Đề kiểm tra cuối năm học môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Thị Trấn (Có đáp án)

Câu 8: (0,5đ) Trong câu: “ Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi.” Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào?

 A. Dùng từ chỉ người để chỉ cho vật.

 B. Dùng từ chỉ hành động của người để chỉ cho vật.

 C. Dùng từ chỉ người và hành động của người để chỉ cho vật.

 D. Dùng từ chỉ đặc điểm của người để chỉ cho vật.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra cuối năm học môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Thị Trấn (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KỲ II - LỚP 3
PHẦN ĐỌC HIỂU - NĂM HỌC 2018 – 2019
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản 
Số câu
3
2
1
6 câu
Số điểm
1,5đ
1.0
1.0đ
Câu số
1, 2,3,
4,5 
6
2
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
3 câu
Số điểm
0,5đ
1.0đ
1.0đ
Câu số
7
8
9
Tổng số 
TS câu
3 
câu
2 
câu
1
câu
2câu
1 câu
9 câu
TS điểm
1.5
điểm
1.0
điểm
0.5
điểm
2.0 điểm
1 điểm
6 điểm
PHÒNG GD&ĐT QUỲ HỢP BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2018 -2019
TRƯỜNG TH THỊ TRẤN Môn: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
 Thời gian: 40 phút 
 Họ và tên học sinh : ..................................................................................................... Lớp 3......................
Điểm
Nhận xét của giáo viên:
GV chấm
Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):
1. Đọc thành tiếng (4 điểm): 
- Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
2. Đọc thầm bài văn sau và khoanh vào trước chữ cái đặt trước các câu trả lời đúng và trả lời câu hỏi (6 điểm)
Tình bạn
 Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:
Cứu tôi với!
 Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.
 Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:
Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!
 Theo Mẹ kể con nghe
Câu 1: (0,5đ) Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? 
 Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.
Cún rất sợ Cáo nhưng lại thương Gà con
Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.
Cún con chạy đi trốn.
Câu 2: (0,5đ) Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? 
A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con. B. Vì Cún con đuổi Cáo đi.
C. Vì Cáo già rất sợ Cún con. D. Vì Cáo già rất sợ sư tử.
Câu 3: (0,5đ) Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? 
Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn. 
Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.
Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.
Cún băng bó vết thương cho bạn.
Câu 4: (0,5đ) Vì sao Cún con cứu Gà con 
 A. Cún rất ghét Cáo B. Cún thương Gà con 
 C . Cún thích đội mũ sư tử D. Gà con gọi Cún tới giúp
Câu 5: (1đ) Em có nhận xét gì về Cún con trong bài đọc trên: 
Câu 6: (1đ) Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? 
Câu 7: (0,5đ) Bộ phận in đậm trong câu văn sau trả lời cho câu hỏi nào: "Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? 
 A. Thế nào? B. Làm gì? C. Là gì? 
Câu 8: (0,5đ) Trong câu: “ Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi.” Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? 
 A. Dùng từ chỉ người để chỉ cho vật. 
 B. Dùng từ chỉ hành động của người để chỉ cho vật. 
 C. Dùng từ chỉ người và hành động của người để chỉ cho vật. 
 D. Dùng từ chỉ đặc điểm của người để chỉ cho vật. 
Câu 9.(1.0đ) Em hãy viết đoạn văn ngắn 4 – 5 câu câu có sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh để miêu tả một vườn cây hoặc một loài cây.
PHÒNG GD&ĐT QUỲ HỢP BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2018 -2019
TRƯỜNG TH THỊ TRẤN Môn: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
 Thời gian: 40 phút 
 Họ và tên học sinh : ..................................................................................................... Lớp 3......................
Điểm
Nhận xét của giáo viên:
GV chấm
Phần II: Kiểm tra viết (10 điểm): 
1. Chính tả (nghe - viết) 
 GV đọc cho học viết đoạn 3 của bài: “ Sự tích chú Cuội cung trăng” ( TV 3- Tập 2- Trang 132).
 2. Tập làm văn: ( 25 phút)
 Em hãy viết một đoạn văn ( từ 7 – 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh ta (VD: chăm sóc bồn hoa, vườn cây, bảo vệ cảnh đẹp hồ nước, dọn vệ sinh,...).
Bài làm
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM. LỚP 3
Năm học: 2018-2019
Phần I: 
1. Đọc thành tiếng (4 điểm): 
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
2. Đọc hiểu:
Câu 1: C. (0,5 điểm)
 Câu 2: D (0,5 điểm)
Câu 3: B. (0,5 điểm)
Câu 4: B (0,5 điểm)
Câu 5: Học sinh nêu được Cún con là một người bạn tốt, biết thương bạn và lo cho bạn. (1 điểm) ( Tùy vào ý học sinh nêu mà GV chiết điểm)
Câu 6: (1điểm) HS viết được: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta phải biết thương yêu bạn bè. Biết giúp bạn khi bạn khi bạn gặp khó khăn. ( GV dựa vào ý học sinh nêu để chiết điểm)
 Câu 7: B (0.5đ)
 Câu 8: C (1điểm)
 Câu 9: (1 điểm) HS viết đoạn văn ngắn 4-5 câu câu có sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh để miêu tả một vườn cây hoặc một loài cây.
Phần II: (10đ)
 1. Chính tả: 4 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
	2. Tập làm văn: 6 điểm
- Nội dung (ý) (3 điểm): Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
- Kỹ năng (3 điểm):
+ Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.
+ Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_hoc_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2018_2.doc