Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn (Đề 2) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Nhận xét về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện lòng kính yêu, trân trọng, biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.”

Hãy phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt để làm sáng tỏ nhận định trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn (Đề 2) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
Năm học 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN 9
 (Thời gian làm bài 150 phút)
Đề thi gồm 03 câu, trong 01 trang
Câu 1:( 4,0 điểm)
	Hãy chỉ rõ và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật trong câu thơ sau:
 “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa.”
 (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) 
Câu 2: (6,0 điểm)
Trong văn bản: “Bàn luận về phép học” La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” 
Bằng một bài văn ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3:( 10,0 điểm)
Nhận xét về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện lòng kính yêu, trân trọng, biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.”
Hãy phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt để làm sáng tỏ nhận định trên.
 ................................HẾT...............................
- Thí sinh không sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
UBND HUYỆN NHO QUAN
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
Năm học 2014 - 2015
Hướng dẫn chấm: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đáp án có 03 câu, trong 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
- Chấm theo thang điểm 20,0 (câu 1: 4,0 điểm; câu 2: 6,0 điểm; câu 3: 10,0 điểm).
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(4,0 điểm)
- Xác định đúng các biện pháp nghệ thuật:
+ So sánh: Mặt trời xuống biển – hòn lửa.
+ Nhân hóa, liên tưởng: Sóng cài then, đêm sập cửa.
1,0
1,0
- Tác dụng: 
+ So sánh: Làm cho bức tranh hoàng hôn trên biển trở nên ấm nóng, đẹp kì vĩ, tráng lệ như thần thoại.
+ Nhân hóa, liên tưởng: Vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng hiền hòa nối nhau chạy ngang trên biển là những chiếc then cài cửa. Không gian biển trở nên gần gũi. Không còn cảm giác bơ vơ, lẻ loi như trong thơ Huy Cận trước cách mạng.
1,0
1,0
Câu 2
(6,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng :
Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ cơ bản
Yêu cầu về kiến thức : 
1. Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa chân chính của việc học. 
0,5
2. Giải quyết vấn đề: 5,0
- Giải thích câu nói: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. 
 + Học sinh giải thích từng vế của câu nói, trong đó trọng tâm là nhấn mạnh vế sau: “Người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là đạo đức, là nhân cách của con người, đạo còn có thể hiểu là tri thức để làm người.
+ Nguyễn Thiếp muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học. Khẳng định mục đích chân chính của việc học là để làm người có ích. 
1,0
- Bàn luận về nội dung, ý nghĩa của câu nói:
+ Khẳng định đó là quan điểm đúng đắn về nội dung, phương pháp học tập. (Dẫn chứng)
+ Bàn bạc, mở rộng. (Dẫn chứng)
+ Phê phán những quan niệm sai trái trong việc học của một số người (xưa và nay) và thấy được ý nghĩa tích cực của việc học tập chân chính. (Dẫn chứng)
2,0
- Suy nghĩ về việc học của bản thân: Từ nội dung của câu chuyện, học sinh liên hệ với mục đích, nội dung, phương pháp học tập của bản thân, học phải gắn liền với thực hành(Dẫn chứng).
1,0
3. Kết thúc vấn đề: Ý nghĩa của câu nói đối với bản thân và mọi người. 
0,5
Câu 3
(10,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng :
Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ cơ bản
Yêu cầu về kiến thức : 
1. Đặt vấn đề: Giới thiệu về bài thơ “Bếp lửa” và vấn đề nghị luận.
0,5
2. Giải quyết vấn đề: 9,0
- Từ hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc làm trào dâng trong lòng cháu nỗi nhớ, niềm thương về bà dấu yêu. 
( Phân tích khổ thơ 1)
1,0
- Nối nhớ, niềm thương và sự biết ơn của cháu về những năm tháng thời thơ ấu sống bên bà cùng những việc làm, lời dạy, cử chỉ bảo ban, chăm sóc cháu. ( Phân tích khổ 2,3,4)
3,0
- Người cháu suy ngẫm về cuộc đời vất vả khổ cực của bà kính yêu gắn với hình ảnh bếp lửa (ngọn lửa) bằng tình cảm nhớ ơn sâu sắc. ( Phân tích khổ thơ 5, 6,7)
3,0
- Tình yêu thương và lòng biết ơn của cháu đối với bà là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước. Đó là sự khởi đầu của tình yêu thương con người, tình yêu đất nước.
1,0
- Nghệ thuật: Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng. Kết hợp giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả, bình luận. Thể thơ tám chữ, sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, điệp từ, từ láy
1,0
3. Kết thúc vấn đề: Khái quát ý nghĩa của bài thơ.
0,5
 ................................HẾT...............................

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_ngu_van_de_2.doc