Đề cương ôn tập thi học kỳ II môn Sinh học Khối 12 - Năm học 2019 - 2020 - Trường THPT Bùi Thị Xuân

1. Sinh trưởng và phát triển ở động vật:

a) Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Phân biệt được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái của động vật.

- Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

b) Vai trò của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật

Trình bày được ảnh hưởng của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống và không có xương sống.

c) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Cơ chế điều hoà sinh trưởng và phát triển.

- Nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn nội tiết phổ biến.

- Các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

- Khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người (cải tạo vật nuôi, cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình).

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập thi học kỳ II môn Sinh học Khối 12 - Năm học 2019 - 2020 - Trường THPT Bùi Thị Xuân, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Trường THPT Bùi Thị Xuân – Đà Lạt
Tổ Sinh học – Công nghệ
d&c
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC
KHỐI 12 
Năm học 2019 - 2020
A. Nội dung: 
	Phần: Sinh thái học 
B. Mục tiêu cần đạt:
1. Cá thể và môi trường:
Kiến thức: 
- Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn.
- Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái.
- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh.
Kĩ năng:
Vận dụng quy luật tác động tổng hợp và quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh trong chăn nuôi, trồng trọt.
2. Quần thể:
Kiến thức:
- Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học).
- Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể.
- Nêu được khái niệm kích thước quần thể, các nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật.
Kĩ năng:
Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể.
3. Quần xã:
Kiến thức:
- Định nghĩa được khái niệm quần xã.
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã: tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian.
- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp sinh, cộng sinh, ức chế – cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi và vật chủ – vật kí sinh).
Kĩ năng:
Đề cập các mối quan hệ giữa các loài và ứng dụng các mối quan hệ trong thực tiễn.
4. Hệ sinh thái - sinh quyển và bảo vệ môi trường:
Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa hệ sinh thái.
- Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.
- Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng: chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng.
- Nêu được hiệu suất sinh thái.
- Nêu được khái niệm chu trình vật chất và trình bày được các chu trình sinh địa hoá: nước, cacbon, nitơ.
- Trình bày được quá trình chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng).
Kĩ năng: 
- Biết lập sơ đồ về chuỗi và lưới thức ăn.
- Đề xuất một vài giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
-----------------------
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC
KHỐI 11 
Năm học 2019 - 2020
Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm khách quan 70% (28 câu), 30% tự luận
A. Nội dung: 
	Chương III: B- Sinh trưởng và phát triển ở động vật
	Chương IV: Sinh sản (bài 41,42,43,44)
B. Mục tiêu cần đạt:
	Chương III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 
1. Sinh trưởng và phát triển ở động vật:
a) Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Phân biệt được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái của động vật.
- Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
b) Vai trò của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
Trình bày được ảnh hưởng của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống và không có xương sống.
c) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Cơ chế điều hoà sinh trưởng và phát triển.
- Nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn nội tiết phổ biến.
- Các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. 
- Khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người (cải tạo vật nuôi, cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình).
	Chương IV. SINH SẢN
1. Sinh sản ở thực vật:
	Kiến thức:
- Hiểu được sinh sản vô tính là sự sinh sản không có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái (không có sự tái tổ hợp di truyền), con cái giống nhau và giống bố mẹ.
- Phân biệt được các kiểu sinh sản vô tính.
- Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Nhận biết được sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
2. Sinh sản ở động vật:
- Nêu được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Phân biệt được sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận của cơ thể.
- Ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính ở động vật.
- Các hình thức thụ tinh ở động vật.
- Chiều hướng tiến hóa của các hình thức sinh sản ở động vật từ thấp đến cao. 
------------------------
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC
KHỐI 10 
Năm học 2019 - 2020
Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm khách quan 70% (28 câu), 30% tự luận
A. Nội dung: 
	Chương II: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
 	Chương III: Virut – bệnh truyền nhiễm và miễn dịch 
B. Mục tiêu cần đạt:
1. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật:
- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật.
- Phân biệt được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật
- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của chúng
2. Virut và bệnh truyền nhiễm:
Kiến thức:
- Trình bày khái niệm và cấu tạo của virut
- Đặc điểm về hình dạng, axit nuclêic, vỏ protêin, vỏ ngoài của 3 loại virut có cấu trúc xoắn, cấu trúc khối và cấu trúc hỗn hợp.
- Cấu tạo của phage.
- Phân loại virut  
- Chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ (Lấy ví dụ ở phage)
- Virut gây bệnh: tác hại, cách phòng tránh và ứng dụng.
- Một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, intefêron, các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh
Kĩ năng:
Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở người, động vật và thực vật ở địa phương.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II MÔN CÔNG NGHỆ 
KHỐI 10 
Năm học 2019 - 2020
A. Nội dung: Tiết 30 - 37
Phần: Tạo lập doanh nghiệp
B. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Các khái niệm cơ bản về doanh nghiệp và kinh doanh.
- Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định kế hoạch kinh doanh.
- Thành lập doanh nghiệp.
- Quản lý doanh nghiệp. 
2. Kỹ năng:
Làm bài tập về xác định kế hoạch kinh doanh, hạch toán kinh tế.
 Đà Lạt, ngày 02 tháng 6 năm 2020 
 Tổ trưởng chuyên môn
 NGUYỄN THỊ THANH KIỀU

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_thi_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_khoi_12_nam_hoc_2.doc
Bài giảng liên quan