Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 8 - Buổi 3 - Năm học 2019-2020

Câu 2/ Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.

A. Gió thổi cành lá đung đưa .

B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng ten nít bị bật ngược trở lại.

C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống.

D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.

Câu 3/ Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực.

A. Xe đi trên đường.

B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.

C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung.

D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất.

Câu 4/ Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.

A. Xe máy đang đi trên đường.

B. Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính.

C. Chiếc thuyền chạy trên sông.

D. Chiếc đu quay đang quay.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 8 - Buổi 3 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Ngày dạy: 15/4/2020
 ÔN TẬP VẬT LÝ 8 (BUỔI 3)
I. Kiến thức cần ghi nhớ 
 6. Áp suất
	- Áp lực: là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
	- Áp suất: Độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép: 
	Trong đó: p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S.
	Nếu F có đv là N, S có đv là m2 thì p có đv là N/m2 (niutơn trên mét vuông), N/m2 còn gọi là paxcan(Pa).	1Pa = 1N/m2
	- Áp suất chất lỏng: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
	+ Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h, trong đó h là độ sâu tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
	* Bình thông nhau: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
	- Áp suất khí quyển: Không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất.
	+ Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tôrixeli.
* Bài tập 
A. Bài tâp trắc nghiệm
Câu 1/ Kết luận nào sau đây không đúng:
Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
Câu 2/ Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
Gió thổi cành lá đung đưa .
Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng ten nít bị bật ngược trở lại.
Một vật đang rơi từ trên cao xuống.
Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
Câu 3/ Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực.
Xe đi trên đường.
Thác nước đổ từ trên cao xuống.
Mũi tên bắn ra từ cánh cung.
Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất.
Câu 4/ Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.
Xe máy đang đi trên đường.
Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính.
Chiếc thuyền chạy trên sông.
Chiếc đu quay đang quay.
Câu 5/ Kết luận nào sau đây không đúng:
Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động.
Lực là nguyên nhân làm biến dạng vật.
Lực có thể vừa làm biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động của vật.
Câu 6/ Hãy chọn câu trả lời đúng
Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố :
Phương , chiều.
Điểm đặt, phương, chiều.
Điểm đặt, phương, độ lớn.
Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
Câu 1
2
v1
F1
F2
v2
7/ Vật 1 và 2 đang chuyển động 
với các vận tốc v1 và v2 
 thì chịu các lực tác dụng 
như hình vẽ.
Trong các kết luận sau kết luận nào đúng?
Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.
Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.
Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.
Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.
Câu 8/ Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 10 kg.
 A. h1 B. h2 . C. h3 D. h4
.
5 N
P
.
5 0N
P
.
50 N
P
.
5 N
P
h1
h2
h3
h4
Câu 9/ 
15 0N
.
F1
2 00N
.
F2
75 N
.
F3
Cho các lực tác dụng lên ba vật như hình vẽ trên.Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ lớn sau đây cách sắp xếp nào là đúng.
F1> F2 > F3.
F2 >F1 > F3.
F1> F3> F2.
F3> F1> F2.
Câu 10/ Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng.
Cùng phương cùng chiều với vận tốc.
Cùng phương ngược chiều với vận tốc.
Có phương vuông góc với với vận tốc.
Có phương bất kỳ so với vận tốc.
Câu 11/ Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng?
Hai lực tác dụng là hai lực cân bằng.
Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau.
Hai lực tác dụng có phương khác nhau.
Hai lực tác dụng có cùng chiều.
Câu 12/ Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Hành khách nghiêng sang phải.
Hành khách nghiêng sang trái.
Hành khách ngã về phía trước.
Hành khách ngã về phía sau.
Câu 13/ Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
Xe đột ngột tăng vận tốc.
Xe đột ngột giảm vận tốc.
Xe đột ngột rẽ sang phải.
Xe đột ngột rẽ sang trái.
Câu 14/ Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
Hòn đá lăn từ trên núi xuống.
Xe máy chạy trên đường.
Lá rơi từ trên cao xuống.
Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Câu 15/ 
B
A
C
Một quả cầu được treo trên sợi chỉ tơ mảnh như hình vẽ. Cầm đầu B của sợi chỉ để giật thì sợi chỉ có thể bị đứt tại điểm A hoặc điểm C. Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật như thế nào?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo.
Giật đầu B một cách từ từ.
Giật thật nhẹ đầu B.
Vừa giật vừa quay sợi chỉ .
Câu 16/ Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.
Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống.
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén.
Lực xuất hiện làm mòn lốp xe.
Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động.
Câu 17/ Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào KHÔNG cần tăng ma sát.
Phanh xe để xe dừng lại.
Khi đi trên nền đất trơn.
Khi kéo vật trên mặt đất.
Để ô tô vượt qua chỗ lầy.
Câu 18/ Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?.
Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc.
Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động .
Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động.
Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.
Câu 19/ Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
Ma sát làm mòn lốp xe.
Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe.
Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Câu 20/ Hãy chọn câu trả lời đúng.
Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: 
Fms = 35N.
Fms = 50N.
Fms > 35N.
Fms < 35N.
B. Bài tập tự luận:
Bài 1. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
Bài 2. Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất chân ghế tác dụng lên mặt đất.
Bài 3. Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoàivỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106N/m2.
a. Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Vì sao khẳng định được điều như vậy?
	b. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m3 .
Bài 4. Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ nhỏ?
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài 5. Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là thế nào? Tính áp suất này ra N/m2.
Bài 6. Trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống cao bao nhiêu? Ống Tô-ri-xe-liphải dài ít nhất là bao nhiêu?
Bài 7. Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h
ĐÁP ÁN 
 Trắc nghiệm
1A
2B
3B
4B
5A
6D
7A
8B
9C
10A
11A
12C
13D
14D
15A
16A
17C
18D
19B
20A
B. Bài tập tự luận
1. Trọng lượng của người:
	P = p.S = 17000.0,03 = 510N
	Khối lượng của người: m = 
2. Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:
	P = 
3. 	a. Áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm, tức là cột nước ở phía trên tàu ngầm giảm. Vậy tàu ngầm đã nổi lên.
	b. Áp dụng công thức p = d.h => h = .
	- Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước:
h1 = 
	- Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau là:
h2 = 
4. Để rót nước dễ dàng. Vì có lỗ thủng ở trên nắp nên khí trong ấm thông với hí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy làm nước chảy từ trong ấm ra dễ dàng hơn.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_8_buoi_3_nam_hoc_2019_2020.doc