Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ (Có đáp án)

Câu 1: (5,0 điểm)

 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

 “Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục . cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.”

 (Xuân Quỳnh, Tiếng gà trưa – Ngữ văn 7, tập một, tr.148)

a. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính.

b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

c. Trình bày tác dụng của điệp từ “nghe” trong đoạn thơ.

d. Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 dòng) cảm nhận về cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 PHÒNG GD&ĐT ĐỨC THỌ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1. (5,0 điểm) 
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 
 “Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục ... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ...”
 (Xuân Quỳnh, Tiếng gà trưa – Ngữ văn 7, tập một, tr.148)
a. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính.
b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
c. Trình bày tác dụng của điệp từ “nghe” trong đoạn thơ.
d. Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 dòng) cảm nhận về cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa.
Câu 2. (5,0 điểm) 
 Biểu cảm về một đồ chơi thời thơ ấu.
--- HẾT ----
Thí sinh không được sử dụng tài liệu; 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh: .......... Số báo danh: .......
 PHÒNG GD&ĐT ĐỨC THỌ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn: Ngữ văn; Lớp: 7
Thời gian làm bài: 90 phút.
I.MA TRẬN:
Nội dung
Kiểm tra đánh giá
Mức độ cần đạt

Tổng số
 Nhận biết
Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng
cao
Đọc – hiểu
Ngữ liệu:
01 đoạn văn biểu cảm
- Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt.

- Nêu được nội dung chính của đoạn thơ.
- Trình bày tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ.
Viết đoạn văn cảm nhận chi tiết.
 


Tổng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1,0
10 %
2
2,0
20 %
1
2,0
20 %

4
5,0
50 %
Làm văn

Văn biểu cảm



Viết bài văn biểu cảm về sự vật, con người.


Tổng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ



1
5,0
50 %
1
5,0
50 %

Tổng toàn bài
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1,0
10 %
2
2,0
20 %
1
2,0
20 %
1
5,0
50 %
5
10
100 %
 
II. ĐỀ BÀI
Câu 1: (5,0 điểm) 
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 
 “Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục ... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ...”
 (Xuân Quỳnh, Tiếng gà trưa – Ngữ văn 7, tập một, tr.148)
a. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính.
b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
c. Trình bày tác dụng của điệp từ “nghe” trong đoạn thơ.
d. Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 dòng) cảm nhận về cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa.
Câu 2: (5,0 điểm) 
 Biểu cảm về một đồ chơi thời thơ ấu.
---------- HẾT -----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu; 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh: .......... Số báo danh: .......
PHÒNG GD-ĐT ĐỨC THỌ

HDC BÀI KSCL CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 -2020
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
(HDC gồm 02 trang)

Câu
 Yêu cầu về nội dung, hình thức
Điểm
1.
a. - Thể thơ: 5 chữ (Ngũ ngôn)
 - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
0,5
0,5

b. Nội dung chính của đoạn thơ: Âm thanh tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc trong lòng người chiến sĩ khi trên đường hành quân.
1,0


c. Tác dụng của điệp từ “nghe” trong đoạn thơ: Nhấn mạnh, khơi gợi cảm xúc của người chiến sĩ về những điều bình dị, gần gũi được gợi lên từ âm thanh tiếng gà trưa.
1,0

d. Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 dòng) cảm nhận về cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa.
2.0

d.1. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
0.5

d.2. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn; vận dụng tốt thao tác trình bày đoạn văn. HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, song cần thể hiện các ý cơ bản (GV chấm cần nắm ý cơ bản để đánh giá, không áp đặt).
 Bằng việc vận dụng thành công phép điệp ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác..., tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa. Âm thanh bình dị, quen thuộc ấy đã khơi gợi cuộc sống thanh bình, yên ả; gợi bao cảm xúc bồi hồi, xao xuyến; xua tan đi cái mệt mỏi sau chặng đường hành quân gian khổ, đánh thức trong người chiến sĩ bao kỉ niệm tuổi thơ...
1.5
2.
Biểu cảm về một đồ chơi thời thơ ấu.
5,0

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm: có ba phần (MB. TB, KB)
0.5

b. Xác định đúng trọng tâm đề bài: Biểu cảm về một đồ chơi thời thơ ấu. Xác định được kiểu bài văn biểu cảm về sự vật theo hướng mở; Biết lựa chọn những nét đặc sắc, ấn tượng về đối tượng, vận dụng kể, tả linh hoạt để bộc lộ cảm xúc.
0.5

c. Triển khai bài viết một cách mạch lạc, tự nhiên, hợp lý. Xác định được đối tượng biểu cảm: một đồ chơi thời thơ ấu; bộc lộ cảm xúc chân thành, sâu sắc về đối tượng.
3.0

Văn biểu cảm là một kiểu bài khó nên trong thực tế học sinh thường hay sa vào kể, tả mà không biết mượn kể, tả, sử dụng ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm để bộc lộ cảm xúc. Với những bài làm kiểu này, giáo viên cần linh hoạt khi cho điểm. HS có thể trình bày theo nhiều cách. Dưới đây là định hướng triển khai bài viết:
1. Mở bài: 
 - Giới thiệu được đối tượng biểu cảm – một đồ chơi tuổi thơ.
2. Thân bài: Trình bày cụ thể những cảm xúc về đồ chơi. 
 - Cảm xúc được gợi lên từ hình ảnh, đặc điểm của đồ chơi. (HS có thể kết hợp miêu tả: màu sắc, hình dáng, hoạt động, ... của đồ chơi)
 - Cảm xúc được gợi lên từ những hồi ức, kỉ niệm gắn với món đồ chơi (đồ chơi đó tự làm hay do ai tặng, trong hoàn cảnh nào? Đồ chơi đó gắn với kỉ niệm vui/ buồn thời thơ ấu như thế nào, liên quan đến những ai? ...
 - Cảm xúc của em được gợi lên từ món đồ chơi. (lưu giữ kỉ niệm /mang lại niềm vui, hạnh phúc/ xoa dịu nỗi đau/ nguồn động viên, chia sẻ/ ...).
 3. Kết bài: 
 - Cảm nghĩ chung về món đồ chơi đó.

0,5
2,0
 0,5

d. Sáng tạo: khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, giàu cảm xúc. 
0.5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.5
Tổng điểm
10.0

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_20.doc