Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử (Đề 1) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Có ý kiến cho rằng: “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

doc5 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử (Đề 1) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2014- 2015
Môn: Lịch sử
(Thời gian làm bài: 150 phút)
A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (14 điểm)
Câu 1(4 điểm):
	Có ý kiến cho rằng: “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 2(5 điểm):
	Hiện tượng “Thần kì” Nhật Bản là gì? Nguyên nhân của hiện tượng đó? Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Việt Nam có thể học tập được gì từ những kinh nghiệm của Nhật Bản?
Câu 3 (5 điểm): 
Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay:
a. Kể tên những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật?.
b. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay có ý nghĩa và tác động tiêu cực như thế nào đối với cuộc sống của con người? 
c. Liên hệ trách nhiệm của bản thân em đối với sự phát triển của nền khoa học - kĩ thuật nước nhà và hạn chế những hậu quả tiêu cực mà cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật để lại?
B. LỊCH SỬ VIỆT NAM (6 điểm)
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào? Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng? Cuộc bãi công Ba Son (8-1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
------------------------Hết---------------------
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2014- 2015
Môn: Lịch sử
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (14 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
Nội dung
Điểm
* Giới thiệu khái quát về châu Á:
- Đất rộng, người đông tài nguyên phong phú: Trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân dân khổ cực...
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kì xây dựng đất nước theo các con đường khác nhau nhưng đều đạt được những thành tựu to lớn.
* Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế: 
- Ấn Độ: 
+ Là nước lớn thứ hai ở châu Á, sau khi giành được độc lập đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt những thành tựu to lớn: Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “ Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người.
+ Về công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi. Những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.
- Trung Quốc: 
+ Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tăng trưởng cao nhất thế giới, GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới...
+ Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ năm 1978 đến năm 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 lên 2090 nhân dân tệ: ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
- Một số nước khác:
+ Xin-ga-po: Từ 1965-1973, kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “ con rồng châu Á”.
+ Ma-lai-xi-a: Từ 1963-1983, tăng trưởng kinh tế 6,3 %.
+ Thái Lan: Từ 1987-1990, tăng trưởng 11,4 %.
* Kết luận: Với sự tăng trưởng nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và một số các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.
0.25
0.25
1.0
1.0
1.0
0.5
Câu 2: ( 5 điểm)
Nội dung
Điểm
*Hiện tượng “Thần kì” ở Nhật Bản:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nạng nề với những khó khăn bao trùm đất nước...
- Nhật Bản thi hành nhiều chính sách dân chủ là một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế sau này ...
- Từ 1950, Mĩ phát động cuộc chiến tranh Triều Tiên được coi là “ngọn gió thần” đối với kinh tế Nhật Bản, kinh tế Nhật Bản được khôi phục và phát triển mạnh mẽ.
- Từ những năm 60 (thế kỉ XX), khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh ở Việt Nam, kinh tế Nhật bản phát triển “thần kì”, vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
+ Từ những năm 70(thế kỉ XX), Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
àNhư vậy, hiện tượng “thần kì” Nhật Bản chính là sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản vì từ một nước bại trận, mất hết thuộc địa, nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề... nhưng chỉ sau vài thập niên, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một siêu cường quốc về kinh tế, nhiều người gọi đó là sự phát triển “thần kì” Nhật Bản.
* Nguyên nhân của sự phát triển “thần kì”:
- Điều kiện quốc tế thuận lợi như: Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
- Những nhân tố có ý nghĩa quyết định của chính Nhật Bản:
+ Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật- sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc;
+ Hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản; 
+ Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng;
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
* Việt Nam có thể rút ra được kinh nghiệm:
- Tiếp thu, áp dụng những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại...
- Coi trọng nhân tố con người, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá...
- Vai trò của nhà nước trong việc nắm bắt đúng thời cơ, điều tiết kinh tế, đề ra chiến lược phát triển... 
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
Câu 3: (5 điểm)
Nội dung
Điểm
a. Kể tên các thành tựu:
- Đạt được những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản
- Phát minh lớn về công cụ sản xuất mới .
- Tìm ra các nguồn năng lượng mới.
- Sáng chế ra vật liệu mới.
- Cuộc “ cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
- Những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
- Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ.
* Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Ý nghĩa: 
+ Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người.
+ Mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người.
* Tác động tiêu cực:
- Việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt cuộc sống.
- Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...và cả những “bãi rác” trong vũ trụ, việc nhiễm phóng xạ nguyên tử.
- Những tai nạn lao động và tai nạn giao thông, những dịch bệnh mới cùng những đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.
* Liên hệ:
- Nhận thức đúng về vai trò, vị trí của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đối với cuộc sống nói chung và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
- Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chiếm lĩnh những tri thức của nhân loại.
- Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống ( học đi đôi với hành).
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi( bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ môi trường...) 
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông.
- Tuyên truyền vận động những người xung quanh cùng thực hiện...
1.0
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Nội dung
Điểm
*Tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của Pháp đối với xã hội Việt Nam.
- Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã đẩy nhanh sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam và làm nảy sinh những giai cấp mới: Giai cấp công nhân phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng, tư sản trở thành giai cấp, tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng. 
+ Mỗi giai cấp: địa chủ, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân có địa vị và quyền lợi xã hội khác nhau nên có thái độ chính trị và khả năng cách mạng của họ cũng khác nhau.
* Giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng:
- Giai cấp công nhân ra đời ngay trước chiến tranh, trong thời kì khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, phát triển khá nhanh trong thời kì khai thác lần thứ hai cả về số lượng và chất lượng; phần lớn công nhân tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su và các thành phố công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn- Chợ Lớn.
- Họ đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, lao động tập trung, có kỉ luật...
- Ngoài đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng.
+ Bị ba tầng áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản người Việt;
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân;
+ Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc.
à trên cơ sở đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng
* Điểm mới của cuộc bãi công của công nhân Ba Son
- Tháng 8-1925, công nhân xưởng Ba Son ở Sài Gòn đã bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thuỷ thủ Trung Quốc.
- Nếu như các cuộc đấu tranh của công nhân trước cuộc bãi công Ba Son chủ yếu vì mục đích kinh tế, thiếu tổ chức lãnh đạo, mang tính tự phát thì cuộc bãi công Ba Son (8- 1925) là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức, lãnh đạo, đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn nhằm mục tiêu chính trị.
- Họ đã tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản. 
- Nó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. 
àĐây chính là những điểm mới của cuộc bãi công Ba Son.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.5
0.5
0.5
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_lich_su_de_1.doc
Bài giảng liên quan