Đề cương ôn tập môn Tin học Lớp 12 - Chương III: Cơ sở dữ liệu quan hệ

006.10.1. Điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng nhất: Hệ quản trị CSDL

dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác . gọi là hệ quản trị CSDL quan hệ

A) CSDL

B) dữ liệu

C) CSDL quan hệ

D) mô hình quan hệ

007.10.1. Mô hình dữ liệu quan hệ được xây dựng dựa vào yêu tố nào?

A) tạo lập, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu

B) cấu trúc dữ liệu; các thao tác, phép toán trên dữ liệu và các ràng

buộc dữ liệu

C) liên kết các bảng

D) bảng, thuộc tính, khóa và liên kết

008.10.1. Đâu là một đặc trưng của quan hệ trong hệ cơ sở dữ liệu?

A) Quan hệ có thuộc tính phức hợp

B) Tại mỗi ô trong bảng có thể chứa nhiều giá trị

C) Các thuộc tính có thể trùng tên

D) Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng

pdf6 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập môn Tin học Lớp 12 - Chương III: Cơ sở dữ liệu quan hệ, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 
Môn Tin học- Khối: 12 
Chương III 
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ 
A- TÓM TẮT LÝ THUYẾT 
1. Mô hình dữ liệu: 
- Để nghiên cứu và phát triển các ứng dụng CSDL cần quan tâm các yếu tố: 
+ Cấu trúc dữ liệu; 
+ Các thao tác, phép tóan trên dữ liệu; 
+ Các ràng buộc dữ liệu. 
- Mô hình dữ liệu là một tập khái niệm dùng để mô tả cấu trúc dữ liệu, các 
thao tác dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một CSDL 
- Mô hình dữ liệu quan hệ là một mô hình được sử dụng phổ biến trong thực 
tế xây dựng các ứng dụng CSDL 
- Các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ: 
+ Cấu trúc: Dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Bảng gồm các hàng, cột 
thể hiện thông tin về một chủ thể. Cột biểu thị thuộc tính của chủ thể, hàng 
biểu thị cho một cá thể. 
+ Thao tác dữ liệu: cập nhật và khai thác (thêm, xóa, sửa, sắp xếp, tìm 
kiếm, lọc) 
+ Ràng buộc dữ liệu: dữ liệu phải thỏa mãn một số ràng buộc (không dư 
thừa dữ liệu, mỗi bản ghi là duy nhất, có sự xuất hiện lặp lại một số trường 
ở các bảng, có liên kết phản ánh mối liên hệ giưa các chủ thể) 
2. Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ 
- CSDL quan hệ là CSDL được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan 
hệ. 
- Hệ quản trị CSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai tác CSDL quan hệ 
được gọi là hệ quản trị CSDL quan hệ 
- Trong CSDL quan hệ: Bảng  Quan hệ, Cột  Thuộc tính, Hàng  Bộ 
(bản ghi), Kiểu dữ liệu  Miền dữ liệu 
- Các đặc trưng chính của một quan hệ trong CSDL quan hệ: 
+ Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với các quan hệ khác 
+ Các bộ là phân biệt và thứ tự của các bộ không quan trọng 
+ Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt, thứ tự các thuộc tính không quan 
trọng 
+ Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp 
3. Các thao tác với Cơ sở dữ liệu quan hệ 
1/ Tạo lập CSDL 
- Tạo bảng: Phải khai báo cấu trúc bảng: 
+ Đặt tên trường 
 + Khai báo kiểu dữ liệu cho mỗi trường 
+ Khai báo kích thước của trường 
- Chọn khóa chính cho bảng: bằng cách để hệ quản trị CSDL tự động chọn 
hoặc ta xác định khóa thích hợp trong các khóa của bảng. 
- Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng 
- Tạo liên kết giữa các bảng bằng cách xác định các trường chung trong các 
bảng. Liên kết giúp hệ quản trị CSDL biết các bảng kết nối như thế nào để 
phục vụ việc kết xuất thông tin. 
2/ Cập nhật dữ liệu 
- Dữ liệu nhập vào có thể được chỉnh sửa, thêm, xóa trực tiếp trên bảng hoặc 
biểu mẫu 
- Thêm bản ghi bằng cách bổ sung một hoặc một số bộ dữ liệu vào bảng 
- Chỉnh sửa dữ liệu là việc thay đổi giá trị của một số thuộc tính của một bộ. 
- Xóa bản ghi: Xóa một hoặc một số bộ của bảng. 
3/ Khai thác CSDL 
- Sắp xếp các bản ghi 
- Truy vấn CSDL 
- Xem dữ liệu 
- Kết xuất báo cáo 
 Kết luận: Các thao tác với CSDL quan hệ: 
- Tạo lập CSDL: Tạo bảng, chỉ định khóa, lưu, tạo liên kết 
- Cập nhật CSDL: Thêm, sửa, xóa cấu trúc trường và nội dung bản ghi 
- Khai thác CSDL: sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo. 
B - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
001.10.1. Trong mô hình quan hệ, thuộc tính dùng để chỉ 
 A) bản ghi 
 B) hàng 
 C) bảng 
 D) cột 
002.10.1. Cơ sở dữ liệu quan hệ là: 
 A) Hệ CSDL gồm nhiều bảng 
 B) Phần mềm để tạo lập, cập nhật, khai thác CSDL quan hệ 
 C) Tập khái niệm mô tả cấu trúc, tính chất, ràng buộc trên CSDL 
 D) CSDL được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ 
003.11.1. Khai thác CSDL gồm có các thao tác: 
 A) Thêm, xóa, sửa dữ liệu 
 B) Tạo CSDL, tạo bảng, tạo liên kết giữa các bảng 
 C) Sắp xếp các bản ghi, truy vấn dữ liệu, xem dữ liệu, tạo báo cáo 
 D) Sửa cấu trúc bảng, mẫu hỏi, báo cáo. 
004.10.1. Trong CSDL quan hệ, miền dùng để chỉ 
 A) kiểu dữ liệu 
 B) hàng 
 C) giá trị 
 D) cột 
005.10.1. Thế nào là CSDL quan hệ? 
 A) Hệ CSDL gồm nhiều bảng 
 B) Tập khái niệm mô tả cấu trúc CSDL 
 C) CSDL dùng để tạo lập, cập nhật, khai thác CSDL quan hệ 
 D) CSDL được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ 
006.10.1. Điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng nhất: Hệ quản trị CSDL 
dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác ...... gọi là hệ quản trị CSDL quan hệ 
 A) CSDL 
 B) dữ liệu 
 C) CSDL quan hệ 
 D) mô hình quan hệ 
007.10.1. Mô hình dữ liệu quan hệ được xây dựng dựa vào yêu tố nào? 
 A) tạo lập, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu 
 B) cấu trúc dữ liệu; các thao tác, phép toán trên dữ liệu và các ràng 
buộc dữ liệu 
 C) liên kết các bảng 
 D) bảng, thuộc tính, khóa và liên kết 
008.10.1. Đâu là một đặc trưng của quan hệ trong hệ cơ sở dữ liệu? 
 A) Quan hệ có thuộc tính phức hợp 
 B) Tại mỗi ô trong bảng có thể chứa nhiều giá trị 
 C) Các thuộc tính có thể trùng tên 
 D) Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng 
009.11.1. Trong CSDL quan hệ, việc tạo lập CSDL gồm những thao tác nào? 
 A) tạo bảng, chọn khóa chính, lưu cấu trúc bảng, tạo liên kết giữa các 
bảng 
 B) Thêm, sửa, xóa dữ liệu trong bảng 
 C) Đặt tên trường, chỉ định kiểu dữ liệu cho trường, khai báo kích thước 
của trường 
 D) Truy vấn CSDL và kết xuất báo cáo 
010.10.1. Trong mô hình quan hệ Bộ dùng để chỉ 
 A) bản ghi 
 B) thuộc tính 
 C) cột 
 D) bảng 
011.11.1. Cho các thao tác sau : 
 B1: Tạo bảng 
 B2: Đặt tên và lưu cấu trúc 
 B3: Chọn khóa chính cho bảng 
 B4: Tạo liên kết 
Khi tạo lập CSDL quan hệ ta thực hiện lần lượt các bước sau: 
 A) B1-B3-B4-B2 
 B) B1-B2-B3-B4 
 C) B2-B1-B2-B4 
 D) B1-B3-B2-B4 
012.11.1. Khi cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ, việc thay đổi giá trị của 
một vài thuộc tính của một bộ được gọi là: 
 A) xóa một số bộ của quan hệ 
 B) xóa bản ghi 
 C) chỉnh sửa dữ liệu 
 D) thêm dữ liệu 
001.10.2. Tiêu chí nào sau đây thường được dùng để chọn khóa chính? 
 A) Khóa có ít thuộc tính nhất 
 B) Chỉ là khóa có một thuộc tính 
 C) Không chứa các thuộc tính thay đổi theo thời gian 
 D) Khóa bất kì 
002.11.2. Khi khai thác CSDL quan hệ ta có thể: 
 A) Sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo 
 B) Tạo bảng, chỉ định khóa chính, tạo liên kết 
 C) Thêm, sửa, xóa bản ghi 
 D) Đặt tên, chọn kiểu dữ liệu, định tính chất trường 
003.10.2. Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua: 
 A) Thuộc tính của các trường được chọn (không nhất thiết là khóa) 
 B) Địa chỉ các bảng 
 C) Thuộc tính khóa 
 D) Tên trường 
004.10.2. Hãy chọn phát biểu đúng nhất về khóa của bảng: 
 A) Khóa là một tập các thuộc tính vừa đủ để phân biệt các bộ 
 B) Khóa là một thuộc tính phân biệt các quan hệ 
 C) Khóa là một bộ trong bảng 
 D) Khóa là một thuộc tính trong bảng 
005.10.2. Khi cập nhật dữ liệu vào bảng, ta không thể để trống trường nào sau 
đây: 
 A) khóa chính 
 B) thuộc tính đầu tiên của bảng 
 C) khóa 
 D) tất cả các trường của bảng 
001.10.3. Một bảng có các trường SOBH (Số hiệu bảo hiểm) và HOTEN (Họ 
tên) thì chọn trường SOBH làm khoá chính vì : 
 A) Trường SOBH đứng trước trường HOTEN 
 B) Trường SOBH là kiểu số, trong khi đó trường HOTEN không phải 
kiểu số 
 C) Trường SOBH là trường ngắn hơn 
 D) Không thể có hai bản ghi có cùng số hiệu bảo hiểm, trong khi đó có 
thể trùng họ tên 
 002.10.3. Đề kiểm tra chất lượng 3 môn: Toán, Văn và Anh của học sinh khối 
12, trường Đức Trọng đã tạo CSDL gồm các bảng sau: 
THÍ SINH(STT, SBD, HoTen, NgaySinh, GioiTinh, Diachi) 
ĐIỂM THI(STT, SBD, Toan, Van, Anh) 
Khóa của 2 bảng trên là: 
 A) THÍ SINH(STT, SBD, Hoten+Diachi); ĐIỂM THI(SBD, STT) 
 B) THÍ SINH(STT, SBD); ĐIỂM THI(SBD, STT) 
 C) THÍ SINH(STT, SBD +Hoten+Diachi); ĐIỂM THI(SBD, STT) 
 D) THÍ SINH(SBD); ĐIỂM THI(SBD) 
003.10.3. Cho CSDL Quản lý sản xuất gồm 3 bảng sau: 
CongNhan(MaCN, TenCN, GioiTinh, SoDT) 
SanPham(STT, MaSP, TenSP) 
SanXuat(STT, MaCN, MaSP, SoLuong, NgaySX) 
Các liên kết bảng sẽ là: 
 A) Bảng CongNhan và bảng SanPham; bảng SanPham và bảng 
SanXuat 
 B) Bảng CongNhan và bảng SanXuat; bảng SanPham và bảng 
CongNhan 
 C) Bảng CongNhan và bảng SanPham; bảng CongNhan và bảng 
SanXuat 
 D) Bảng CongNhan và bảng SanXuat; bảng SanPham và bảng SanXuat 
004.10.3. Để quản lí giờ dạy của giáo viên và điểm số của học sinh, một giáo 
viên đã xây dựng CSDL gồm có các bảng như sau: 
- LOP gồm: MALOP, TENLOP, GVCN. 
- HOCSINH gồm: STT, MAHS, MALOP, HOHS, TENHS, PHAI, 
CONLS, CONTB. 
- GIAOVIEN gồm: MAGV, TENGV, MATKHAU. 
- PHANCONG gồm: MAGV, LOPDAY(MALOP), MONDAY(MAMH), 
TENGV. 
- MONHOC gồm: MAMH, TENMH. 
- DIEM gồm: MALOP, MAHS, MAMH, M1, M2, M3, V1,V2, V3, T1, 
T2, T3, thi. 
1. Xác định khoá chính cho từng bảng? 
2. Các bảng trên liên kết với nhau như thế nào? 
3. Cho biết các bảng cần thiết liên kết với nhau để: 
a) Kết xuất được báo cáo gồm họ tên, lớp, điểm trung bình môn bất kỳ 
của một lớp 
b) Điểm tất cả các môn của một học sinh nào đó. 
c) Thống kê điểm trên trung bình của một môn học nào đó. 
 d) Tổng hợp điểm tất cả các môn của học sinh trong một lớp. 
005.10.3. Để quản lí lao động xây dựng các công trình, một nhân viên đã xây 
dựng cơ sở dữ liệu quản lí lao động có các bảng như sau: 
- NHANVIEN gồm có các trường: Mã nhân viên, Họ tên, Ngày sinh, 
phái, địa chỉ, Mã phòng ban. 
- PHONGBAN gồm có: Mã phòng ban, tên phòng ban. 
- CONG gồm có: Mã công trình, Mã nhân viên, Mã phòng ban, số lượng 
ngày công. 
- CONGTRINH gồm có: Mã công trình, tên công trình, Địa điểm, ngày 
cấp giấy phép, ngày khởi công, ngày hoàn thành. 
1. Hãy xác định khoá cho mỗi bảng. 
2. Các bảng liên kết với nhau như thế nào? 
3. Cho biết các bảng tham gia truy vấn để đưa ra được các thông tin sau: 
a) Danh sách những nhân viên tham gia vào một công trình nào đó 
(Yêu cầu có các thông tin: Mã nhân viên, họ tên, số lượng ngày 
công). 
b) Số lượng ngày công của mỗi công trình (Yêu cầu có các thông tin: 
Mã công trình, tên công trình, tổng ngày công). 
c) Đếm số lượng nhân viên của mỗi phòng ban (Yêu cầu có các thông 
tin: Mã phòng ban, tên phòng ban, số lượng). 
d) Danh sách những nhân viên có sinh nhật trong tháng 8 (Yêu cầu có 
các thông tin: Mã nhân viên, tên nhân viên, ngày sinh, địa chỉ, tên 
phòng ban). 
 C. Định hướng học chương (bài) tiếp theo: 
- Tìm hiểu các loại kiến trúc hệ CSDL trong thực tế 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_tin_hoc_lop_12_chuong_iii_co_so_du_lieu.pdf