Đề kiểm tra chất lượng tháng 3 môn Ngữ Văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Vũ Hữu

Câu 1 ( 3,0 điểm).

1) Văn bản Bàn luận về phép học ra đời trong hoàn cảnh nào? Văn bản có ý nghĩa gì đối với đất nước ta lúc đó và giúp em nhận thức được điều gì trong nhiệm vụ học tập của mình?

2) Hãy so sánh để thấy được điểm khác biệt nổi bật giữa thể loại của văn bản Bàn luận về phép học và thể chiếu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra chất lượng tháng 3 môn Ngữ Văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Vũ Hữu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS VŨ HỮU
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 03
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP 6
 (Thời gian làm bài 75 phút không kể giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm).
Cho câu thơ: “ Lượm ơi, còn không?”
1) Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Do ai sáng tác? 
2) Câu thơ trên được tách thành một khổ thơ riêng. Hãy giải thích dụng ý của cách trình bày đó.
3) Trong bài thơ, tác giả đã gọi nhân vật bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Hãy tìm những từ ấy và nêu tác dụng của sự thay đổi cách gọi đó.
Câu 2 (3,0 điểm).
1) Xác định thành phần câu của những câu văn sau:
Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi...
 (Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
2) Những câu văn trên thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?
Câu 3 (5,0 điểm).
Hãy viết một đoạn văn miêu tả hình ảnh một người thân yêu của em.
-----------------------HẾT-------------------------
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS VŨ HỮU
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 03
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP 7
 (Thời gian làm bài 75 phút không kể giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm).
1) Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Sống chết mặc bay.
2) Truyện Sống chết mặc bay mang những nét hiện đại nhưng vẫn còn lưu lại dấu ấn của văn học trung đại. Hãy làm sáng tỏ điều đó.
Câu 2 (2,0 điểm).
Hãy chuyển đổi những cụm từ được gạch chân trong những câu sau thành cụm chủ - vị mở rộng câu (có thể thêm từ ngữ nếu cần)
1) Tôi rất thích câu chuyện ấy
2) Từ hôm đó, tôi đã thay đổi nhận thức.
3) Giọng đọc ê a của nó làm tôi không nhịn được cười.
4) Việc làm của em rất đáng khen.
Câu 3 (5,0 điểm).
Truyện Sống chết mặc bay vừa thể hiện nỗi khốn cùng và bất hạnh của người dân đen vừa vạch trần bản chất tàn nhẫn, vô nhân đạo của bọn quan lại.
Em hãy chứng minh.
-----------------------HẾT-------------------------
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS VŨ HỮU
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 03
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP 8
 (Thời gian làm bài 75 phút không kể giao đề)
Câu 1 ( 3,0 điểm).
1) Văn bản Bàn luận về phép học ra đời trong hoàn cảnh nào? Văn bản có ý nghĩa gì đối với đất nước ta lúc đó và giúp em nhận thức được điều gì trong nhiệm vụ học tập của mình?
2) Hãy so sánh để thấy được điểm khác biệt nổi bật giữa thể loại của văn bản Bàn luận về phép học và thể chiếu.
Câu 2 (2,0 điểm).
Xác định hành động nói trong các câu sau:
1) Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
 (Nam Cao, Lão Hạc)
2) Thôi, các em đứng lên đây sắp hàng để vào lớp.
 (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
3) Không! Cháu không vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
 (Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)
4) Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
 (Thế Lữ, Nhớ rừng)
Câu 3 (5,0 điểm).
Nhận xét về giá trị của phần III trong văn bản Thuế máu, có ý kiến cho rằng: “Phần cuối cùng với tiêu đề Kết quả của sự hi sinh, tác giả (Nguyễn Ái Quốc) một lần nữa vạch trần tội ác của bọn thực dân sau khi chúng đã bóc lột người dân bằng thuế máu.”
 (Theo Một số kiến thức kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8- trang 160)
Bằng hiểu biết của em về văn bản, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
-----------------------HẾT-------------------------
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS VŨ HỮU
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 03
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP 9
 (Thời gian làm bài 75 phút không kể giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm).
Cho câu thơ:
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
1) Hai câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Do ai sáng tác? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2) Trong câu thơ thứ nhất, có bạn chép thành:
 Người đồng mình tự đập đá kê cao quê hương
Nếu chép như vậy, câu thơ có thay đổi gì về ý nghĩa không? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm).
Hiện nay, tình trạng thiếu trung thực trong thi cử ngày càng phổ biến. Suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
Câu 3 (5,0 điểm).
Phân tích nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập 2).
-----------------------HẾT-------------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_thang_3_mon_ngu_van_lop_6_7_8_9_nam_h.doc