Đề khảo sát đầu năm môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Châu (Có đáp án)
Câu 2: Học sinh có thể viết thành đoạn hoặc bài văn ngắn nhưng cần đạt được một số ý cơ bản sau:
Hình ảnh so sánh chim non được để dùng để diễn tả nhân vật tôi, của các bạn cũng như tâm trạng nhân vật tôi và các bạn cùng trang lứa lần dầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang háo hức với ước mơ được khám phá chân trời kiến thức đầy mới lạ, hấp dẫn. Nhưng cũng lại ngập ngừng, lo lắng trước một thế giới mới khác hẳn với những gì trước đó các em đang sống. Đó là sự trang nghiêm của ngôi trường, là sự gặp gỡ với thày, cô giáo, bạn bè mới, là cái mênh mông, bao la bất tận của kho tàng tri thức.
Thông qua biện pháp tu từ so sánh ấy, người đọc cảm nhận được những ấn tượng, những dòng tình cảm đan xen không bao giờ phai mờ của nhân vật tôi lần đầu tiên đi học. Từ đó khắc ghi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bè bạn của nhà văn và đây cũng là tiếng lòng của tất cả chúng ta.
PHÒNG GD-ĐT TP HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THCS NGỌC CHÂU ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang) Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn văn: ( 1) Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. (2 ) Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. (3 ) Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. (Theo Ngữ văn lớp 8, tập 1 trang 6) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ? b. Nêu nội dung đoạn văn ? Câu 2: ( 2 điểm) Em hãy phân tích ý nghĩa của phép so sánh trong câu văn sau: Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Câu 3: ( 6 điểm) Giải thích câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ...........................Hết ............................. Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh:....................... Chữ kí của giám thị 1:..............................Chữ kí của giám thị 2:......................... PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THCS NGỌC CHÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: NGỮ VĂN (Hướng dẫn gồm: 02 trang) YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần nắm chắc hướng dẫn chấm để đánh giá thật chính xác, khách quan, đầy đủ kết quả làm bài của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Trong quá trình chấm thi, cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm nhất là đối với những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1: ( 2 điểm) Học sinh cần làm đầy đủ các yêu cầu sau: a. - Đoạn văn trên trích trong văn bản: Tôi đi học (0,5điểm ) - Của tác giả: Thanh Tịnh (0,5điểm ) b. Nội dung của đoạn văn là: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp, lo lắng của nhân vật tôi và các bạn cùng tuổi khi đứng trên sân trường trong buổi học đầu tiên. (1điểm ) Câu 2: ( 2 điểm ) Học sinh có thể viết thành đoạn hoặc bài văn ngắn nhưng cần đạt được một số ý cơ bản sau: Hình ảnh so sánh chim non được để dùng để diễn tả nhân vật tôi, của các bạn cũng như tâm trạng nhân vật tôi và các bạn cùng trang lứa lần dầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang háo hức với ước mơ được khám phá chân trời kiến thức đầy mới lạ, hấp dẫn. Nhưng cũng lại ngập ngừng, lo lắng trước một thế giới mới khác hẳn với những gì trước đó các em đang sống. Đó là sự trang nghiêm của ngôi trường, là sự gặp gỡ với thày, cô giáo, bạn bè mới, là cái mênh mông, bao la bất tận của kho tàng tri thức ( 1điểm) Thông qua biện pháp tu từ so sánh ấy, người đọc cảm nhận được những ấn tượng, những dòng tình cảm đan xen không bao giờ phai mờ của nhân vật tôi lần đầu tiên đi học. Từ đó khắc ghi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bè bạn của nhà văn và đây cũng là tiếng lòng của tất cả chúng ta( 1 điểm ) Chú ý: Khuyến khích những học sinh có cách viết sáng tạo, độc đáo, mới mẻ và có suy nghĩ riêng nhưng vẫn phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản của đáp án Câu 3: ( 6 điểm ) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm đúng thể loại: nghị luận giải thích. - Bố cục hợp lí, mạch lạc. - Lâp luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy. - Trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. b. Yêu cầu về kiến thức: Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: Mở bài: ( 0,5 điểm) Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa sâu xa của nó. Thân bài: ( 5 điểm ) Giải thích được nghĩa câu tục ngữ: ( 1,5điểm ) Nghĩa đen: - Mực là chất liệu để viết, có màu đen. - Đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Nghĩa bóng: - Nhưng mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người. Khi sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trường tốt thì con người cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. ( Có thể lấy dẫn chứng bằng truyện “ Mẹ hiền dạy con” đã học L6) Nghĩa sâu xa ( nghĩa chung ) cả câu: - Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt, biết chọn những người bạn tốt để chơi. Bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người. - Tuy nhiên, có những người biết giữ vững lập trường, biết vượt lên hoàn cảnh, dù sống trong môi trường, hoàn cảnh nào vẫn giữ phẩm chất, nhân cách cao đẹp ( 1 điểm ) ( “ Trong đầm gì đẹp bằng sen Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”) - Lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống....( 1,5 điểm ) - Nêu bài học của bản thân.... ( 1 điểm ) Kết bài: 0,5 điểm) - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trong cuộc sống hiện nay.... Chú ý: Khuyến khích những học sinh có cách viết sáng tạo, độc đáo, mới mẻ và có suy nghĩ riêng nhưng vẫn phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản của đáp án ..Hết ..
File đính kèm:
- de_khao_sat_dau_nam_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_2017_truo.doc