Đề cương ôn tập thi học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2020-2021

Câu 1. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua

A. miền lông hút. B. miền chóp rễ.

C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành.

Câu 2. Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. thẩm thấu. B. cần tiêu tốn năng lượng.

C. nhờ các bơm ion. D. chủ động.

Câu 3. Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào

A. hoạt động trao đổi chất. B. chênh lệch nồng độ ion.

C. cung cấp năng lượng. D. hoạt động thẩm thấu.

Câu 4. Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có

A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.

B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

 

docx15 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập thi học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 thúc, bón lót).
-Bón phân qua lá : 
+Dựa vào khả năng hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng. 
+Điều kiện : Dung dịch bón có nồng độ thấp; Trời không mưa, nắng không gay gắt.
3.Phân bón và môi trường 
-Bón vượt quá liều lượng : ô nhiễm nông phẩm và môi trường, đe doạ sức khoẻ con người.
CHỦ ĐỀ: QUANG HỢP
I. Khái quát về quang hợp ở thực vật
1. Vai trò của quang hợp
-Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật; nguyên liệu cho công nghiệp; dược liệu chữa bệnh cho con người.
-Chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của sản phẩm quang hợp. Đây là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
-Điều hoà không khí : giải phóng O2( là dưỡng khí cho sinh vật hiếu khí và hấp thụ CO2( góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.
2. Cơ quan và bào quan quang hợp
- Lá là cơ quan quang hợp của cây
- Lục lạp là bào quan quang hợp
3. Hệ sắc tố quang hợp
Bảng 1. Hệ sắc tố quang hợp
Hệ sắc tố quang hợp
Màu sắc
Chức năng
Sắc tố chính:
Diệp lục
(Chlorophyl)
Diệp lục a
Xanh lục
- Hấp thụ năng lượng và truyền cho diệp lục a trung tâm
- Diệp lục a trung tâm: Chuyển năng lượng ánh sáng thành hóa năng trong ATP, NADPH.
Diệp lục b
- Hấp thụ năng lượng và truyền cho diệp lục a 
Sắc tố phụ:
Carotenoit
Caroten
Đỏ, da cam, vàng
- Tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả, củ.
- Hấp thụ năng lượng và truyền cho diệp lục b
- Bảo vệ diệp lục khi có ánh sáng mạnh
II. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
1..Pha saùng cuûa quaù trình quang hôïp (Gioáng nhau ôû caùc nhoùm thöïc vaät C3, C4, CAM)
- Khái niệm : Pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP, NADPH.
- Nơi xảy ra: màng tilacoit.
- Nguyên liệu: H2O, ADP, NADP+
- Sản phẩm : ATP, NADPH, O2.
2. Pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM
- Nơi xảy ra: Chất nền strôma.
- Nguyên liệu: ATP, NADPH, CO2.
- Sản phẩm: glucôzơ, ADP, NADP+.
Nội dung
Thực vật C3
Thực vật C4
Thực vật CAM
Đại diện
Hầu hết các loại thực vật, phân bố khắp nơi trên trái đất( Rêu, Tảo, Cam, Chanh..)
Một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, ngô, rau dền,
Thực vật mọng nước sống như dứa, thanh long, lô hội, 
Điều kiện môi trường
Môi trường sống có cường độ ánh sáng từ thấp tới trung bình
Môi trường sống có cường độ ánh sáng cao
Sống ở hoang mạc, thiếu nước
Con 
đường
cố 
định 
CO2
Loại tế bào tham gia 
Tế bào mô giậu
Tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch
Tế bào mô giậu
Chất nhận CO2 đầu tiên
Hợp chất 5 C
(Ribulôzơ 1,5 – điP)
Hợp chất 3 C
(PEP)
Hợp chất 3 C
(PEP)
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên
Hợp chất 3 Cacbon (APG)
Hợp chất 4 Cacbon (axit oxalo axêtic)
Hợp chất 4 Cacbon (axit oxalo axêtic)
Thời điểm cố định CO2
Ban ngày
Ban ngày
Ban đêm
Hiệu suất quang hợp
 Trung bình
Cao
Thấp
III. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.
Các nhân tố
Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Ánh sáng
-Cường độ ánh sáng:
* Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng làm cho Iqh=Ihh
* Điểm bão hoà ánh sáng:Cường độ ánh sáng làm cho Iqh đạt cực đại
* Tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì Iqh tăng tỉ lệ thuận cho đến khi đạt tới điểm bão hoà ánh sáng,sau đó cường độ quang hợp giảm
-Thành phần quang phổ:
* Quang hợp chỉ xãy ra ở miền ánh sáng đỏ và xanh tím
* Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axitamin, prôtêin
* Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cácbohydrat 
Nồng độ CO2
- Điểm bù CO2: Trị số nồng độ CO2 làm cho Iqh =Ihh
- Điểm bão hoà CO2: Trị số nồng độ CO2 làm cho Iqh đạt cực đại
* Tăng nồng độ CO2, lúc đầu Iqh tăng tỉ lệ thuận, sau đó tăng chậm cho tới khi đạt trị số bão hoà CO2.Vượt qua trị số đó, Iqh giảm 
Nước
- Là nguyên liệu trực tiếp của quá trình quang hợp.
 - Ảnh hưởng đến độ mở khí khổng à ảnh hưởng đến lượng CO2 xâm nhập.
- Ảnh hưởng đến QH thông qua điều hoà nhiệt độ của lá 
- Là môi trường cho các phản ứng sinh hóa.
Nhiệt độ
- Đối với đa số các loài cây, quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá trị tối ưu tuỳ loài, trên ngưỡng đó quang hợp giảm
Nguyên tố khoáng
- Tham gia cấu thành enzim quang hợp(N,P,K) và diệp lục (Mg,N), điều tiết độ mở khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá(K), liên quan đến quang phân li nước(Mn, Cl)
Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
- Là sử dụng ánh sáng nhân tạo của các loại đèn(đèn nêon,đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che, trong phòng.
-Ưu điểm: Khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường, tạo ra các sản phẩm sạch bệnh
CHỦ ĐỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
1. Hô hấp ở thực vật là gì?
– Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học (dưới tác động của enzim) của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó tích luỹ trong ATP.
– PTTQ: 
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 +6 H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP)
2. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật
– Thải ra nhiệt: cần thiết để duy trì các hoạt động sống của cơ thể thực vật.
– Cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.
– Hình thành các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể.
3. Con đường hô hấp ở thực vật
- Tùy điều kiện có oxi hoặc không có oxi phân tử mà có thể xảy ra các quá trình: phân giải kị khí và phân giải hiếu khí. 
Nội dung phân biệt
Phân giải kị khí
Phân giải hiếu khí
Điều kiện
Thiếu ôxi
Có ôxi
Các giai đoạn 
Đường phân → Lên men.
Đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi chuyền êlectron.
Nơi xảy ra
Tế bào chất
Tế bào chất → chất nền ti thể → màng trong ti thể.
Sản phẩm
Lên men rượu: CO2 , rượu êtilic, ATP.
Lên men lactic: axit lactic, ATP.
CO2 , H2O, ATP
Hiệu quả năng lượng
2ATP 
(36 -38) ATP
3. Hô hấp sáng	
–Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài ánh sáng. 
– Xảy ra trong điều kiện cường độ sáng cao, nhiều O2, thiếu CO2.
- Xảy ra ở ba bào quan: Lục lạp → peroxixôm → ty thể.
– Ý nghĩa: Gây lãng phí 30 – 50% sản phẩm quang hợp.
BÀI 15. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
I.Tiêu hoá là gì?
- Mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa nội bào:
+ Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường giúp lấy các chất cần thiết từ môi trường ngoài cung cấp cho quá trình chuyển hóa nội bào.
+ Quá trình chuyển hóa nội bào tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể, tổng hợp các chất cần thiết xây dựng nên tế bào và cơ thể.
-Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
-Hình thức tiêu hoá: tiêu hoá nội bào, tiêu hoá ngoại bào.
II. Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá
+ Đại diện: động vật đơn bào.
+ Quá trình tiêu hóa:
- Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong.
- Lizoxom gắn vào không bào tiêu hoá. Các enzim của lizoxom vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
- Chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
III. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá
-Túi tiêu hoá: hình thành từ nhiều tế bào, có 1 lỗ thông ra bên ngoài làm chức năng của miệng và hậu môn.
-Quá trình tiêu hoá:
+Tế bào tuyến trên thành túi tiêu hoá tiết ra enzim tiêu hoá vào lòng túi tiêu hoá.
+Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (trong lòng túi tiêu hoá), sau đó được tiêu hoá nội bào (trong các tế bào trên thành túi tiêu hoá).
IV. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá
-Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hoá và nhờ tác dụng của dịch tiêu hoá. -Tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người:
Bộ phận
Tiêu hoá cơ học
Tiêu hoá hoá học
Miệng
Nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
Tuyến nước bọt tiết enzim amilaza biến đổi 1 phần tinh bột.
Thực quản
Nuốt, đẩy viên thức ăn xuống dạ dày.
Dạ dày
Co bóp, nhào trộn thức ăn với dịch vị, đẩy thức ăn xuống ruột.
Tiết enzim pepsin biến đổi một phần prôtêin.
Ruột non
Co bóp, đẩy thức ăn xuống các phần tiếp theo của ruột, giúp thức ăn thấm đều dịch tuỵ, dịch mật, dịch ruột.
Tiết ra các enzim biến đổi các thành phần trong thức ăn thành chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được.
Ruột già
Co bóp đẩy chất thải ra ngoài.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
Câu 1. Trình bày cơ chế hấp thụ nước và I ôn khoáng từ đất vào tế bào lông hút?
Câu 2. Nước được hấp thụ từ đất vào rễ qua 2 con đường. Đó là hai con đường nào? Nêu những điểm có lợi và bất lợi của hai con đường đó? 
Câu 3. Trình bày cấu tạo, thành phần dịch, động lực của dòng mạch gỗ?
Câu 4. Trình bày cấu tạo, thành phần dịch, động lực của dòng mạch rây?
Câu 5. Trình bày vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá cây?
Câu 5. Thoát hơi nước ở lá ra không khí theo 2 con đường. Đó là hai con đường nào? Nêu những đặc điểm của 2 con đường đó. Trình bày cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước?
Câu 6. Thế nào là cân bằng nước và vấn đề hạn của cây trồng?
Câu 7. Trình bày vai trò của nguyên tố ni tơ.
Câu 8. Trình bày quá trình chuyển hóa ni tơ trong đất.
Câu 9. Trình bày quá trình cố định ni tơ khí quyển.
Câu 10. Trình bày các nguồn cung cấp ni tơ tự nhiên cho cây.
Câu 11: Nêu vai trò của quang hợp? Cơ quan và bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp? 
Câu 12: Nêu các thành phần trong hệ sắc tố và vai trò của của chúng trong quang hợp? Chuỗi truyền năng lượng trong quang hợp có sơ đồ như thế nào?
Câu 13: Nêu đặc điểm quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM?
Câu 14: Sự phụ thuộc của quang hợp vào ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng.
Câu 15: Thế nào là trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo? ưu điểm của phương pháp này?
Câu 16. Trình bày vai trò của hô hấp đối với thực vật? 
Câu 17. Phân biệt các con đường hô hấp ở thực vật?
Câu 18. Trình bày hô hấp sáng ở thực vật.
Câu 19. Tiêu hóa ở động vật là gì? Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở các nhóm động vật.
TRẮC NGHIỆM 
Câu 1. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua
A. miền lông hút.     B. miền chóp rễ.
C. miền sinh trưởng.    D. miền trưởng thành.
Câu 2. Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. thẩm thấu.     B. cần tiêu tốn năng lượng.
C. nhờ các bơm ion.    D. chủ động.
Câu 3. Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất.    B. chênh lệch nồng độ ion.
C. cung cấp năng lượng.     D. hoạt động thẩm thấu.
Câu 4. Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có
A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 5: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
ALực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
B Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 6. Cho các nhân tố sau:
(1) Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
(2) Độ dày, mỏng của lớp cutin.
(3) Nhiệt độ môi trường.
(4) Gió và các ion khoáng.
(5) Độ pH của đất.
Có bao nhiêu nhân tố liên quan đến điều tiết độ mở khí khổng? Nhân tố nào là chủ yếu?
A. 2 và (3).                             B. 3 và (2).
C. 2 và (1)                              D. 3 và (1).
Câu 7. Trong các nguyên nhân sau:
(1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
(2) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.
(3) Thế năng nước của đất là quá thấp.
(4) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp.
(5) Các ion khoáng độc hại đối với cây.
(6) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.
(7) Lông hút bị chết.
Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân:
A. (3), (4) và (5)               B. (2), (6) và (7)
C. (3), (5) và (7)               D. (1), (2) và (6)
Câu 8. Nồng độ NH4+ trong cây là 0,2%, trong đất là 0,05% cây sẽ nhận NH4+ bằng cách
A. Hấp thụ thụ động
B. thẩm thấu
C. Hấp thụ chủ động
D. Khuếch tán
Câu 9. Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?
A. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.
B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
C. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
D. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
Câu 10: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:
A. Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.
C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
Câu 11: Khi tế bào khí khổng mất nước thì:
A. Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.
B. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.
C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.
D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.
Câu 12: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?
A. Mép (Vách)trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.
B. Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.
C. Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.
D. Mép (Vách)trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
Câu 13: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:
A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 14: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:
A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 15: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất llà trong những ngày nắng nóng.
B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
Câu 16. Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong củng một đơn vị thời gian theo bảng sau:
Theo lí thuyết, cây nào không bị héo?
A. Cây B.                               B. Cây D
C. Cây C                                D. Cây A
Câu 17: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là:
A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.
D. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
Câu 18: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nguồn chính cung cấp dạng nitơnitrat và nitơ amôn?
A. Sự phóng điên trong cơn giông đã ôxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat.
B. Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng vớ quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.
C. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
D. Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.
Câu 19: Dung dịch bón phân qua lá phải có:
A. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa.
B. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.
C. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa.
D. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.
Câu 20: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?
A. Có các lực khử mạnh.	B. . Được cung cấp ATP.
C. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza D. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
Câu 21. Cây hấp thụ nito ở dạng:
A.  N2+ và NO3-               B. NO3- và NH4+
C. N2+ và NH3+               D. NO3+ và NH4-
Câu 22: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là:
A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 23 
Chú thích nào sau đây đúng về sơ đồ trên?
A. (1). NH4+ ; (2). N2 ; (3). NO3- ; (4) Chất hữu cơ
B. (1). NH4+ ; (2). NO3- ; (3). N2 ; (4) Chất hữu cơ
C. (1). NO3-; (2). N2; (3). NH4+ ; (4) Chất hữu cơ
D. (1). NO3-; (2). NH4+; (3). N2; (4) Chất hữu cơ
Câu 24. Đặc điểm của con đường thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật là:
A. Lượng nước thoát ra lớn, không thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng
B. Lượng nước thoát ra nhỏ, không thể điều chỉnh được sự đóng mở của khí khổng
C. Lượng nước thoát ra nhỏ, có thể điều chỉnh được sự đóng mở của khí khổng
D. Lượng nước thoát ra lớn, có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng
Câu 25. Nhóm vi khuẩn làm nghèo nitơ của đất trồng là :
A. Vi khuẩn cố định nitơ
B. Vi khuẩn phản nitrat
C. Vi khuẩn nitrat
D. Vi khuẩn a môn
Câu 26. Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động, nghĩa là nước di chuyển từ:
a. môi trường ưu trương sang môi trường nhược trương
b. môi trường nhược trương sang môi trường ưu trương
c. môi trường có thế nước thấp sang môi trường có thế nước cao
d. môi trường có nồng độ chất tan cao sang môi trường có nồng độ chất tan thấp
Câu 27. Cường độ thoát hơi nước qua cutin
a. mạnh ở lá non, giảm dần ở lá trưởng thành và ngưng ở lá già
a. mạnh ở lá non, giảm dần ở lá trưởng thành và tăng ở lá già
a. yếu ở lá non, tăng dần ở lá trưởng thành và mạnh ở lá già
a. yếu ở lá non, tăng dần ở lá trưởng thành và ngưng ở lá già.
Câu 28. Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá mạnh hơn qua mặt trên của lá là do:
a.lớp cutin ở mặt trên dày hơn lớp cutin ở mặt dưới của lá
b.lớp cutin ở mặt trên mỏng hơn lớp cutin ở mặt dưới của lá
c. khí khổng chủ yếu phân bố ở mặt trên của lá
d. khí khổng chủ yếu phân bố ở mặt dưới của lá.
Câu 29. Biện pháp để hạn chế sự mất đạm cho đất là:
A. xới đất b. làm cỏ c. tưới nước d. bón phân.
Câu 30. Khi lá cây bị vàng do thiếu chất diệp lục, có thể chọn nhóm các nguyên tố khoáng thích hợp để bón cho cây là:
a.N, K, Fe b. N, K, Mn c. N, Mg, Fe d. P, K, Mn.
Câu 31.Điều nào sau đây là sai khi nói về sự hấp thụ chủ động các iôn khoáng?
A. Cần có sự chênh lệnh nồng độ iôn.
B. Cần năng lượng ATP.
C. Cần chất mang.
D. Vận chuyển ngược chiều građien nồng độ.
Câu 32.Dòng nước đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường thành tế bào – gian bào có điểm khác biệt với con đường chất nguyên sinh - không bào là
A. nhanh, không được chọn lọc.
B. chậm, không được chọn lọc.
C. nhanh, được chọn lọc.
D. chậm, được chọn lọc.
Câu 33.Quá trình hấp thụ muối khoáng theo cơ chế thụ động có điểm khác với cơ chế chủ động là
A. cùng chiều građien nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang.
B. cùng chiều građien nồng độ, cần năng lượng, cần chất mang.
C. ngược chiều građien nồng độ, cần năng lượng, cần chất mang.
D. ngược chiều građien nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang.
Câu 34.Thoát hơi nước qua khí khổng có điểm khác biệt với thoát hơi nước qua tầng cutin là
A. vận tốc lớn, được điều chỉnh. 
B. vận tốc lớn, không được điều chỉnh.
C. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh. 
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 35.Quá trình chuyển hóa ni tơ trong đất không có sự tham gia của vi khuẩn 
A. lam.
B. nitrat hóa.
C. amôn hóa.
D. phản nitrát hóa.
Câu 36.Điều nào sau đây sai?
A. Dung dịch phân bón qua lá phải có nồng độ các iôn khoáng cao.
B. Cây lấy lá bón nhiều phân đạm, cây lấy củ bón nhiều lân, kali.
C. Đất chua không bón phân SA( amôni sunphat).
D. Bón phân khi trời nắng không quá gay gắt.
Câu 37. 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_thi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_202.docx
Bài giảng liên quan