Đề kiểm tra Đọc Khối 1 - Năm học 2018-2019

Bài 17: Đi tàu trên sông Vôn - ga

Tôi còn nhớ rất rõ những ngày thu vô cùng đẹp đẽ ấy. Suốt từ sáng đến tối, tôi và bà đứng trên tàu, dưới bầu trời trong sáng, giữa đôi bờ mùa thu vàng óng.

Bài 18: Văn hay chữ tốt

Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị cho điểm kém. Một hôm, bà cụ hàng xóm nhờ ông viết một lá đơn kêu oan.

Bài 19: Bài học quý

Chích đi kiếm mồi tìm được những hạt kê bèn gói cẩn thận vào một cái lá rồi đi tìm người bạn thân của mình. Chích vui vẻ đưa cho Sẻ một nửa. Sẻ ngượng nghịu nhận quà của Chích.

Bài 20: Cá đi ăn thề

Cứ khi mưa mới về thì có từng đàn cá đi chơi. Người ta bảo mưa mới xuống là hội, là tết của họ nhà cá. Ngày xưa các cụ gọi thế là “ cá đi ăn thề”. Hoặc gọi là “ cá vượt vũ môn”.

Bài 21: Đàn chim gáy

Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa. Cái bụng mịn mượt. Cổ quàng chiếc “ tạp dề” công nhân đầy hột cườm lấp lánh, biêng biếc. Chim gáy có giọng gáy trong trẻo.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra Đọc Khối 1 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC KHỐI 1
Bài 1. Giàn mướp
 Thật là tuyệt!
 Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.
 Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng. Mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế hoa nở tiếp hoa.
Bài 2. Lời khuyên của bố
 Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với niềm hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm điếc mà vẫn thích học.
 Bài 3. Cao cờ
 Một anh lính nọ thường khoe mình là cao cờ. Có người rủ anh đánh ba ván thử xem tài cao thấp thế nào. Đánh cờ xong, anh chàng ra về thì gặp ngay người bạn. Người bạn hỏi:
- Anh được hay thua?
Anh chàng đáp:
- Ván đầu, tôi không ăn. Ván thứ hai, đối thủ của tôi thắng. Ván cuối cùng tôi xin hòa nhưng anh ta không chịu.
Bài 4. Trần Bình Trọng
Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giăc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:
- Ta thà làm ma nước nam chứ không thèm làm vương đất bắc!
Giặc tức giận, giết ông. Khi ấy, ông mới 26 tuổi.
Bài 5
Những bác rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen xì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ chúng chui ra, khoan khái đớp bóng nước mưa mới ấm áp.
Câu hỏi: Những cậu rô đực được miêu tả như thế nào?
Trả lời: Những cậu rô đực được miêu tả cường tráng mình dài mốc thếch. 
Bài 6
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. 
Bài 7
 Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu. Khi đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được, bác định chuyển nghề về quê làm ruộng. 
Bài 8
Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, chữ viết thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà. 
Bài 9
Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu. 
Bài 10
Vô-lô-đi-a đang chuẩn bị bài thì một bạn rủ đi bắn chim vì cậu ta vừa được bố mua cho một khấu súng mới.
Khẩu súng mới, điều đó thật hấp dẫn! Nghe bạn nói, Vô-lô-đi-a đứng dậy, mở toang cửa sổ, ló đầu ra ngoài và hỏi bạn một cách tỉ mỉ về khấu súng. Nhưng rồi Vô-lô-đi-a trả lời bạn vẻ luyến tiếc:
---------------------------------------------------------
 Bài 11
Dê Con rất chăm chỉ, khéo tay nhưng lại hay sốt ruột. Làm đất xong Dê Con đem hạt cải ra gieo trồng. Chẳng bao lâu hạt mọc thành cây. Nhưng Dê Con lại sốt ruột ngày nào cũng nhổ cây cải lên để xem cây đã có củ chưa. Nhổ lên rồi lại trồng xuống. Cứ như thế cây không sao lớn lên được, Dê Con buồn bã tự trách mình không làm nên được việc gì cả. 
----------------------------------------------------------
Bài 12
Nhà gấu ở trong rừng
Cả nhà gấu ở trong rừng thẳm. Mùa xuân, gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, gấu đi nhặt hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con béo núng nính, bước đi lặc lè, lặc lè. Mùa đông, cả nhà gấu tránh rét trong hốc cây. 
---------------------------------------------------------
Bài 13
Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. 
---------------------------------------------------------
Bài 14
Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo : Do những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.
Bài 15
Sự tích mùa xuân
Ngày xưa, trái đất chỉ có ba mùa: hạ, thu, đông. Mùa xuân ấm áp chỉ đến khi có cầu vồng xuất hiện và muôn hoa chào đón. Mỗi khi chuyển mùa, thỏ mẹ lại bị ốm. 
 -------------------------------------------
Bài 16
Sự tích Hồ Gươm
Đầu thế kỉ mười lăm, giặc Minh xâm lược nước ta. Chúng tàn sát dân lành, vơ vét của cải đem về nước. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn để đánh giặc.
 ------------------------------------------
Bài 17
Đi tàu trên sông Vôn - ga
Tôi còn nhớ rất rõ những ngày thu vô cùng đẹp đẽ ấy. Suốt từ sáng đến tối, tôi và bà đứng trên tàu, dưới bầu trời trong sáng, giữa đôi bờ mùa thu vàng óng.
 ----------------------------- 
Bài 18
Văn hay chữ tốt
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị cho điểm kém. Một hôm, bà cụ hàng xóm nhờ ông viết một lá đơn kêu oan.
 --------------------------------------
Bài 19
Bài học quý
Chích đi kiếm mồi tìm được những hạt kê bèn gói cẩn thận vào một cái lá rồi đi tìm người bạn thân của mình. Chích vui vẻ đưa cho Sẻ một nửa. Sẻ ngượng nghịu nhận quà của Chích.
Bài 20: Cá đi ăn thề
Cứ khi mưa mới về thì có từng đàn cá đi chơi. Người ta bảo mưa mới xuống là hội, là tết của họ nhà cá. Ngày xưa các cụ gọi thế là “ cá đi ăn thề”. Hoặc gọi là “ cá vượt vũ môn”.
Bài 21: Đàn chim gáy
Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa. Cái bụng mịn mượt. Cổ quàng chiếc “ tạp dề” công nhân đầy hột cườm lấp lánh, biêng biếc. Chim gáy có giọng gáy trong trẻo.
Bài 22: Cánh buồm trên sông
Mỗi cánh buồm nổi trên dòng sông, nom cứ như một con bướm nhỏ. Mặt sông không lúc nào chịu đứng yên. Khi thì sóng dội, khi thì nước xoáy, khi lững lờ. Những ngày mưa dòng sông xao động.
Bài 23: Rơm tháng mười
 Những con đường làng đầy rơm. Rơm phơi héo tỏa mùi thơm ngầy ngậy. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ. Đến mùa gặt, tôi làm chiếc lều bằng rơm, nằm trong đó thò đầu ra nhìn bầu trời xanh. 
Bài 24: Mùa đông trên rẻo cao
Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc thổi đem lại cái lạnh tê tái. Núi đồi, thung lũng chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất. Gần trưa mây tan, bầu trời sáng ra. 
Bài 25: Vườn cải
Bốn luống cải chạy đều một hàng. Màu xanh tươi tắn rải trên mặt đất vàng sẫm. Có luốngvừa bén chân, mới trổ được đôi ba tờ lá bé. Những mảnh lá xanh rờn, khía răng cưa xung quanh. 
Bài 26: Chú mèo mun
Có một chú mèo mun rất điển trai. Chú mang bộ quần áo đồng màu đen mịn. Đôi tai chú mỏng tang, luôn nghe ngóng. Đôi mắt xanh biếc như hai hòn bi ve, long lanh dõi về phía trước. 
Bài 27: Ong thợ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong hốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, làm việc cả ngày. Ong thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ. Ông mặt trời nhô lên cười. 
Bài 28: Quạ đen và thiên nga
Một con quạ đen ghen tị với bộ lông trắng muốt của thiên nga. “ Thật là đẹp làm sao! Thật trắng và sạch sẽ. Có lẽ màu trắng đó là do thiên nga thường tắm trong hồ.”. Nói xong quạ bay đến bên hồ.
Bài 29: Hoa ban Tây Bắc
 	Ban đúng là thứ cây và thứ hoa đặc thù của Tây Bắc. Việt Bắc không có hoa ban. Hoa ban Tây Bắc nở rộ lung linh, hoa trắng núi, trắng trời, hoa ban nở không kịp rụng. Nhìn xuông thấy rừng hoa ban trắng giữa suối rừng xanh thẳm.
Bài 30:Mẹ
Mỗi con đường tôi đã đi qua đều có hình bóng mẹ, dù vui, dù buồn. Tôi luôn tự hào với bạn bè của mình vì có người bạn thân là mẹ. Trải qua nhiều vấp ngã, thành công trong những bước đi đầu đời, tôi đã hiểu mẹ mãi mãi là người yêu thương tôi nhất. 
 Bài 31:Giàn mướp
 Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng. Mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra: bằng ngón tay, bằng con chuột, rồi bằng con cá chuối to... 
Bài 32:Cây xoài của ông em
 	 Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Trông từng chùm quả to, đung đưa theo gió, em càng nhớ ông.
Mùa xoài nào, mẹ em cũng chọn những quả chín mọng, vàng đẹp, to nhất, bày lên bàn thờ ông.
Bài 33:Mùa xuân
 Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nẩy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. 
Bài 34: Chú chim sâu
Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú còn mãi mãi sáng ngời hình ảnh của một cành mận trắng, biết nở hoa cuối mùa đông để báo trước mùa xuân tới.
Bài 35:Mặt Trời và Gió
Gió lúc nào cũng cho mình là mạnh nhất. Mặt Trời thấy vậy, thách Gió lột được áo một người đang đi bộ trên đường.
Thế là Gió bắt đầu nổi lên, thổi tung áo Người. Nhưng Gió càng thổi mạnh, Người càng khép chặt vạt áo. Vậy là Gió không lột nổi áo Người.
Bài 36: Xóm Chuồn Chuồn
Xóm ấy có đủ các chi họ chuồn chuồn. 
Chuồn Chuồn Chúa trông dữ dội, hùng hổ nhưng đôi mắt rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất. Chuồn Chuồn Ớt rực rỡ trong bộ cánh đỏ chói. 
Bài 37:Ve và Kiến
 Ve vµ KiÕn cïng chung sèng trªn c©y nh­ng mçi ng­êi mét nÕt. KiÕn ch¨m chØ lµm viÖc suèt ngµy. Thøc ¨n kiÕm ®­îc ¨n kh«ng hÕt, kiÕn ®Ó dµnh phßng khi mïa ®«ng. Ve th× nhën nh¬ ca h¸t suèt c¶ mïa hÌ.
 Mïa ®«ng ®Õn, thøc ¨n khan hiÕm, Ve ®ãi ®µnh t×m KiÕn xin ¨n. KiÕn cho Ve ¨n råi hái Ve lµm g× suèt c¶ mïa hÌ. 
Bài 38:Anh chàng Mèo Mướp
	Mèo Mướp vốn lười biếng và tham ăn. Năm nay, Mèo Mướp lên 6 tuổi, đã học xong lớp mẫu giáo lớn và bắt đầu lên lớp Một. Nhưng trong khi các bạn tíu tít chuẩn bị sách vở cho năm học mới thì Mèo Mướp vẫn rong chơi bắt bướm, hái hoa.
Bài 39: Heo rừng và Thỏ
Có con Heo rừng đang ăn đêm trong nương khoai thì bị mắc bẫy. Một chân sau của nó bị vòng bẫy treo lơ lửng khỏi mặt đất, nhưng càng giẫy giụa thì vòng bẫy càng thắt chặt vào.
Trời gần sáng rồi.Bỗng Heo rừng liền giận dữ quay ngoắt đầu lại cắn đứt cái chân sau của nó đang vướng trong bẫy, rồi tập tễnh bước nhanh vào rừng. 
Mùa thu ở vùng cao
 Đã sang tháng tám. Mùa thu về, vùng cao không mưa nữa. Trời xanh trong. Những dãy núi dài, xanh biếc. Nước chảy róc rách trong khe núi. Đàn bò đi ra đồi, con vàng, con đen. 
Thần Ru Ngủ
 Thần Ru Ngủ rất yêu trẻ em. Thần dùng chiếc ô kì diệu, có những hình vẽ tuyệt đẹp che cho những đứa trẻ ngoan để các em có giấc mơ đẹp. Đứa trẻ hư chẳng mơ thấy gì vì chúng được che cái ô không có hình vẽ.
Sau cơn mưa
Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đoá râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa. Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ sáng rực lên trong ánh mặt trời.
Cây bàng
Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.Đông tới, những cành bàng khẳng khiu trơ lá.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_doc_khoi_1_nam_hoc_2018_2019.doc