Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2
SA PA
Nhắc đến Sa pa, không ai lại không biết tới ẩm thực Sa pa. Các món ăn ở đây mang hương vị núi rừng tiêu biểu như Thắng Cố, lợn bản cắp nách nướng, cá suối Sa Pa Trong cái lạnh Sa Pa, một nồi lẩu cá hồi nóng hổi ăn kèm cùng các loại rau xanh, thực khách không nhớ mãi mới là chuyện lạ.
Là xứ lạnh, Sa Pa nổi tiếng với các loại rau như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su, rau cải mèo Miếng ngon Sa Pa cũng có thể kể được nhiều nữa, như món xúc xích thịt lợn các gia đình thường tự làm hong khói trong bếp, nấm hương tươi xào thịt, thịt gà đen (đen từ da, thịt, đến tận xương), các món nướng đủ loại
(Trích Giới thiệu về Sa pa Việt Nam)
- Thắng Cố: là một món ăn nổi tiếng của Sa Pa
PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN Họ và tên: ....................................... Lớp: 2 ...... ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2 Năm học: 2020 - 2021 Điểm đọc Điểm viết Điểm TV Nhận xét của giáo viên Chữ kí GV ....................................................................... ....................................................................... ĐT: ....... ĐH: ..... I. ĐỌC HIỂU: (30 phút) Phần 1: A. Đọc thầm bài văn sau: SA PA Nhắc đến Sa pa, không ai lại không biết tới ẩm thực Sa pa. Các món ăn ở đây mang hương vị núi rừng tiêu biểu như Thắng Cố, lợn bản cắp nách nướng, cá suối Sa Pa Trong cái lạnh Sa Pa, một nồi lẩu cá hồi nóng hổi ăn kèm cùng các loại rau xanh, thực khách không nhớ mãi mới là chuyện lạ. Là xứ lạnh, Sa Pa nổi tiếng với các loại rau như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su, rau cải mèo Miếng ngon Sa Pa cũng có thể kể được nhiều nữa, như món xúc xích thịt lợn các gia đình thường tự làm hong khói trong bếp, nấm hương tươi xào thịt, thịt gà đen (đen từ da, thịt, đến tận xương), các món nướng đủ loại (Trích Giới thiệu về Sa pa Việt Nam) - Thắng Cố: là một món ăn nổi tiếng của Sa Pa B. Dựa trên nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. Những món ăn mang hương vị núi rừng tiêu biểu của Sa Pa là những món nào? A. Thắng Cố, nấm hương tươi xào thịt, các món nướng, lợn bản cắp nách, cá suối. B. Thắng Cố, lợn bản cắp nách, cá suối, ... C. Thắng Cố, súp lơ, củ cải, xúc xích thịt, cá suối, thịt gà đen. 2. Sa Pa nổi tiếng với những loại rau gì? A. súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su, rau cải mèo. B súp lơ trắng, bắp cải, củ cải đỏ, su su, rau cải mèo. C. súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su, rau ngót. 3. Món lẩu gì được tác giả nhớ mãi không quên khi thưởng thức ở Sapa vào mùa đông? A. Lẩu cá trê ăn kèm các loại rau xanh B. Lẩu cá hồi ăn kèm các loại rau xanh C. Lẩu cá khoai ăn kèm các loại rau xanh 4. Các gia đình ở Sa Pa làm món xúc xích thịt lợn như thế nào? A. Món xúc xích thịt lợn làm xong treo ngoài hiên nhà. B. Món xúc xích thịt lợn làm xong hong ra ngoài nắng. C. Món xúc xích thịt lợn làm xong hong khói trong bếp. 5. Từ “chuyện lạ” trong câu: “Trong cái lạnh Sa Pa, một nồi lẩu cá hồi nóng hổi ăn kèm cùng các loại rau xanh, thực khách không nhớ mãi mới là chuyện lạ.” Có nghĩa thế nào? A. Chuyện khó tin B. Chuyện dễ tin C. Chuyện cũ 6. Tìm các từ chỉ sự vật trong câu: “Sa Pa nổi tiếng với các loại rau như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su, rau cải mèo” ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 7. Đặt 1 câu kiểu Ai thế nào? nói về Sa Pa. ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 8. Bài văn cho ta biết điều gì? ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phần 2. Kiểm tra viết lớp 2: Chính tả: Nghe viết: Sa Pa Miếng ngon Sa Pa cũng có thể kể được nhiều nữa, như món xúc xích thịt lợn các gia đình thường tự làm hong khói trong bếp, nấm hương tươi xào thịt, thịt gà đen (đen từ da, thịt, đến tận xương), các món nướng đủ loại B. Tập làm văn: Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 6 câu kể về người thân của em và thể hiện tình cảm của em với người thân đó. BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 Năm học: 2020 - 2021 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (4 điểm) Mỗi HS đọc một đoạn văn sau và trả lời 1câu hỏi trong đoạn văn đó. Hát ru Hát ru là bài hát đầu tiên dành cho một con người mới chào đời. Điệu ru vỗ về ấy như được hòa tan trong sữa mẹ để nuôi con lớn lên từng ngày. Đến nay, những tiếng ru vẫn thánh thót trong bản làng, đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui. Câu hỏi : Tiếng ru có tác dụng gì? Bồ Nông có hiếu Có hai mẹ con chú Bồ Nông sống gần cánh đồng nọ. Hàng ngày, Bồ Nông mẹ ra đồng kiếm ăn. Mỗi khi trở về, Bồ Nông mẹ lại há mỏ ra cho con ăn. Giờ đây, khi đã lớn hơn, Bồ Nông con mới hiểu rằng mẹ thường nhịn đói để cho con được ăn no nê. Câu hỏi: Khi lớn lên, Bồ Nông con đã hiểu được điều gì về mẹ? Bầy Voi Voi là loài vật có nghĩa. Chúng biết biểu lộ nỗi buồn, lòng thương mến chẳng khác gì con người. Một con đau yếu thì cả bầy biếng ăn, ngơ ngác. Một con sa bẫy thì cả bầy tìm cách cứu giúp, dù có vì thế mà phải chịu đói khát hoặc ngừng dở chuyến đi. Câu hỏi : Voi đối xử với nhau như thế nào? Món quà hạnh phúc Trong khu vườn kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quầy bên Thỏ Mẹ. Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con ngoan ngoãn, chăm chỉ, biết vâng lời mẹ. Câu hỏi : Các bạn thỏ con sống như thế nào để thể hiện tình cảm với Thỏ Mẹ ? TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HK I- LỚP 2 Năm học: 2020 - 2021 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng ; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm. Đạt 1 trong 2 yêu cầu: 0,5 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm. Đọc sai từ 6 – 10 tiếng : 0,5 điểm. Đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm. Trả lời chưa thành câu hoặc thiếu ý: 0,5 điểm; Không trả lời được câu hỏi: 0 điểm Đoạn 1: Câu hỏi : Tiếng ru có tác dụng đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui. Đoạn 2: Câu hỏi : Khi lớn lên, Bồ Nông con mới hiểu rằng mẹ thường nhịn đói để cho con được ăn no nê. Đoạn 3: Câu hỏi : Chúng quan tâm, thương mến và giúp đỡ lẫn nhau.. Đoạn 4: Câu hỏi : Bầy thỏ con ngoan ngoãn, chăm chỉ, biết vâng lời mẹ. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm ) Câu Đáp án Điểm 1 B 0.5 2 A 0.5 3 B 0.5 4 C 0.5 5 A 0,5 6 Các từ chỉ sự vật là: Sa Pa, rau, súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su, rau cải mèo. 1,5 7 Đặt đúng câu theo mẫu Ai thế nào ? 1 8 Bài văn cho ta biết ở Sa Pa có rất nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng. 1 B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả - Nghe viết đoạn văn: 4 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu : 0,5 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 0,5 điểm - Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 0,5 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 2 lỗi) : 2,5 điểm. Mắc 3,4 lỗi: 2 điểm. Mắc 5,6 lỗi: 1,5 điểm. Mắc 7,8 lỗi: 1 điểm. Mắc 9,10 lỗi: 0,5 điểm. Mắc trên 10 lỗi: Không cho điểm. II. Tập làm văn: (6 điểm) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 6 câu kể về người thân của em và nói lời chia buồn an ủi của em với người thân, khi người thân của em gặp chuyện không vui. Nội dung : 4 điểm Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu, viết đúng về một người thân mà em yêu quý. - Bài viết đủ số câu 0,5 điểm - Có câu mở đầu, câu kết thúc đoạn 0,5 điểm - Kể được vài nét về người thân 1,5 điểm - Nói được tình cảm của em với người thân; 1 điểm - Nêu được tình cảm của em với người thân đó. 0,5 điểm 2. Kỹ năng : 2 điểm - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá 3 lỗi chính tả: 1điểm - Câu văn đủ ý có sự liên kết, dùng từ ngữ hình ảnh hay. 1 điểm Ninh Hiệp ngày 24 tháng 12 năm 2020 HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Trần Thị Minh Hiên
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_2.docx