Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 3: (12,0 điểm)

Cảm nhận về hình tượng người lính lái xe Trường Sơn trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Từ đó hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ hiện nay?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
Năm học 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN 9
 (Thời gian làm bài 150 phút)
Đề thi gồm 03 câu, trong 01 trang
 Câu 1:( 2,0 điểm)
	“Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:
	- Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
	Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên vỉa hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”
	a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?
	b. Xác định biện pháp tu từ trong câu in đậm và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?	 
Câu 2:( 6,0 điểm)
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Bóng tà như giục cơn buồn
 Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo
 Dưới cầu nước chảy trong veo
 Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Câu 3: (12,0 điểm)
Cảm nhận về hình tượng người lính lái xe Trường Sơn trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Từ đó hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ hiện nay?
................................HẾT...............................
Thí sinh không sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
UBND HUYỆN NHO QUAN
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
Năm học: 2014 - 2015
Hướng dẫn chấm: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
(Đáp án có 03 câu, trong 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
- Chấm theo thang điểm 20,0 (câu 1: 2,0 điểm; câu 2: 6,0 điểm; câu 3: 12,0 điểm).
* Câu 1: + Mức tối đa: Nếu học sinh đạt được các yêu cầu trong đáp án câu 1.
 + Mức chưa tối đa: Nếu học sinh trả lời còn một số sai sót nhỏ.
 + Mức chưa đạt: Học sinh trả lời sai đáp án.
* Câu 2: + Mức tối đa: Nếu học sinh đạt được các yêu cầu trong đáp án câu 2.
 + Mức chưa tối đa: Nếu học sinh làm được 2/3 số ý trong đáp án; Diễn đạt tương đối lưu loát.
 + Mức chưa đạt: Học sinh trả lời sai đáp án.
* Câu 3: + Mức tối đa: Nếu học sinh đạt được các yêu cầu trong đáp án câu 3.
 + Mức chưa tối đa: Nếu học sinh làm được 2/3 số ý trong đáp án; Diễn đạt tương đối lưu loát.
 + Mức chưa đạt: Học sinh trả lời sai đáp án.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu
Đáp án
Điểm
 Câu 1
 (2,0 điểm)
- Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Trong lòng mẹ” (rút từ hồi kí “Những ngày thơ ấu”).
- Của nhà văn Nguyên Hồng.
0,25 điểm
0,25 điểm
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm là: So sánh.
 0,5 điểm
- Tác dụng: 
 + Thể hiện sâu sắc tình yêu và sự khát khao tình mẫu tử của cậu bé Hồng. 
 + Trong cảm nhận của cậu bé, người mẹ hiện lên ngọt ngào như dòng suối mát trong và trở thành nguồn sống, nguồn hạnh phúc trong cuộc đời.
0,5 điểm
0,5 điểm
 Câu 2
(6,0 điểm)
 Yêu cầu: - Về hình thức: Học sinh viết thành đoạn văn cảm nhận, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả. 
 - Về nội dung cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về xuất xứ và nội dung chính của đoạn thơ: Trích từ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; Cảnh chia tay đầy lưu luyến của Kim, Kiều trong bức tranh chiều xuân tuyệt đẹp.
0,5điểm
- Hai câu thơ đầu gợi cảnh chia tay đầy lưu luyến của đôi trai tài, gái sắc trong buổi chiều xuân.
 + Bóng tà là bóng chiều, bóng hoàng hôn, Nghệ thuật so sánh gợi lên một không gian chiều xuân nhuộm vàng sắc nắng, thúc giục cuộc chia tay của Thúy Kiều và chàng Kim Trọng trong buổi đầu gặp gỡ.
 + Câu thơ sau tác giả tách làm hai vế với nghệ thuật tiểu đối (đà – còn) gợi tả cảnh chia tay đầy lưu luyến, vấn vương 
- Hai câu cuối là bức tranh chiều xuân tuyệt đẹp, cấu trúc bình đối, cân xứng mở ra một không gian bao la vừa có chiều cao vừa có chiều sâu của dòng nước.
 + Cảnh vật được gợi tả cân xứng: Dưới cầu – bên cầu, dòng nước trong veo êm đềm thơ mộng in hình bóng liễu rủ thướt tha bên cầu gợi lên một bức tranh lãng mạn, hữu tình như mỗi tình đầu chớm nở trong sáng, vấn vương chưa kịp mở lời.
 + Nghệ thuật ẩn dụ, từ láy thướt tha, tả cảnh ngụ tình  
1,0điểm
1,0 điểm
0,5điểm
1,0điểm
1,0điểm
0,5điểm
- Khái quát ý nghĩa của đoạn thơ: Bức tranh chiều xuân tuyệt đẹp, ngoại cảnh, tâm cảnh đan xen
0,5điểm
 Câu 3
(12,0 điểm)
 Yêu cầu: - Về hình thức: Học sinh viết thành bài văn nghị luận, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
 - Về nội dung cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Đặt vấn đề: Giới thiệu về tác giả, bài thơ, cảm nhận chung về hình tượng người lính lái xe: Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
0,5điểm
2. Giải quyết vấn đề:
a. Bài thơ xây dựng hình ảnh những chiếc xe không kính để gợi những gian khổ, hiểm nguy nơi chiến trường, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn.
- Phân tích hai câu thơ đầu: Giọng thơ thản nhiên, câu thơ dài gần với câu văn xuôi, các động từ “giật, rung” gợi khó khăn gian khổ hiểm nguy nơi chiến trường
 1.5 điểm
b. Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:
* Tư thế ung dung, hiên ngang giữa chiến trường hiểm nguy: - Phân tích hai câu thơ: “Ung dung buồng lái.nhìn thẳng” - Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng từ láy gợi hình, điệp từ, nhịp 2/2/2
* Tinh thần dũng cảm, lạc quan yêu đời, coi thường khó khăn gian khổ:
- Lái những chiếc xe không kính, những người lính gặp rất nhiều khó khăn gian khổ: (dẫn chứng, phân tích).
- Trước muôn vàn những khó khăn gian khổ, những người lính lại có thái độ cười cợt coi thường, biến những khó khăn gian khổ thành niềm vui (dẫn chứng, phân tích).
* Tình đồng chí, đồng đội giản dị nhưng chân thành thắm thiết: (dẫn chứng, phân tích)
* Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(dẫn chứng, phân tích).
 1,5 điểm
 1,0 điểm
 0,5 điểm
 0,5điểm
 1,5điểm
 1,5điểm
c. Khái quát:
- Nghệ thuật: Thể thơ tự do, giọng trẻ trung, ngang tàng, hóm hỉnh, ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, từ láy, hoán dụ, hình ảnh thơ chân thực.
 - Nội dung: Từ hình ảnh những chiếc xe không kính, bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn. Họ chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 0,5điểm
 0,5điểm
d. Liên hệ thực tế: Từ đó làm cho mỗi người đọc phải suy nghĩ về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ hiện nay.
- Giữ gìn, bảo vệ vũng chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Để thực hiện được nhiệm vụ thiêng liêng đó chúng ta phải: Rèn đức, luyện tài, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ học tập. Sẵn sàng tham gia bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng, bảo vệ chế độ xã hội..
- Tuy nhiên hiện nay có một số ít bạn trẻ do lối sống ích kỉ, ăn chơi hưởng thụ mà thờ ơ không quan tâm tới nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần lên án, phê phán những suy nghĩ hành động sai lệch đó.
- Bài học từ nhận thức đến hành động.
 0,5điểm
 0,5điểm
 0,5điểm
 0,5điểm
3. Kết thúc vấn đề: Đánh giá khái quát ý nghĩa của bài thơ.
 0,5điểm
-----------Hết-----------

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_ngu_van_nam_h.doc
Bài giảng liên quan