau cần thực hiện như thế nào? 
B1. Chọn 3 trường: Mahang >, Tenhang >, Dongia>, Next 
B2. Chọn tab Create trên thanh Ribbon, nháy nút Form Wizard 
B3. Chọn bảng HANG_HOA từ ô Table/Queries 
B4. Chọn dạng biểu mẫu 
B5. Đặt tên cho biểu mẫu, chọn mục Modify the Forms design 
B6. Đặt tên cho biểu mẫu, chọn mục Open the Form to view or enter information 
B7. Sửa tiêu đề các trường thành tiếng việt-> lưu lại-> kích chuột vào biểu tượng 
 A) B2-B3-B1-B4-B5-B6 
 B) B2-B3-B1-B4-B5-B7 
 C) B2-B1-B3-B4-B7-B5 
 D) B2-B3-B1-B4-B6-B7 
5) Để tạo biểu mẫu ta sử dụng đối tượng nào trong Access? 
 A) Forms 
 B) Queries 
 C) Reports 
 D) Tables 
6) Khi làm việc với biểu mẫu, nút lệnh dùng để 
 A) xóa biểu mẫu 
 B) mở biểu mẫu trong chế độ thiết kế hoặc thiết kế biểu mẫu 
 C) cập nhật dữ liệu vào biểu mẫu 
 D) mở biểu mẫu 
7) Phát biểu sau nói về chế độ nào trong Forms? 
" cho phép thiết kế mới, xem hoặc thay đổi thiết kế của biểu mẫu (thêm, bớt, thay đổi vị trí, 
kích thước của trường dữ liệu, định dạng font chữ, tạo các nút lệnh )" 
 A) trang dữ liệu 
 B) thiết kế 
 C) biểu mẫu 
 D) thuật sỹ 
11 
8) Tạo biểu mẫu dùng thuật sĩ, sau khi chọn đối tượng Forms ta chọn tab Create trên thanh 
Ribbon và nháy nút lệnh nào? 
 A) 
 B) 
 C) 
 D) 
9) Phát biểu sau nói về chế độ nào trong Forms? 
"có giao diện thân thiện thường được sử dụng để cập nhật dữ liệu, ngoài ra còn thực hiện 
các thao tác tìm kiếm, lọc, sắp xếp thông tin (như trên bảng)" 
 A) biểu mẫu 
 B) dữ liệu 
 C) thiết kế 
 D) trang dữ liệu 
10) Tạo biểu mẫu dùng thuật sĩ, sau khi chọn đối tượng Forms ta chọn tab Create trên thanh 
Ribbon và nháy nút lệnh nào? 
 A) Blank Form 
 B) Form 
 C) Form Wizard 
 D) Form Design 
11) Phát biểu nào sau đây về biểu mẫu là sai? 
 A) Biểu mẫu là một đối tượng trong Access 
 B) Có thể thực hiện các thao tác thông qua nút lệnh được thiết kế trên biểu mẫu 
 C) Biểu mẫu chủ yếu dùng để cập nhật và hiển thị dữ liệu 
 D) Có thể tạo, sửa cấu trúc biểu mẫu trong chế độ biểu mẫu 
12) Thao tác sau dùng để chọn chế độ nào trong biểu mẫu? 
"Nháy đúp chuột lên tên biểu mẫu (hoặc trong View nháy nút ) " 
 A) thiết kế 
 B) biểu mẫu 
 C) trang dữ liệu 
 D) dữ liệu 
13) Để liên kết các bảng, ta sử dụng lệnh nào trên Ribbon? 
 A) 
 B) 
 C) 
 D) 
14) Hai trường dùng để liên kết hai bảng bắt buộc phải 
 A) đều là khóa chính 
 B) có cùng tên 
 C) có cùng tính chất và dữ liệu 
 D) có cùng tên và phải là khóa chính 
15) Để sửa một liên kết đã tạo, ta thực hiện thứ tự các bước sau: 
Bước 1: Thực hiện các thay đổi cần thiết, chọn OK 
12 
Bước 2: Nháy đúp chuột vào đường nối thể hiện liên kết để mở hộp thoại Edit Relationships 
Bước 3: Chọn Save để lưu lại 
 A) 2-3-1 
 B) 1-3-2 
 C) 1-2-3 
 D) 2-1-3 
16) Để liên kết 2 trường ta sử dụng tab nào trên Ribbon? 
 A) Home 
 B) External Data 
 C) Database Tools 
 D) Create 
17) CSDL HOCTAP.MDB gồm các bảng: 
BANG_DIEM (STT, mã học sinh, mã môn học, ngày kiểm tra, điểm số) 
HOC_SINH (mã học sinh, họ tên, tổ) 
MON_HOC (mã môn học, tên môn học) 
Các trường liên quan giữa 3 bảng có cùng tính chất và dữ liệu 
Bảng nào có thể liên kết với nhau? 
 A) HOC_SINH+BANG_DIEM 
 B) MON_HOC+BANG_DIEM 
 C) MON_HOC+HOC_SINH 
 D) MON_HOC+BANG_DIEM và HOC_SINH+BANG_DIEM 
18) Để xóa một liên kết đã tạo, ta thực hiện thứ tự các bước sau: 
Bước 1: Nhấn phím Delete trên bàn phím 
Bước 2: Nháy chuột vào đường liên kết 
Bước 3: Chọn Save để lưu lại 
 A) 1-2-3 
 B) 2-1-3 
 C) 2-3-1 
 D) 2-1 
19) Để tạo ra cột Thành tiền = SoLuong X DonGia (với SoLuong và DonGia là hai trường 
có sẵn trong bảng), ta gõ biểu thức như sau: 
 A) Thành tiền: [SoLuong] * [DonGia] 
 B) Thành tiền:= [SoLuong] * [DonGia] 
 C) Thành tiền = {SoLuong} * {DonGia} 
 D) Thành tiền = (SoLuong) * (DonGia) 
20) Để thiết kế mẫu hỏi mới ta thực hiện: 
 A) Create -> Query by using wizard 
 B) Create -> Query wizard 
 C) Create -> Query Design 
 D) Table->Create -> Tables Design 
21) Khi thiết kế mẫu hỏi bắt buộc phải thực hiện việc nào trong các việc sau: 
 A) Đặt điều kiện gộp nhóm 
 B) Khai báo điều kiện để lọc các bản ghi 
 C) Chọn các bảng dữ liệu nguồn 
 D) Tạo các trường tính toán 
22) Quan sát và cho biết kết quả của mẫu hỏi sau 
13 
 A) Hiển thị tổng các sản phẩm đã sản xuất 
 B) Hiển thị danh sách sản phẩm 
 C) Hiển thị tổng số lượng của từng sản phẩm đã sản xuất 
 D) Liệt kê tất cả các sản phẩm đã sản xuất 
23) Trong lưới thiết kế mẫu hỏi, dòng Criteria dùng để 
 A) đặt điều kiện lọc 
 B) gộp nhóm 
 C) chọn trường 
 D) chọn bảng 
24) Chọn biểu thức logic đúng cho mẫu hỏi sau: 
 A) [gioitinh]=”Nữ” and (toan, lý, hóa>=8) 
 B) [gioitinh]=”Nữ” and [toan]>=8 and [ly]>=8 and [hoa]>=8 
 C) “Nữ” and (toan>=8, lý>=8, hoa>=8) 
 D) [gioitinh]=Nữ and ([toan]>=8, [ly]>=8, [hoa]>=8) 
25) Điền vào chỗ trống: 
“. . . . . . . . là một đối tượng trong Access để tập hợp dữ liệu theo điều kiện, sắp xếp và tìm 
kiếm dữ liệu từ nhiều bảng và mẫu hỏi khác” 
 A) Mẫu hỏi 
 B) Biểu mẫu 
 C) Bảng 
 D) Báo cáo 
26) Hàm COUNT có chức năng 
 A) đếm các giá trị chuỗi 
 B) đếm các giá trị logic 
 C) đếm các giá trị số 
 D) đếm các giá trị khác trống 
27) Mẫu hỏi dùng để: 
 A) thực hiện tính toán như tính trung bình cộng, tính tổng, đếm bản ghi  
 B) tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng 
 C) chọn các bản ghi thỏa mãn điều kiện cho trước, chọn trường để hiển thị, sắp xếp các 
bản ghi 
 D) tất cả các ý trên đều đúng 
28) Để gộp nhóm trong mẫu hỏi ta thường sử dụng nút lệnh có tên là: 
 A) Total 
 B) Expr 
 C) Query 
 D) Function 
29) Nguồn để tạo mẫu hỏi là 
14 
 A) bảng hoặc biểu mẫu 
 B) bảng 
 C) mẫu hỏi 
 D) bảng hoặc mẫu hỏi 
30) Cho biết hình ảnh sau đây là bước nào khi tạo báo cáo: 
 A) chọn trường gộp nhóm 
 B) chọn trường tổng hợp 
 C) chọn nguồn dữ liệu cho báo cáo 
 D) chọn trường sắp xếp 
31) Phát biểu sau nói về đối tượng nào trong Access? 
“Đối tượng này là công cụ để trình bày, in dữ liệu ra giấy, phân tích, tổng hợp và thống kê 
dữ liệu.” 
 A) Mẫu hỏi 
 B) Báo cáo 
 C) Biểu mẫu 
 D) Bảng 
32) Trong Access, để tạo báo cáo bằng thuật sĩ ta chọn đối tượng nào? 
 A) Query Design 
 B) Form Wizard 
 C) Table Design 
 D) Report Wizard 
33) Nguồn để tạo báo cáo là 
 A) bảng hoặc mẫu hỏi 
 B) bảng 
 C) bảng hoặc biểu mẫu 
 D) mẫu hỏi 
34) Làm cách nào để tạo nhanh một báo cáo đơn giản với tiêu đề báo cáo bằng tiếng Việt? 
 A) Thiết kế báo cáo 
 B) Tạo báo cáo bằng thuật sỹ sau đó chỉnh sửa thiết kế của báo cáo 
 C) Tạo báo cáo bằng thuật sỹ 
 D) Tạo mẫu hỏi sau đó lấy dữ liệu nguồn cho báo cáo từ mẫu hỏi đã tạo 
35) Hãy sắp xếp thứ tự các bước khi tạo báo cáo bằng thuật sĩ: 
1. Đặt tên báo cáo 
2. Chọn trường gộp nhóm 
3. Chọn nguồn dữ liệu cho báo cáo 
4. Chọn cách bố trí báo cáo 
5. Chọn trường sắp xếp 
6. Chọn trường đưa vào báo cáo 
 A) 1-3-6-2-5-4 
 B) 3-6-2-5-4-1 
 C) 3-4-5-4-5-1 
15 
 D) 6-2-5-4-1-3 
2. Bài tập vận dụng: 
2.1 Tạo CSDL mới có tên là KQTHI.ACCDB để quản lí điểm thi của các học sinh trong 
một kì thi của một trường học. 
Bài 1: Tạo các bảng dữ liệu có cấu trúc được mô tả như trong bảng sau, đặt khoá chính cho 
mỗi bảng, mô tả tính chất cho các trường trong mỗi bảng: 
Tên bảng Tên trường Kiểu dữ liệu 
DSHOCSINH SBD 
Ho 
Ten 
Nu 
Ngaysinh 
Lop 
Text (dài tối đa 8 kí tự) 
Text (dài tối đa 40 kí tự) 
Text (dài tối đa 10 kí tự) 
Yes/No 
Date/Time (dạng dd/mm/yyyy) 
Text (dài tối đa 4 kí tự) 
BANGDIEM SBD 
TOAN 
VAN 
ANH 
Text 
Number (Điểm nhập từ 0 đến 10, có 1 số lẻ) 
Number 
Number 
LOP LOP 
GVCN 
Text 
Text (dài tối đa 50 kí tự) 
Bài 2: Hãy tạo liên kết cho các bảng như sau: 
- Bảng DSHOCSINH liên kết với bảng BANGDIEM qua trường SBD 
- Bảng LOP liên kết với bảng BANGDIEM qua trường LOP. 
Bài 3: Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho cả 3 bảng trên. 
Bài 4: Thiết kế một số mẫu hỏi cho phép nhận được: 
a) Hiển thị các thông tin sau: SBD; Họ tên, Lớp; Toán; Văn; Anh; Tổng điểm 3 môn; 
b) Thống kê điểm trung bình, cao nhất, thấp nhất môn Toán của từng lớp; 
c) Điểm của tất cả các học sinh theo một môn học nào đó; 
d) Hiển thị tất cả điểm số của một học sinh nào đó theo SBD. 
Bài 5: Thực hiện các yêu cầu sau: 
a) Thiết kế một báo cáo để in ra mẫu hỏi bài 4a. 
b) Dựa vào CSDL trên, em hãy tự thiết kế một báo cáo tuỳ ý. 
2.2 Tạo CSDL mới có tên là QLTHUVIEN.MDB để quản lí việc mượn sách của thư viện 
nhà trường. 
Bài 1: Tạo các bảng dữ liệu có cấu trúc được mô tả như trong bảng sau, đặt khoá chính cho 
mỗi bảng, mô tả tính chất cho các trường trong mỗi bảng: 
Tên bảng Tên trường Kiểu dữ liệu 
MUONSACH SOTHE 
MSSACH 
NGAYMUON 
NGAYTRA 
Text 
Text 
Date/Time 
Date/Time 
16 
NGUOIMUON SOTHE 
HOTEN 
NGAYSINH 
LOP 
Text 
Number 
Number 
Number 
SACH MSSACH 
TENSACH 
SOTRANG 
TACGIA 
Text 
Text 
Number 
Text 
Bài 2: Hãy tạo liên kết cho các bảng như sau: 
- Bảng SACH liên kết với bảng MUONSACH qua trường MSSACH 
- Bảng NGUOIMUON liên kết với bảng MUONSACH qua trường SOTHE 
Bài 3: Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho cả 3 bảng trên. 
Bài 4: Thiết kế một số mẫu hỏi cho phép nhận được: 
a) Hiển thị các cuốn sách mà một học sinh nào đó đang mượn. 
b) Hiển thị tất cả các cuốn sách của một tác giả nào đó. 
c) Thống kê số lượng sách của mỗi tác giả 
d) Thống kê số lần mượn của từng quyển sách 
Bài 5: 
a) Tạo báo cáo hiển thị họ tên người mượn, ngày mượn của mỗi quyển sách. Hãy trang 
trí cho đẹp mà thể hiện rõ nội dung cần báo cáo. 
b) Dựa vào CSDL trên, em hãy tự thiết kế một báo cáo tuỳ ý. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_tin_hoc_lop_12_chuong_ii_bai_6789.pdf