Đề thi khảo sát học sinh lớp CLC học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 2 ( 2 điểm):

 “ Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

 ( Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập II, trang 24)

a) Xác định và chỉ rõ biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong câu văn trên?

b) Nêu những động từ ( hoặc cụm động từ) trong câu văn ấy được dùng để miêu tả sức mạnh của tinh thần yêu nước? Giá trị của việc sử dụng các động từ

(cụm động từ) đó?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi khảo sát học sinh lớp CLC học kì II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP CLC
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (2 điểm) Đọc đoạn văn sau đây:
“ Ra hai đứa trẻ ranh biết rằng tôi đã ra kề cửa tổ, nên chúng xiên lưỡi dao chắn lối sau lưng tôi. Thằng thì làm việc, thằng thì ngồi gõ cái ống bơ, mồm kêu thòm thòm, giả cách làm trống ngũ liên. Chúng làm như chúng đi bắt cướp. Bí quá, tôi đành liều, nhảy choàng ra ngay.
Anh em ơi! Dế cụ! Dế cụ!
Ha! Ha! Đại tướng dế! Bắt được dế đại tướng quân.
 ( Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí )
Hãy tìm câu đặc biệt trong đoạn văn trên?
Hãy cho biết tác dụng của những câu đặc biệt đó?
Theo em câu “Bắt được dế đại tướng quân” là câu đặc biệt hay câu rút gọn? Vì sao?
Câu 2 ( 2 điểm): 
	“ Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
	( Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập II, trang 24)
Xác định và chỉ rõ biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong câu văn trên?
Nêu những động từ ( hoặc cụm động từ) trong câu văn ấy được dùng để miêu tả sức mạnh của tinh thần yêu nước? Giá trị của việc sử dụng các động từ 
(cụm động từ) đó?
Câu 3 (6 điểm)
	Chứng minh rằng: Bảo vệ nguồn nước sạch là bảo vệ cuộc sống con người.
------------- Hết-------------
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: .........................................................................
Giám thị 1: .............................................. Giám thị 2: ................................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP CLC
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Hướng dẫn chấm gồm 3 câu, 2 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a
Học sinh tìm được đúng các câu đặc biệt:
- Anh em ơi! Dế cụ! Dế cụ!
 - Ha! Ha! Đại tướng dế!
0,5
b
Học sinh nêu được tác dụng của các câu đặc biệt:
0,5
Anh em ơi! – Gọi đáp
Dế cụ! Dế cụ!- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng
 - Ha! Ha! – Bộc lộ cảm xúc
 - Đại tướng dế!- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng
c
- Học sinh xác định đúng câu “Bắt được dế đại tướng quân” là câu rút gọn thành phần chủ ngữ.
- Học sinh lí giải để phân biệt rõ câu đặc biệt với câu rút gọn:
+ Giống nhau: Về hình thức chúng đều không có đầy đủ hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ.
+ Khác nhau: Về bản chất câu đặc biệt là câu theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ; còn câu rút gọn là câu được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ nhưng một thành phần đã được rút gọn. Dựa vào ngữ cảnh có thể khôi phục được thành phần đã được rút gọn đó.
1,0
2
a
Học sinh xác định được biện pháp nghệ thuật so sánh qua hình ảnh
 “ Kết thành một làn sóng” để diễn tả cụ thể, sinh động sức mạnh của tinh thần yêu nước.
0,5
b
- Học sinh nêu đúng các động từ, cụm động từ: kết thành, lướt qua, nhấn chìm.
0,5
Các động từ và cụm động từ diễn tả một cách hình ảnh sức mạnh của tinh thần yêu nước với những sắc thái khác nhau theo chiều tăng tiến...
1,0
* Lưu ý: - Học sinh có thể viết thành một đoạn văn trình bày cảm nhận của mình theo gợi ý trên
 - Khuyến khích bài làm có sự sáng tạo
3
1-Yêu cầu:
 a- Yêu cầu chung:
Kiểu bài nghị luận chứng minh
Vấn đề cần chứng minh: Vai trò của nguồn nước sạch đối với cuộc sống con người.
Phạm vi dẫn chứng: Dẫn chứng trong đời sống thực tế.
 b- Yêu cầu cụ thể: Cần đảm bảo ý cơ bản sau:
 - Giải thích: Thế nào là nước sạch? 
- Chứng minh:
+ Vai trò của nước sạch: 
Cần thiết cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể người...
Cần cho sinh hoạt...
Cần cho hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ...
+ Bảo vệ nguồn nước sạch là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:
Nước sạch gắn liền với cuộc sống con người
Nguồn nước sạch đang có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm -> hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người, sản xuất, đời sống
=> Tất cả chúng ta phải bảo vệ nguồn nước sạch
6
2- Biểu điểm:
Điểm 6-5: Bài văn đạt các yêu cầu trên; bài viết sâu sắc, thuyết phục. Viết câu lưu loát, có những câu văn hay; không mắc lỗi về chính tả, từ, câu. Vận dụng linh hoạt phương pháp lập luận chứng minh, giải thích.
- Điểm 4- 3: Bài văn cơ bản đạt các yêu cầu trên. Văn viết lưu loát. nhưng chưa xuất sắc; mắc một số lỗi về diễn đạt: chính tả, từ, câu.
- Điểm 2-1: Bài viết đạt một nửa các yêu cầu trên song chưa sâu, văn viết hời hợt, sơ sài, thiếu thuyết phục, chưa vận dụng linh hoạt phương pháp lập luận chứng minh và giải thích, mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề, không biết viết bài văn lập luận chứng minh.
* Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Giám khảo căn cứ bài viết, cho điểm phù hợp.
Khuyến khích bài viết sáng tạo.
TỔNG
10
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_lop_clc_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7.doc