Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5

MÙA THU

Không phải ngẫu nhiên mà ai đó đã nói rằng "mùa thu là mùa đẹp nhất". Vì sao ư ? Mùa thu với cái nắng ươm vàng, những sợi nắng mỏng manh như tơ trời cứ vương mãi xuống những cánh đồng đang chờ ngày lúa chín. Mùa thu, những con sẻ nâu thong thả tha những cọng rơm vàng về tổ. Những con dế khi đã uống say những giọt sương đêm chợt ngẫu hứng hát ca. Trên cánh đồng, những cánh cò trắng tinh cứ phân vân mãi khi chiều đã buông.

 

docx11 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
Họ và tên: .......................................
Lớp: 5 ......	
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học: 2019 – 2020
ĐỀ CHẴN
Điểm 
đọc
Điểm
 viết
Điểm TV chung
Nhận xét của giáo viên
Chữ kí 
GV
..........................................................................................
..........................................................................................
A. KIỂM TRA ĐỌC
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (30 phút) ĐH: .......... ĐT: ..........
Đọc thầm:
MÙA THU
Không phải ngẫu nhiên mà ai đó đã nói rằng "mùa thu là mùa đẹp nhất". Vì sao ư ? Mùa thu với cái nắng ươm vàng, những sợi nắng mỏng manh như tơ trời cứ vương mãi xuống những cánh đồng đang chờ ngày lúa chín. Mùa thu, những con sẻ nâu thong thả tha những cọng rơm vàng về tổ. Những con dế khi đã uống say những giọt sương đêm chợt ngẫu hứng hát ca. Trên cánh đồng, những cánh cò trắng tinh cứ phân vân mãi khi chiều đã buông. 
Mùa thu, sương bảng lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai. Những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô. Xào xạc, heo may khi cơn gió mùa thu nô đùa với những chiếc lá vàng rơi trong nắng chiều buông từng vạt mỏng.
Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông. Đêm xuống mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu. Chưa bao giờ mặt trăng tròn và sáng đẹp như thế trong năm. Ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian cái không khí trong thanh của đất trời ; cái dịu dàng, thanh tao của tự nhiên ; cái mùi thơm ngai ngái của cỏ, của cây, của những cọng rơm vàng và cả mùi của đất ẩm ướt hơi sương đều hoà quyện trong cảm giác hư ảo giữa mơ và thực, lẫn vào tiếng cười rộn rã mang dáng vẻ cổ tích của ngày hội đón trăng đêm rằm.
Mùa thu hiền dịu lắm! Không xôn xao rực rỡ như mùa xuân, không chói chang ánh nắng như mùa hè nhưng cũng không u buồn lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là mùa của ba mùa cộng lại. Có phải chăng, chỉ một mùa thu thôi đã là mùa của bốn mùa ?
Theo Huỳnh Thị Thu Hương
 Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập
1. Nắng mùa thu được tả trong bài đẹp như thế nào ? 
a. Nắng lung linh như những giọt thuỷ tinh, óng vàng như mật ong mới rót. 
b. Nắng ươm vàng, những sợi nắng mỏng manh như tơ trời cứ vương mãi xuống cánh đồng. 
c. Nắng vàng óng như màu của thảm lúa chín trên cánh đồng đang chờ tay người đến gặt. 
d. Nắng hươm vàng như những cọng rơm còn vương trên cánh đồng mùa gặt.
2. Tác giả có cảm nhận gì về những giọt mưa thu ? 
a. Bảng lảng tan và đọng lại long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai. 
b. Long lanh như những giọt pha lê đọng trên lá cỏ mỗi sớm mai.
c. Dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô. 
d. Xào xạc rơi khi cơn gió mùa thu nô đùa với những chiếc lá vàng.
3. Mặt trăng mùa thu đẹp như thế nào?
a. Mặt trăng tròn và sáng đẹp. Ánh trăng sáng vàng ngọt lịm như rót xuống không gian.	
b. Mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao.
c. Vầng trăng tròn vành vạnh ở trên không và vi vu như sáo diều.	
d. Ánh trăng trong tràn ngập con đường trắng xóa, trên mảnh sân vuông.
4. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy
a. xào xạc, long lanh, se sẽ, lung linh, không khí, ngai ngái, tíu tít.
b. xào xạc, lung linh, se sẽ, tíu tít, ngai ngái, long lanh, ẩm ướt.
c. xào xạc, se sẽ, tíu tít, long lanh, vướng vào, ngai ngái, lung linh .
d. xào xạc, long lanh, lung linh, tíu tít, xôn xao, ngai ngái, se sẽ.
5. Vì sao tác giả cho rằng "Mùa thu là mùa của ba mùa cộng lại." ? 
a. Vì mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm
b. Vì mùa thu hiền dịu, thanh tao với ánh trăng vàng ngọt lịm
c. Vì mùa thu có tất cả những gì đẹp nhất của các mùa còn lại.
d. Vì mùa thu có trái bưởi căng tròn, có đêm hội rằm phá cỗ.
 6. Nêu nội dung của bài văn ?
7. Em hãy gạch dưới và ghi chú TN (trạng ngữ), CN (chủ ngữ), VN (vị ngữ) trong câu văn sau: “Mùa thu, sương bảng lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai.”
8. Em hãy tìm một từ đồng nghĩa với từ “ phân vân”. Đặt một câu với từ đó.
9. Trong câu “Trên cánh đồng, những cánh cò trắng tinh cứ phân vân mãi khi chiều đã buông.” từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
a. cả 2 từ 	b. cánh cò	c. cánh đồng	d. không từ nào
10. Hãy viết 1-2 câu về một mùa trong năm mà em yêu thích nhất, trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hóa
PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
Họ và tên: .......................................
Lớp: 5 ......
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học: 2019 – 2020
ĐỀ LẺ
Điểm 
đọc
Điểm
 viết
Điểm TV chung
Nhận xét của giáo viên
Chữ kí 
GV
..........................................................................................
..........................................................................................
A. KIỂM TRA ĐỌC
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (30 phút) ĐH: .......... ĐT: ..........
Đọc thầm:
MÙA THU
Không phải ngẫu nhiên mà ai đó đã nói rằng "mùa thu là mùa đẹp nhất". Vì sao ư ? Mùa thu với cái nắng ươm vàng, những sợi nắng mỏng manh như tơ trời cứ vương mãi xuống những cánh đồng đang chờ ngày lúa chín. Mùa thu, những con sẻ nâu thong thả tha những cọng rơm vàng về tổ. Những con dế khi đã uống say những giọt sương đêm chợt ngẫu hứng hát ca. Trên cánh đồng, những cánh cò trắng tinh cứ phân vân mãi khi chiều đã buông. 
Mùa thu, sương bảng lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai. Những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô. Xào xạc, heo may khi cơn gió mùa thu nô đùa với những chiếc lá vàng rơi trong nắng chiều buông từng vạt mỏng.
Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông. Đêm xuống mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu. Chưa bao giờ mặt trăng tròn và sáng đẹp như thế trong năm. Ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian cái không khí trong thanh của đất trời ; cái dịu dàng, thanh tao của tự nhiên ; cái mùi thơm ngai ngái của cỏ, của cây, của những cọng rơm vàng và cả mùi của đất ẩm ướt hơi sương đều hoà quyện trong cảm giác hư ảo giữa mơ và thực, lẫn vào tiếng cười rộn rã mang dáng vẻ cổ tích của ngày hội đón trăng đêm rằm.
Mùa thu hiền dịu lắm! Không xôn xao rực rỡ như mùa xuân, không chói chang ánh nắng như mùa hè nhưng cũng không u buồn lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là mùa của ba mùa cộng lại. Có phải chăng, chỉ một mùa thu thôi đã là mùa của bốn mùa ?
Theo Huỳnh Thị Thu Hương
 Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập
1. Nắng mùa thu được tả trong bài đẹp như thế nào ? 
a. Nắng lung linh như những giọt thuỷ tinh, óng vàng như mật ong mới rót. 
b. Nắng ươm vàng, những sợi nắng mỏng manh như tơ trời cứ vương mãi xuống cánh đồng. 
c. Nắng vàng óng như màu của thảm lúa chín trên cánh đồng đang chờ tay người đến gặt. 
d. Nắng hươm vàng như những cọng rơm còn vương trên cánh đồng mùa gặt.
2. Tác giả có cảm nhận gì về những giọt mưa thu ? 
a. Bảng lảng tan và đọng lại long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai. 
b. Long lanh như những giọt pha lê đọng trên lá cỏ mỗi sớm mai.
c. Xào xạc rơi khi cơn gió mùa thu nô đùa với những chiếc lá vàng. 
d. Dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô. 
3. Mặt trăng mùa thu đẹp như thế nào?
a. Mặt trăng tròn và sáng đẹp. Ánh trăng sáng vàng ngọt lịm như rót xuống không gian.	
b. Vầng trăng tròn vành vạnh ở trên không và vi vu như sáo diều.	
c. Mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. 
d. Ánh trăng trong tràn ngập con đường trắng xóa, trên mảnh sân vuông.
4. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy
a. xào xạc, long lanh, lung linh, tíu tít, xôn xao, ngai ngái, se sẽ.
b. xào xạc, lung linh, se sẽ, tíu tít, ngai ngái, long lanh, ẩm ướt.
c. xào xạc, se sẽ, tíu tít, long lanh, vướng vào, ngai ngái, lung linh .
d. xào xạc, long lanh, se sẽ, lung linh, không khí, ngai ngái, tíu tít. 
5. Vì sao tác giả cho rằng "Mùa thu là mùa của ba mùa cộng lại." ? 
a. Vì mùa thu hiền dịu, thanh tao với ánh trăng vàng ngọt lịm
b. Vì mùa thu có tất cả những gì đẹp nhất của các mùa còn lại. 
c. Vì mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm
d. Vì mùa thu có trái bưởi căng tròn, có đêm hội rằm phá cỗ.
6. Nêu nội dung của bài văn ?
7. Em hãy gạch dưới và ghi chú TN (trạng ngữ), CN (chủ ngữ), VN (vị ngữ) trong câu văn sau: “Mùa thu, sương bảng lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai.”
8. Em hãy tìm một từ đồng nghĩa với từ “ phân vân”. Đặt một câu với từ đó.
9. Trong câu “Trên cánh đồng, những cánh cò trắng tinh cứ phân vân mãi khi chiều đã buông.” từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
a. cánh đồng	b. cánh cò	c. không từ nào 	d. cả 2 từ	
10. Hãy viết 1-2 câu về một mùa trong năm mà em yêu thích nhất, trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hóa
 PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
	ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học: 2019 - 2020
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi: (3 điểm)
CÁI AO LÀNG
	Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.
(Theo Vũ Duy Huân)
Câu hỏi:
Vì sao tác giả lại cho rằng “nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao?”
Cầu ao được dùng làm những việc gì?
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
	Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre xanh thẫm. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp các mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. 
 (Theo Phan Sĩ Châu)
Câu hỏi: 
Những đêm trăng người dân ở thôn quê sinh hoạt như thế nào?
Nêu ý chính của đoạn văn
VỊNH HẠ LONG
Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập; xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân phối của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.
 (Theo Thi Sảnh)
Câu hỏi:  
1/ Đảo trên Vịnh Hạ Long có gì đặc biệt?
2/ Nêu ý chính của đoạn văn.
HƯƠNG LÀNG
	Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
 (Theo Băng Sơn)
Câu hỏi:  
1/ Ngày mùa, làng quê của tác giả có những mùi hương gì?
2/ Tại sao tác giả cho rằng đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất?
PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ 1
 Môn: Tiếng Việt 
Chính tả: Nghe - viết: 15 phút
MÙA THU
Mùa thu, tiết trời trong xanh dịu nhẹ. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo. Mùa thu hiền dịu lắm! Không xôn xao rực rỡ như mùa xuân, không chói chang ánh nắng như mùa hè nhưng cũng không u buồn lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là mùa của ba mùa cộng lại. Có phải chăng, chỉ một mùa thu thôi đã là mùa của bốn mùa ?
II. Tập làm văn: (40 phút)
 Đề bài: 
	Thời tiết đang chuyển mùa với những cơn mưa bất chợt. Em hãy tả một cơn mưa.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KTĐK GIỮA HỌC KÌ I
Môn Tiếng Việt - Lớp 5
Năm học 2019 - 2020
A. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : (3 điểm) 
	- Đọc rõ ràng, vừa đủ nghe; tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 100 tiếng/phút); giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm; đạt 2 trong 3 yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến 1 yêu cầu: 0 điểm.
	- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm; có 4-5 lỗi: 0,5 điểm; có 5 lỗi trở lên: 0 điểm
	- Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm.
Trả lời câu hỏi:
Đoạn 1: 
Tác giả cho rằng “nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao”vì cầu ao là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương, là nơi mọi người gặp nhau bày tỏ tâm tình, bầu bạn.
Cầu ao được dùng là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà, là nơi mọi người gặp nhau, trò chuyện.
Đoạn 2: 
Những đêm trăng người dân ở thôn quê thường quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân để ngắm trăng. 
Nội dung của đoạn văn nói về vẻ đẹp của ánh trăng nơi làng quê và sinh hoạt của người dân vào những đêm trăng sáng
Đoạn 3: 
Đảo trên Vịnh Hạ Long rất đặc biệt với hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, có chỗ dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập; xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển.
Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp rất độc đáo của Vịnh Hạ Long, một kì quan thiên nhiên thế giới
Đoạn 4: 
	1. Ngày mùa, làng quê của tác giả có hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
2. Tác giả cho rằng đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu
Đề chẵn
Đề lẻ
Điểm
1
Khoanh vào ý B
Khoanh vào ý B
0,5 điểm
2
Khoanh vào ý C
Khoanh vào ý D
0,5 điểm
3
Khoanh vào ý B
Khoanh vào ý C
0,5 điểm
4
Khoanh vào ý D
Khoanh vào ý A
0,5 điểm
5
Khoanh vào ý C
Khoanh vào ý B
0,5 điểm
6
Bài văn tả vẻ đẹp của mùa thu ở Việt Nam với những nét đặc trưng riêng biệt: nắng ươm vàng, gió heo may xào xạc, đêm trăng thanh, hội rằm phá cỗ
1 điểm
7
Mùa thu,/ sương /bảng lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi 
TN CN VN
sớm mai.”.
1 điểm
8
- Học sinh nêu được từ đồng nghĩa với từ “ phân vân” VD : lưỡng lự, đắn đo, chần chừ, do dự.
- Học sinh đặt đúng được câu với từ đồng nghĩa với từ “ phân vân”
0,5 điểm
0,5 điểm
9
Khoanh vào ý A
Khoanh vào ý D
0,5 điểm
10
Hs viết được câu văn đúng ngữ pháp, đúng chính tả có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa
1 điểm
B. Kiểm tra viết:
Chính tả (2 điểm)
1 điểm
Tốc độ đạt yêu cầu
Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ
Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp 
Nếu không đạt 1 trong 3 ý trên thì trừ 0,5 điểm
Viết đúng chính tả: 1 điểm (mắc không quá 5lỗi )
2. Tập làm văn: 8 điểm
TT
Điểm thành phần
Mức điểm
1,5
1 
0,5 
0
1
Mở bài (1 điểm)
- Giới thiệu được cơn mưa mình định tả( có quang cảnh không gian trước lúc cơn mưa diễn ra : bầu trời, không khí..
- Giới thiệu được cơn mưa định tả
Không có phần mở bài
2a
Thân bài
(4 điểm)
Tả cảnh theo trình tự hợp lý (1,5 điểm)
- Miêu tả được các đặc điểm của cơn mưa theo trình tự thời gian hoặc không gian hợp lý
- Miêu tả được các đặc điểm của cơn mưa theo một trình tự
- Trình tự miêu tả chưa rõ ràng
Không quan tâm đến trình tự miêu tả
2b
Chọn tả được những chi tiết tiêu biểu, nổi bật (1,5 điểm)
- Các sự vật tiêu biểu trong cơn mưa : trời, mây,gió, không khí, hạt mưa, sấm chớp các cảnh vật trong mưa ; cây cối, nhà cửa, con vật , con ngườichi tiết nổi bật của cơn mưa
- Sắp xếp các chi tiết miêu tả hợp lý, lô gic, câu văn có hình ảnh.
 - Các sự vật tiêu biểu trong cơn mưa trời, mây,gió, không khí, hạt mưa, các cảnh vật trong mưa ; cây cối,nhà cửa- -Sắp xếp các chi tiết miêu tả tương đối hợp lý, lô gic, có hình ảnh.
- Các sự vật trong cơn mưa nhưng chưa bao quát hết còn thiếu một số yếu tố 
Không đạt các yêu cầu đã nêu
2c
Cảm xúc
(1 điểm)
Nêu được cảm xúc của mình khi quan cơn mưa, diễn đạt nhuần nhuyễn 
Nêu được cảm xúc của mình nhưng diễn đạt chưa nhuần nhuyễn
Chưa thể hiện được rõ cảm xúc của mình
Không đạt yêu cầu đã nêu.
3
Kết bài (1 điểm)
- KB nêu được những cảm nhận của mình về cơn mưa vừa tả, lợi ích của mưa đối với con người và vạn vật
Có phần kết bài nêu cảm nghĩ về cơn mưa vừa tả
Không có phần kết bài
4
Chữ viết, chính tả
(0,5 điểm)
Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng.
- Có từ 0-3 lỗi chính tả
Chữ viết ko đúng kiểu, đúng cỡ, không rõ ràng. Hoặc: Có trên 5 lỗi chính tả
5
Dùng từ, đặt câu
(0,5 điểm)
Có từ 0-3 lỗi dùng từ, đặt câu.
Có trên 3 lỗi dùng từ, đặt câu.
6
Sáng tạo
(1 điểm)
- Bài viết có ý độc đáo.
- Biết sử dụng các BP nghệ thuật, câu văn có hình ảnh
Đạt 1 trong 2 yêu cầu đã nêu.
Không đạt hai yêu cầu đã nêu.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5.docx
Bài giảng liên quan