Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3

Cây xương rồng kiên cường, bất khuất

 Ngày xưa, xương rồng cũng như tất cả các loài cây khác, có lá xanh và to như chiếc quạt, trông vô cùng đáng yêu.

 Có một lần, vì xương rồng đã nói những lời làm Thượng Đế tức giận, nên bị đưa đến sống ở sa mạc. Ở đó không có cây cối, nguồn nước ít ỏi, ánh nắng bỏng rát chiếu suốt ngày, hầu như không có mưa. Gió cát hằng ngày đã làm tàn phai vẻ đẹp của xương rồng. Đến một ngày, nó thầm nghĩ: “Lẽ nào mình cứ chịu thua như thế này sao? Không! Mình nhất định phải kiên trì sống tiếp!”.

 

docx7 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
 TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
Họ và tên:..
Lớp: 3
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Năm học: 2020 – 2021
Điểm 
đọc
Điểm
 viết
Điểm TV chung
Nhận xét của giáo viên
Chữ kí 
GV
............................................................................................................................................................................
......................................................................................
A. KIỂM TRA ĐỌC
I . Đọc hiểu: ( 30 phút )	ĐH:	ĐT:
Đọc thầm bài sau:
Cây xương rồng kiên cường, bất khuất
	 Ngày xưa, xương rồng cũng như tất cả các loài cây khác, có lá xanh và to như chiếc quạt, trông vô cùng đáng yêu.
 Có một lần, vì xương rồng đã nói những lời làm Thượng Đế tức giận, nên bị đưa đến sống ở sa mạc. Ở đó không có cây cối, nguồn nước ít ỏi, ánh nắng bỏng rát chiếu suốt ngày, hầu như không có mưa. Gió cát hằng ngày đã làm tàn phai vẻ đẹp của xương rồng. Đến một ngày, nó thầm nghĩ: “Lẽ nào mình cứ chịu thua như thế này sao? Không! Mình nhất định phải kiên trì sống tiếp!”.
 Nó biết rằng ở sa mạc luôn thiếu nước, mà chiếc lá to của nó không ngừng bốc hơi nước. Nếu muốn giữ được nước cho cơ thể, nó cần ngăn chặn sự bốc hơi nước của lá cây, nếu không nó sẽ mất nước và chết khô. Vì thế xương rồng bắt đầu thu nhỏ lá của mình. Nhiều năm sau, lá cây xương rồng đã biến thành những chiếc gai nhỏ như kim, vừa nhọn vừa cứng. Như vậy, nước được giữ chắc trong những chiếc gai đó, không thể bốc hơi được.
 Từ đó về sau, sa mạc khô hanh trở thành ngôi nhà của xương rồng, chúng đã sinh sống và tồn tại ngoan cường từ thế hệ này đến thế hệ khác cho đến ngày nay. 
 (Theo Bành Phàm)
* Dựa vào bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
1. Ngày xưa, lá của xương rồng như thế nào?
A. Xanh và to như bàn tay, trông vô cùng đáng yêu.
B. Là những chiếc gai nhỏ như kim, vừa nhọn vừa cứng.
C. Xanh và to như chiếc quạt, trông vô cùng đáng yêu.
2. Vì sao Thượng Đế đưa xương rồng đến sống ở sa mạc?
A. Vì Thượng Đế muốn thử thách xương rồng.
B. Vì xương rồng nói những lời làm Thượng Đế tức giận.
C. Vì xương rồng gây ra tội lớn với Thượng Đế.
3. Xương rồng gặp khó khăn gì khi sống ở sa mạc?
A. Nguồn nước ít ỏi, nắng bỏng rát suốt ngày, không có mưa.
B. Các loài cây khác lấy hết thức ăn của xương rồng.
C. Vẻ đẹp của xương rồng bị mưa bão làm cho tàn phai.
4. Đúng ghi Đ, sai ghi S: 
Nội dung
Đ/S
Chiếc lá to giúp xương rồng cảm thấy mát hơn giữa sa mạc.
Để tiếp tục sống ở sa mạc, xương rồng phải thu nhỏ lá của mình lại.
Lá cây xương rồng đã biến thành những chiếc kim vừa cứng vừa nhọn.
Nước được giữ chắc trong những chiếc gai của xương rồng, không thể bốc hơi được.
5. Em học tập được điều gì ở cây xương rồng?
6. Trong các câu sau, câu nào thuộc kiểu câu Ai làm gì?
A. Xương rồng rất kiên cường, bất khuất.
B. Xương rồng thu nhỏ lá của mình để giữ nước cho cơ thể.
C. Sa mạc khô hanh trở thành ngôi nhà của xương rồng.
7. Trong câu “Sau nhiều năm, lá cây xương rồng đã biến thành những chiếc gai vừa nhọn vừa cứng.” có ...... từ chỉ đặc điểm, đó là:..............................................................
8. Hãy đặt 1 câu có hình ảnh so sánh để nói về cây xương rồng.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
9. Điền dấu câu thích hợp vào   :
Thượng Đế bảo xương rồng:
- Ngươi có muốn sống ở sa mạc nữa không Ta cho ngươi quay về nơi ở cũ nhé 
 PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Tiếng Việt – Lớp 3
Năm học 2020 – 2021
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
1. Nội dung: Đọc thành tiếng 1 trong các đoạn sau và trả lời câu hỏi:
Giọt sương
Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Nó đã ngủ ở đó suốt cả đêm. Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nó vẫn nằm im, lấp lánh như hạt ngọc. Giọt sương trong vắt, trong đến nỗi soi mình vào đó bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững.
Câu hỏi: Giọt sương được tác giả miêu tả như thế nào?
Bác Rùa Đá
Bác Rùa Đá thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt lắng nghe chim Bách Thanh hát. Bỗng lão Rắn Mốc bò đến, quăng mình và ngoạm một chân Bách Thanh trong miệng. Bác Rùa vội nhích lên vài bước, dùng miệng kẹp nát cổ Rắn Mốc cứu Bách Thanh. Chú nén đau, bay lên cành cây, rối rít nói: “Cháu cám ơn bác Rùa Đá!” 
Câu hỏi: Bác Rùa Đá cứu Bách Thanh bằng cách nào?
Hoa cà phê
     Hoa cà phê có mùi thơm đậm đà và ngọt ngào nên nó thường theo gió bay đi rất xa. Ong bướm từ khắp nơi tìm về hút nhụy, nhả mật nên mùa hoa cà phê cũng còn là vụ thu hoạch mật ong ở Đắc Lắc. Tháng 11, khi những cánh hoa cà phê bung ra một màu trắng xóa là từng đàn ong bướm từ các nơi đổ về vờn bay, tạo nên một bức tranh đẹp và sinh động. 
Câu hỏi: Hoa cà phê được tác giả miêu tả như thế nào?
Mùa xuân đến
	Mùa xuân đến. Những chiếc lá xanh non đã mọc trên các cây ở sân trường. Trong vườn trường, các loài hoa đang tranh nhau đua nở. Hoa nghệ tây, hoa thuỷ tiên, hoa cúc đều nghiêng nghiêng như muốn nói: "Chào các bạn học sinh". Những bông tuy-líp nghển cao như muốn vươn lên, vươn lên mãi. Những nụ hoa hồng rung rinh như chờ đợi sẵn để nở rộ và khoe sắc, khoe hương.
Câu hỏi : Mùa xuân, trong vườn trường có những loài hoa nào?
Tùy thuộc vào nội dung đoạn văn, GV nêu các câu hỏi khác phù hợp.
2. Hình thức: GV làm phiếu cho HS bốc thăm.
 PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (15 phút): GV đọc cho HS viết: 
Chiếc trống trường
 Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, căng rất phẳng phiu. Viền quanh mặt trống là một hàng chốt đinh chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng, ghép khít với nhau. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây, trông rất oai vệ. 
II. Tập làm văn (25 phút): 
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 câu) kể về một cảnh đẹp mà em có dịp đến thăm.
 PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I
LỚP 3 - NĂM HỌC 2020 - 2021
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 ĐIỂM
I. Đọc hiểu ( 6 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
C
0,5
2
B
0,5
3
A
0,5
4
Sai – Đúng – Sai – Đúng (Mỗi ý đúng: 0,25đ)
1
5
Điều em học tập được ở cây xương rồng: sự kiên trì, nhẫn nại và vượt qua khó khăn để vươn lên hoàn cảnh.
(Tùy theo nội dung HS trả lời GV linh hoạt cho điểm)
1
6
B
0,5
7
2 từ, đó là: nhọn, cứng (mỗi từ đúng: 0,25 điểm)
0,5
8
Đặt được câu đúng nội dung, yêu cầu nói về cây xương rồng, có hình ảnh so sánh 
(đầu câu không viết hoa, cuối câu thiếu dấu chấm trừ 0,5 điểm).
1
9
Ô trống 1: dấu ?, ô trống 2: dấu ! (mỗi dấu câu đúng: 0,25 điểm)
0,5
II. Đọc thành tiếng: 4 đ
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng ; tốc độ đọc đạt yêu cầu (70 tiếng/phút): 1 điểm. Đạt 1 trong 2 yêu cầu: 0,5 điểm.
	- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm. Đọc sai từ 6 – 10 tiếng: 0,5 điểm. Đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm.
	- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm	
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm. Trả lời chưa thành câu hoặc thiếu ý:0,5 điểm. Không trả lời được câu hỏi: 0 điểm
+ Đoạn 1: Giọt sương được tác giả miêu tả nhỏ, lấp lánh như hạt ngọc, trong vắt.
+ Đoạn 2: Bác Rùa Đá cứu Bách Thanh bằng cách nhích lên vài bước, dùng miệng kẹp nát cổ Rắn Mốc .
+ Đoạn 3: Hoa cà phê có mùi thơm đậm đà, ngọt ngào, màu trắng xóa.
+ Đoạn 4: Mùa xuân, trong vườn trường có hoa nghệ tây, hoa thủy tiên, hoa cúc, hoa tuy-líp và hoa hồng.
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả - Nghe viết đoạn văn: 4 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu (65 chữ/15 phút): 0,5 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 0,5 điểm
- Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 0,5 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 2 lỗi): 2,5điểm. Mắc 3,4 lỗi: 2 điểm. Mắc 5,6 lỗi: 1,5 điểm. Mắc 7,8 lỗi: 1 điểm. Mắc 9,10 lỗi: 0,5 điểm. Mắc trên 10 lỗi: Không cho điểm.
II. Tập làm văn (6 điểm)
	1. Nội dung (ý): 4 điểm
	Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu, viết đúng giới thiệu về cảnh đẹp mà em có dịp đến thăm. 
	- Bài viết đủ số câu: 	 0,5 điểm
- Có câu mở đầu, câu kết thúc đoạn:	 0,5 điểm
- Kể được những điểm nổi bật của cảnh đẹp: 2 điểm
- Bài viết có cảm xúc: 1 điểm
	2. Kỹ năng: 2 điểm
	- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá 3 lỗi chính tả: 1điểm
- Câu văn đủ ý có sự liên kết, dùng từ ngữ hình ảnh hay: 	 1điểm
* Tuỳ theo bài viết của HS, GV có thể cho điểm từng phần cho hợp lí.
Ninh Hiệp ngày 24 tháng 12 năm 2020
HIỆU TRƯỞNG DUYỆT
 Trần Thị Minh Hiên
Giọt sương
Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Nó đã ngủ ở đó suốt cả đêm. Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nó vẫn nằm im, lấp lánh như hạt ngọc. Giọt sương trong vắt, trong đến nỗi soi mình vào đó bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững.
Bác Rùa Đá
Bác Rùa Đá thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt lắng nghe chim Bách Thanh hát. Bỗng lão Rắn Mốc bò đến, quăng mình và ngoạm một chân Bách Thanh trong miệng. Bác Rùa vội nhích lên vài bước, dùng miệng kẹp nát cổ Rắn Mốc cứu Bách Thanh. Chú nén đau, bay lên cành cây, rối rít nói: “Cháu cám ơn bác Rùa Đá!” 
Hoa cà phê
     Hoa cà phê có mùi thơm đậm đà và ngọt ngào nên nó thường theo gió bay đi rất xa. Ong bướm từ khắp nơi tìm về hút nhụy, nhả mật nên mùa hoa cà phê cũng còn là vụ thu hoạch mật ong ở Đắc Lắc. Tháng 11, khi những cánh hoa cà phê bung ra một màu trắng xóa là từng đàn ong bướm từ các nơi đổ về vờn bay, tạo nên một bức tranh đẹp và sinh động. 
Mùa xuân đến
	Mùa xuân đến. Những chiếc lá xanh non đã mọc trên các cây ở sân trường. Trong vườn trường, các loài hoa đang tranh nhau đua nở. Hoa nghệ tây, hoa thuỷ tiên, hoa cúc đều nghiêng nghiêng như muốn nói: "Chào các bạn học sinh". Những bông tuy-líp nghển cao như muốn vươn lên, vươn lên mãi. Những nụ hoa hồng rung rinh như chờ đợi sẵn để nở rộ và khoe sắc, khoe hương.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3.docx