Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021

- Giải thích được tại sao đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối.

- Phân biệt được nguồn biến dị sơ cấp và nguồn biến dị thứ cấp.

- Trình bày được vai trò của đột biến, di - nhập gen, biến động di truyền đối với tiến hóa nhỏ.

- Phân biệt được tốc độ thay đổi tần số alen trội và lặn của chọn lọc tự nhiên.

- Phân biệt được thuyết tiến hóa của Đacuyn với thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

- Giải thích được chiều hướng tiến hóa theo thuyết tiến hoá tổng hợp.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN SINH HỌC LỚP 12, THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số CH
Thời gian (phút)
% tổng điểm
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
TN
TL
1
1. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
1.1. Các học thuyết tiến hoá: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
3
2,25
3
3,0
6
0
5,25
16,7
1.2. Loài; Hình thành loài mới; Tiến hoá lớn
3
2,25
2
2,0
5
0
4,25
13,9
2. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất
Nguồn gốc sự sống - Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người.
3
2,25
3
3,0
6
0
5,25
16,7
2
1. Cá thể môi trường
Môi trường và các nhân tố sinh thái
1
0,75
1
1,0
3
5,25
1
3,0
6
0
10,0
16,7
2. Quần thể sinh vật
2.1 Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
1
0,75
1
1,0
2
3,5
1
3,0
5
0
8,25
13,8
2.2 Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật; Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật.
3
2,25
1
1,0
2
3,5
2
5,25
8
0
12,0
22,2
Tổng
14
10,5
11
11,0
7
12,25
4
11,25
36
0
45,0
100
Tỉ lệ (%)
40
30
20
10
Tỉ lệ chung (%)
70
30
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN SINH HỌC LỚP 12, THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng 
cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
1. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
1.1. Các học thuyết tiến hoá: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
Nhận biết:
- Nhận ra được nguyên nhân, cơ chế tiến hóa theo thuyết tiến hoá hiện đại.
- Tái hiện được nội dung của thuyết tiến hoá tổng hợp. 
- Tái hiện được khái niệm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
- Nhận dạng được nguồn biến dị di truyền của quần thể là nguyên liệu của tiến hoá.
- Liệt kê được các nhân tố tiến hoá và nhớ được vai trò của từng nhân tố.
- Kể được các nhân tố tiến hóa tham gia vào quá trình hình thành quần thể thích nghi và nhớ được vai trò của mỗi nhân tố.
Thông hiểu:
- Xác định được các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp dựa vào đặc điểm và vai trò của chúng. 
- Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
- Xác định được vai trò của và cơ chế tác động của chọn lọc tự nhiên. 
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hình thành quần thể thích nghi.
- Giải thích được tại sao đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối.
- Phân biệt được nguồn biến dị sơ cấp và nguồn biến dị thứ cấp.
- Trình bày được vai trò của đột biến, di - nhập gen, biến động di truyền đối với tiến hóa nhỏ.
- Phân biệt được tốc độ thay đổi tần số alen trội và lặn của chọn lọc tự nhiên.
- Phân biệt được thuyết tiến hóa của Đacuyn với thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
- Giải thích được chiều hướng tiến hóa theo thuyết tiến hoá tổng hợp.
3
3
1.2. Loài; Hình thành loài mới; Tiến hoá lớn
Nhận biết:
- Tái hiện được khái niệm loài sinh học và các cơ chế cách li..
- Nhận ra được tiêu chí phân biệt 2 loài thân thuộc.
- Liệt kê được tên các cơ chế cách li và tên các con đường hình thành loài mới.
- Nhận ra được bản chất của quá trình hình thành loài.
- Tái hiện được các đặc điểm của các phương thức hình thành loài mới theo các con đường địa lí, sinh thái, lai xa và đa bội hóa.
- Tái hiện được các ví dụ về các con đường hình thành loài mới. 
Thông hiểu:
- Phân biệt các dạng cách li thông qua các ví dụ.
- Xác định được vai trò của cách li sinh sản trong quá trinh hình thành loài.
- Phân biệt các con đường hình thành loài cùng khu vực địa lí.
- Xác định được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường địa lí, sinh thái, lai xa và đa bội hoá.
- Giải thích được cơ chế hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
3
2
2. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất
Nguồn gốc sự sống - Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người.
Nhận biết:
- Tái hiện được tên và thứ tự 3 giai đoạn chính trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất.
- Nhận ra được kết quả của giai đoạn tiến hóa hoá học và tiến hoá tiền sinh học. 
- Kể được tên 5 đại địa chất và nhận ra các sinh vật điển hình trong mỗi đại địa chất.
- Tái hiện được khái niệm hóa thạch và nhận ra vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới. 
- Nhận ra được các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
Thông hiểu:
- Xác định được các giai đoạn của quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất dựa vào kết quả của mỗi giai đoạn.
- Phân biệt được các khái niệm: tiến hoá sinh học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học. 
- Xác định được các đại địa chất thông qua các sinh vật điển hình. 
- Xác định được mối quan hệ họ hàng (gần - xa) giữa các loài sinh vật và giữa người với một số loài vượn người thông qua bảng số liệu so sánh về ADN và prôtêin giữa các loài.
- Phân biệt được tiến hoá sinh học và tiến hoá văn hoá.
3
3
2
1. Cá thể và môi trường
Môi trường và các nhân tố sinh thái
Nhận biết:
- Tái hiện được khái niệm môi trường và nhận ra được 4 loại môi trường sống.
- Tái hiện được khái niệm nhân tố sinh thái và nhận ra được các nhân tố sinh thái vô sinh và các nhân tố sinh thái hữu sinh. 
- Nhận ra được sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm) lên cơ thể sinh vật.
- Nhận dạng được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh.
- Tái hiện được khái niệm về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái. 
- Nhớ lại được nội dung của quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) và quy tắc về kích thước các bộ phân tai, đuôi, chi của cơ thể (quy tắc Anlen).
- Nhận ra được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
- Nhận ra được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn.
Thông hiểu:
- Xác định được môi trường sống của một số loài sinh vật quen thuộc.
- Phân biệt được các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh trong thực tế.
- Xác định được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của chúng đối với các nhân tố vô sinh (cây ưa sáng, cây ưa bóng, động vật hoạt động ban ngày, động vật hoạt động ban đêm, động vật hằng nhiệt, động vật biến nhiệt).
- Xác định được đặc điểm của cây ưa sáng và cây ưa bóng. 
- Xác định được đặc điểm thích nghi của động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt.
- Xác định được khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu của sinh vật thông qua đồ thị.
- Phân biệt được ổ sinh thái và nơi ở.
- Xác định được giới hạn sinh thái của các loài khác nhau và xác định được các khoảng giá trị trong giới hạn sinh thái (khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu) của sinh vật thông qua ví dụ cụ thể.
Vận dụng:
- Giải thích được sự khác nhau giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng; động vật hoạt động ban ngày và động vật hoạt động ban đêm; động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt.
- Giải thích được sự thích nghi sinh thái của sinh vật và phân tích được sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
- Lấy được các ví dụ về ổ sinh thái và đánh giá được ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong các ví dụ đó.
Vận dụng cao: 
- Vận dụng quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh để giải thích các hiện tượng thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt.
- Giải thích được tại sao cần phải dựa vào giới hạn sinh thái để nhập nội giống vật nuôi, cây trồng hoặc để chăm sóc các giống vật nuôi, cây trồng. 
- Đánh giá được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...) lên cơ thể sinh vật từ đó giải thích được cơ sở khoa học của hiện tượng trồng xen canh của một số loài cây trong nông nghiệp. 
- Vận dụng sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật để giải thích được một số hiện tượng thực tiễn (Vì sao cây ưa sáng thường mọc ở nơi quang đãng? Vì sao về mùa hè thì nhiều ruồi muỗi hơn so với mùa đông, ...). 
- Giải thích được vì sao trồng và bảo vệ rừng có thể bảo vệ cuộc sống của con người. 
1
1
3
1
2. Quần thể sinh vật
2.1. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Nhận biết:
- Tái hiện được khái niệm quần thể về mặt sinh thái học.
- Tái hiện được khái niệm về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.
 - Nhận ra được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể (quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh) và nhớ lại được ý nghĩa của các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
Thông hiểu:
- Xác định được tập hợp nào là quần thể sinh vật và tập hợp nào không phải là quần thể sinh vật. 
- Phân biệt được mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài.
- Xác định được mối quan hệ trong quần thể thông qua các ví dụ cụ thể. 
- Hiểu được bản chất của các mối quan hệ trong quần thể.
Vận dụng:
- Giải thích được vì sao quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định. 
- Trình bày được những nguyên nhân gây ra hiện tượng cạnh tranh và các biện pháp giảm sự cạnh tranh của quần thể.
 - Giải thích được hiệu quả nhóm trong mối quan hệ hỗ trợ.
- Lấy được các ví dụ minh họa cho các mối quan hệ của quần thể.
- Giải thích được hiện tượng tự tỉa thưa, ăn thịt đồng loại của sinh vật trong quần thể.
Vận dụng cao:
- Giải thích được vì sao trong chăn nuôi trồng trọt cần phải đảm bảo mật độ thích hợp. 
- Giải thích vì sao trong tự nhiên các loài sinh vật thường sống quần tụ với nhau. 
1
1
2
1
2.1. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật; Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật. 
Nhận biết:
- Nhận ra các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
- Nhớ được định nghĩa về mật độ, tỉ lệ giới tính, kích thước quần thể, kích thước tối thiểu, kích thước tối đa.
- Tái hiện được các khái niệm: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, biến động theo chu kì, biến động không theo chu kì. 
- Tái hiện được khái niệm tỉ lệ giới tính và nhận ra được ảnh hưởng của tỉ lệ giới tính đến quần thể.
- Nhớ lại được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể; Nhận ra được ý nghĩa sinh thái của mỗi kiểu phân bố.
- Tái hiện được khái niệm mật độ cá thể của quần thể; Nhận ra được ảnh hưởng của mật độ cá thể đến quần thể.
- Tái hiện được các khái niệm: tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể; Nhận ra được các loại tháp tuổi và tái hiện được ảnh hưởng của cấu trúc tuổi tới quần thể.
- Tái hiện được các khái niệm: kích thước quần thể, kích thước tối đa, kích thước tối thiểu; Nhận ra được các các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể và ảnh hưởng của kích thước quần thể đến quần thể.
Thông hiểu:
- Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể.
- Phát hiện ra các đặc trưng của quần thể thông qua các ví dụ cụ thể.
- Phân biệt được khái niệm mật độ và kích thước quần thể.
- Phát hiện được tác động của mật độ lên môi trường sống của quần thể.
- Phân tích được tác động của kích thước tối thiểu và kích thước tối đa đến sự tồn tại của quần thể.
- Phát hiện được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến tỉ lệ giới tính; mật độ, cấu trúc tuổi, kích thước quần thể.
- Phân biệt được biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì.
- Xác định được kiểu biến động số lượng thông qua ví dụ cụ thể và tìm ra được các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật. 
- Hiểu được khái niệm trạng thái cân bằng của quần thể và cơ chế duy trì trạng thái cân bằng quần thể. 
Vận dụng:
- Trình bày được cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Phân tích được nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể và cơ chế quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. 
- Phân biệt được sự khác nhau giữa 3 nhóm tuổi và tìm ra được ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm tuổi. 
- Phân biệt được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể và phát hiện được ý nghĩa của việc nghiên cứu.
- Phát hiện được ý nghĩa của việc điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. 
- Phân biệt được sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi). 
- Phân biệt được 2 loại đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật.
- Xác định được ảnh hưởng của môi trường đến đường cong tăng trưởng của quần thể.
- Hiểu được khái niệm trạng thái cân bằng của quần thể và cơ chế duy trì trạng thái cân bằng quần thể. 
Vận dụng:
- Giải thích được vai trò tỉ lệ giới tính vào trong đời sống sản xuất, bảo tồn động vật hoang dã. 
Vận dụng cao:
- Giải thích được vì sao tỉ lệ giới tính của quần thể lại ảnh hưởng đến hiệu quả sinh sản của quần thể.
- Giải thích được vì sao mật độ là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể.
- Giải thích được vì sao khi kích thước của quần thể quá thấp thì quần thể dễ rơi vào trạng thái diệt vong. 
- Vận dụng được những hiểu biết về các nhóm tuổi để đề xuất các biện pháp khai thác và bảo vệ tài nguyên.
- Vận dụng được những hiểu biết về mật độ vào đời sống, sản xuất. 
- Trình bày ảnh hưởng của kích thước quần thể đến mức sinh sản, mức tử vong của quần thể. Vận dụng hiểu biết về kích thước của quần thể trong công tác bảo tồn.
- Phân tích được mối liên quan giữa sự tăng dân số quá nhanh và chất lượng môi trường giảm sút. 
3
1
2
2
Tổng
14
11
7
4

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2020.doc