Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)
“Chiến tranh lạnh” hình thành và tồn tại trong khoảng thời gian nào? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về “Chiến tranh lạnh” qua những kiến thức đã học ở chương trình lịch sử lớp 9- phần lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay?
UBND HUYỆN NHO QUAN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề chính thức ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 9 Năm học 2015 - 2016 Môn: Lịch Sử Thời gian làm bài: 150 phút PHẦN I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (15,0 điểm) Câu 1 (5,0 điểm) Tại sao nói: Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới? Câu 2 (4,0 điểm) “Chiến tranh lạnh” hình thành và tồn tại trong khoảng thời gian nào? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về “Chiến tranh lạnh” qua những kiến thức đã học ở chương trình lịch sử lớp 9- phần lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay? Câu 3 (6,0 điểm) Sau chiến tranh thế giới thứ hai Cu Ba được ví như “Hòn đảo anh hùng”. Em hãy lí giải điều đó ? PHẦN II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (5,0 điểm) Trình bày sự phát triển của phong trào công nhân nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1925? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó? ........................Hết............................ UBND HUYỆN NHO QUAN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG Năm học: 2015 - 2016 Môn: Lịch Sử I.PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (15,0 điểm )(94,0 điểm): Câu Đáp án Điểm 1 (5,0điểm) * Hoàn cảnh : - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy với tư thế là người thắng trận, nhưng Liên Xô đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề... - Mặc dù vậy, Liên Xô đã đạt những thành tựu to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế và công cuộc xây dựng cơ sở- vật chất cho chủ nghĩa xã hội. * Trong công cuộc khôi phục kinh tế(1945-1950) : - Kinh tế : Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) vượt mức trước thời hạn 9 tháng, các chỉ tiêu chính đều vượt mức kế hoạch dự đinh. +Công nghiệp : Tới năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% (kế hoạch dự định tăng 48%), hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng mới. + Nông nghiệp : sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh.Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. - Khoa học- kĩ thuật : Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ. *Trong công cuộc xây dựng cở sở vật chất của chủ nghĩa xã hội(Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX). - Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn và đạt những thành tựu to lớn. - Kinh tế : Trong hai thập niên 50,60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%. + Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới. - Khoa học- kĩ thuật : + 1957, Liên Xô là nươc đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. +1961, phóng con tàu « Phương Đông » đưa nhà du hành vũ trụ Ga- ga – rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất và cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ. à Những thành tựu nói trên đã đưa Liên Xô trở thành nước xã hội chủ nghĩa lớn mạnh nhất, trở thành một trong hai cực của trật tự hai cực I-an-ta. àKhông những thế Liên Xô có chính sách đối ngoại với chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với các nước ; đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. à Chính vì vậy, Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho hòa bình và cách mạng thế giới. 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 2 (4,0điểm) * « Chiến tranh lạnh » hình thành và tồn tại trong khoảng thời gian : Sau chiến tranh thế giới thứ hai không lâu(1947) đến tháng 12-1989. *Nguyên nhân : - Do sự mâu thuẫn, đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ. Đó là tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa , kéo dài phần lớn thời gian trong nửa sau thế kỉ XX. (- « Chiến tranh lạnh » là chính sách thù địch mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa) * Biểu hiện : - Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự . - Thành lập các khối quân sự cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. - Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc. - Trước tình hình bị đe dọa đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng cường ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình. * Hậu quả : - Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, thậm trí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới. - Các cường quốc phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự . Trong khi loài người vẫn phải chịu bao khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai...gây ra, nhất là ở các nước châu Á, châu Phi. * Kết thúc : Sau bốn thập niên chạy đua vũ trang quá tốn kém, tháng 12-1989 Tổng thống Mĩ Bu-sơ (cha) và Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Gôc-ba-chốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt « Chiến tranh lạnh » 0,25 0.5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 3 (6,0điểm) Sau chiến tranh thế giới thứ hai Cu Ba được ví như hòn đảo anh hùng vì : Cu Ba là nước anh hùng trong chiến đấu và anh hùng trong xây dựng đất nước. * Cu Ba anh hùng trong chiến đấu : - 3/1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, Tướng Ba-ti-xta làm cuộc đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. Chính quyền Ba-ti- xta đã xóa bỏ bản Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam hàng chục vạn người yêu nước. - Không cam chịu chế độ độc tài, các tầng lớp nhân dân Cu Ba đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền. + Mở đầu là cuộc tấn công pháo đài Môn- ca- đa vào ngày 26/7/1953 của 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của luật sư trẻ tuổi Phi- đen Ca-xto- rô. Cuộc tấn công thất bại nhưng đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới... + Sau gần hai năm bị giam cầm, năm 1955, Phi- đen đã sang Mê-hi –cô tiếp tục đấu tranh. Tại đây, Phi-đen đã thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là “phong trào 26/7”, tập hợp các chiến sĩ yêu nước, luyện tập quân sự và chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới . + Cuối tháng 11/1956, Phi – đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về nước trên con tàu Gran –ma. Cuộc đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-en-tê bị chặn đánh dữ dội, phần lớn các chiến sĩ đã hi sinh, chỉ còn lại 12 người. Nhưng Phi-đen và đồng chí của mình đã kiên cường tiếp tục đấu tranh chiến đấu ở vùng rừng núi Xi-e-ra Ma-e-xto-ra. + Được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh và phong trào đấu tranh lan rộng ra cả nước. + Cuối năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi –đen làm tổng chỉ huy đã liên tiếp mở các cuộc tấn công. + Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ.Cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba đã giành thắng lợi. à Thắng lợi này có ý nghĩa to lớn : + Đối với Cu Ba : Mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. + Đối với Mĩ latinh : Đem lại niềm tin mạnh mẽ cho nhân dân toàn châu lục. + Đối với thế giới : Là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, cắm mốc đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ở Tây bán cầu. *Cu Ba anh hùng trong xây dựng đất nước : - Sau cách mạng thắng lợi, Cu Ba tiến hành nhiều cải cách dân chủ triệt để : cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp và thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.... - 4/1961, sau khi đánh bại đội quân 1300 tên lính đánh thuê của Mĩ chỉ trong 72 giờ tại bãi biển Hi-rôn. Cu Ba tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội. - Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, nhân dân Cu Ba đã giành được nhiều thành tựu to lớn : xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu các ngành hợp lí ; một nền nông nghiệp đa dạng ; giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao phát triển mạnh mẽ, đạt trình độ cao của thế giới. - Sau khi Liên Xô tan rã, Cu Ba đã phải trải qua một thời kì đặc biệt khó khăn về kinh tế (do mất một thị trường truyền thống và nguồn viên trợ to lớn). Nhưng với ý chí của toàn dân cùng với những cải cách và sự điều chỉnh của chính phủ, nền kinh tế Cu Ba đã có những chuyển biến tích cực 0.25 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (5,0 điểm) * Sự phát triển của phong trào công nhân sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1925 : - Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy các cuộc đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ, tự phát, nhưng đã cho thấy ý thức giai cấp đang phát triển, làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau. - Ngay từ năm 1920, công nhân Sài Gòn- Chợ lớn đã thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu. - Mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đòi được nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. - Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo đã diễn ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.. - Quan trọng hơn là cuộc bãi công của thợ máy xưởngBa Son (sửa chữa và đóng tàu cho hải quân Pháp) ở cảng Sài Gòn với mục đích ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc (8/1925). - Cuộc bãi công thợ máy Ba Son thắng lợi, đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam- giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích rõ ràng. * Nguyên nhân cuả sự phát triển đó : - Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. - Làn sóng cách mạng đã dâng cao trên toàn thế giới , lan rộng từ châu Âu sang châu Á, châu Mĩ và châu Phi. Trong hoàn cảnh lịch sử mới, những lực lượng cách mạng của giai cấp vô sản ở các nước tập hợp nhau lại để thành lập những tổ chức riêng đứng trên lập trường của chủ nghĩa quốc tế vô sản : + 3/1919, Quốc tế thứ ba( Quốc tế Cộng sản) được thành lập ở Mat-xcơ-va, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới. + Tiếp đó, Đảng cộng sản Pháp ra đời năm 1920, Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1921...càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam. - Các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp cũng như công nhân và thủy thủ Trung Quốc tại các cảng lớn : Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải(1921) dội về đã góp phần cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh. 0,5 0,5 0,25 0,25 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_lich_su_nam_h.doc