Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn (Đề 1) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 3: (10,0 điểm)

Nhận xét về truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có ý kiến cho rằng: “Truyện đã thể hiện tình cha con cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh”.

Hãy phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ nhận định trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn (Đề 1) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
Năm học 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN 9
 (Thời gian làm bài 150 phút)
Đề thi gồm 03 câu, trong 01 trang.
Câu 1: (4,0 điểm) 
Hãy chỉ rõ và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật).
Câu 2: ( 6,0 điểm)
NGƯỜI ĂN XIN
 Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
 Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
 - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
 - Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
 - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
 (Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009).
Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ gì về tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu 3: (10,0 điểm)
Nhận xét về truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có ý kiến cho rằng: “Truyện đã thể hiện tình cha con cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh”.
Hãy phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ nhận định trên.
................................HẾT...............................
- Thí sinh không sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
UBND HUYỆN NHO QUAN
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
Năm học 2014 - 2015
Hướng dẫn chấm: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
 (Đáp án có 03 câu, trong 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
- Chấm theo thang điểm 20,0 (câu 1: 4,0 điểm; câu 2: 6,0 điểm; câu 3: 10,0 điểm).
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4,0điểm)
 * Xác định đúng các biện pháp nghệ thuật:
- Điệp từ: Không có.
- Đối lập: Không có – có một trái tim.
- Hoán dụ: Hình ảnh trái tim.
* Tác dụng:
- Điệp từ: Nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của chiến tranh ngày càng tăng.
- Đối lập: Nổi bật ý chí quyết tâm sắt đá, tình cảm sâu đậm với miền Nam ruột thịt của những người lính lái xe.
- Hoán dụ: Trái tim là một biểu tượng đẹp biểu hiện tình yêu nước, và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
->Đoạn thơ đã làm nổi bật chân lí của thời đại: bom đạn, chiến tranh có thể hủy hoại những giá trị vật chất nhưng không thể hủy hoại được giá trị tinh thần cao đẹp.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 2 (6,0điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng: 
 Học sinh biết trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một câu chuyện. Biết viết thành bài văn rõ ràng, chặt chẽ. Bài viết mạch lạc, có cảm xúc, tránh lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả.
b) Yêu cầu về nội dung: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý:
* Giới thiệu vấn đề: Nêu vấn đề rút ra từ câu chuyện. (Tình yêu thương).
0,5
* Giải quyết vấn đề:
- Câu chuyện ngắn gọn nhưng hấp dẫn, chứa đựng triết lí lớn lao: Tình yêu thương và sự cảm thông giữa con người với con người.
- Vai trò của tình yêu thương: Giúp con người ta thêm ý chí niềm tin vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống; cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn ( Dẫn chứng)
- Liên hệ thực tế: Trong xã hội ngày nay có rất nhiều phong trào thể hiện truyền thống tốt đẹp về tình yêu thương. Bên cạnh đó vẫn có những người thờ ơ vô trách nhiệm với nỗi đau của người khác ( Dẫn chứng)
- Suy nghĩ của bản thân: Cần có những việc làm, hành động cụ thể để thể hiện tình yêu thương.( Dẫn chứng)
5,0
1,0
1,5
1,5
1,0
* Kết thúc vấn đề: Ý nghĩa của tình yêu thương, lòng nhân ái trong cuộc sống.
0,5
Câu 3
(10,0điểm)
a) Về kỹ năng: 
- Học sinh nhận thức được yêu cầu về kiểu bài, nội dung, giới hạn.
- Biết làm bài văn nghị luận văn học: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
b) Về nội dung: 
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề làm nổi bật được tình cảm cha con trong chiến tranh.
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Khái quát cảm nghĩ về tình cha con thể hiện trong văn bản Chiếc lược ngà và trích dẫn luận điểm chính của bài văn.
0,5
2. Giải quyết vấn đề.
9,0
a. Nêu suy nghĩ của bản thân về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
 - Xa cách gần 8 năm, hai cha con không nhìn thấy mặt nhau.
- Ông Sáu chỉ được ở lại nhà có 3 ngày vì chiến tranh. Trong 3 ngày ấy bé Thu nhất quyết không nhận cha.
- Trong ngày chia tay, bé Thu mới được sống trong tình cha con thực sự, đó cũng là lần gặp cuối cùng.
à Dù chiến tranh có khốc liệt nhưng tình cha con vẫn luôn sâu đậm, không làm tình yêu thương ruột thịt ấy phai nhạt.
b. Tình yêu cha tha thiết của bé Thu.
* Trước khi nhận ba: Bé Thu lạnh nhạt, thờ ơ, khước từ mọi sự quan tâm của ông Sáu và nhất định không chịu gọi ông Sáu là ba trong bất kì tình huống nào.(dẫn chứng)
-> Là một đứa trẻ hồn nhiên, đáng yêu tuy có phần bướng bỉnh và ương nghạnh.
* Khi nhận ra ông Sáu là ba: bé Thu cuống cuồng, vồ vập thể hiện tình yêu ba tha thiết (dẫn chứng).
-> Phản ứng tâm lí của bé Thu hoàn toàn tự nhiên, chứng tỏ một cá tính mạnh mẽ, một tình yêu thương sâu sắc, chân thật và đầy kiêu hãnh dành cho người cha.
* Hình ảnh bé Thu và tình cảm yêu cha sâu sắc của Thu để lại những ấn tượng sâu sắc gây xúc động mạnh trong lòng người đọc qua ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Quang Sáng thật tinh tế và sâu sắc. Ông giành cho trẻ thơ những tình cảm yêu mến và trân trọng.
b. Tình yêu thương con sâu sắc, bất diệt của ông Sáu.
* Khi về phép: Mong nhớ con, khát khao được gặp con, nghe một tiếng gọi “ba” và được chăm sóc con. (dẫn chứng)
- Khi bị đứa con từ chối ông vô cùng đau đớn, khổ tâm đến nỗi không khóc được.
- Chỉ đến phút cuối cùng chia tay, ông mới được hưởng hạnh phúc của người cha, nhưng giây phút ấy quá ngắn ngủi, vì nhiệm vụ ông lại phải từ biệt đứa con gái yêu dấu của mình.
* Ở chiến khu: 
- Bao tình cảm yêu thương nhớ nhung ông dồn vào làm chiếc lược ngà, món quà kỉ niệm, vật mang tâm hồn, chứa đựng bao nhiêu tình thương nỗi nhớ của ông đối với đứa con gái thân yêu (dẫn chứng).
- Hình ảnh ông Sáu trước khi hi sinh
-> Nỗi đau thương mất mát hi sinh của ông Sáu và bé Thu cũng chính là nỗi đau thương của bao gia đình Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Câu chuyện đã gieo vào lòng gười đọc bao nỗi niềm xúc động về sự mất mát hi sinh của tình cảm cha con, gia đình trong chiến tranh. 
- Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện, lựa chọn ngôi kể, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
1,0
3,0
3,0
1,5
0,5
3. Kết thúc vấn đề: Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện.
0,5
................................HẾT...............................

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_ngu_van_de_1.doc
Bài giảng liên quan