Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Võ Thị Sáu (Có đáp án)

Câu 2 /(3 điểm)

 a/ Chép theo trí nhớ hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác. (1 điểm)

 b/ Từ mặt trời ở câu thơ thứ hai (khổ 2) được sử dụng theo phép tu từ nào? Hiệu quả diễn đạt của nó ? (2 điểm)

Câu 3/ (6 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải”

Em hãy chứng minh ý kiến trên qua việc phân tích hai khổ thơ:

 "Ta làm con chim hót

 Ta làm một cành hoa

 Ta nhập vào hòa ca

 Một nốt trầm xao xuyến.

 Một mùa xuân nho nhỏ

 Lặng lẽ dâng cho đời

 Dù là tuổi hai mươi

 Dù là khi tóc bạc."

 ( Thanh Hải , Mùa xuân nho nhỏ )

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Võ Thị Sáu (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU
 TP HẢI DƯƠNG
 KIỂM TRA HỌC KÌ II
 MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học 2011 – 2012-
Thời gian làm bài : 90 phút
* Lập ma trận:
     Mức độ      
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
I.Đọc – hiểu
- Thơ hiện đại
Chép theo trí nhớ hai khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác
Xác định và phân tích ý nghĩa phép tu từ ẩn dụ trong câu thơ
Số câu:
Số điểm:     
Tỉ lệ:    % 
Số câu:1/2
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1/2
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20% 
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ:30%
II. Tiếng Việt:
- Thành phần biệt lập 
 Xác định thành phần biệt lập  
Số câu:
Số điểm:     
Tỉ lệ:    % 
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1,5
Số điểm:3     
Tỉ lệ:30% 
III. Tập làm văn
- Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Phân tích đoạn thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ
Số câu:
Số điểm:     
Tỉ lệ:    % 
Số câu:1
Số điểm:6     
Tỉ lệ:60% 
Số câu:1
Số điểm: 6  
Tỉ lệ:60 %
Tổng số :
- Số câu:
- Số điểm:     
- Tỉ lệ:    % 
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1/2
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1/2
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20% 
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu : 3
Số điểm :10
Tỉ lệ: 100%
TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU
 TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ  KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút( Không kể thời gian phát đề)
Câu 1/ (1 điểm): Xác định thành phần biệt lập trong ví dụ sau:
a/ Tim tôi cũng đập không rõ []. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
b/ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sapa)
Câu 2 /(3 điểm)
       a/ Chép theo trí nhớ hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác.   (1 điểm)
        b/ Từ mặt trời ở câu thơ thứ hai (khổ 2) được sử dụng theo phép tu từ nào? Hiệu quả diễn đạt của nó ?     (2 điểm)
Câu 3/ (6 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải”    
Em hãy chứng minh ý kiến trên qua việc phân tích hai khổ thơ:
                                                       "Ta làm con chim hót  
                                                          Ta làm một cành hoa 
                                                          Ta nhập vào hòa ca
                                                          Một nốt trầm xao xuyến.
                                                          Một mùa xuân nho nhỏ
                                                          Lặng lẽ dâng cho đời
                                                          Dù là tuổi hai mươi
                                                          Dù là khi tóc bạc."
                                     ( Thanh Hải , Mùa xuân nho nhỏ )
"
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2011-2012
Câu 1 (1 điểm) :  - Học sinh xác định đúng được thành phần biệt lập trong câu:
a/ Thành phần tình thái: Dường như (0.5 điểm)
b/ Thành phần cảm thán: chao ôi (0.5 điểm)
 Câu 2 (3 điểm):  a/ Học sinh chép đúng,chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác. ( 1  điểm ). Sai một lỗi trừ 0,25 điểm.
              b/ Từ “ Mặt trời “ ở câu 2 (khổ hai ) là hình ảnh ẩn dụ thể hiện:
+ Sự vĩ đại, bất tử của hình tượng Bác (0.5 điểm)
+ Lí tưởng Cách mạng của Bác đã soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm trường nô lệ để đến với ánh sáng của Tự do (0.5 điểm)
+ Hơi ấm tình thương bao la của Bác (0.5 điểm)
+ Sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ với Bác (0.5 điểm)
 Câu 3:  Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải   (   6 điểm  )
   A/ Yêu cầu chung :
-         Đề yêu cầu nghị luận một đoạn trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ “ của Thanh Hải .
-         Nên trong bài viết chú ý nêu được các ý kiến đánh giá và cảm thụ về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ  :
                        Đó là khát vọng sống đẹp đẽ,dâng hiến cho đời.Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
-         Đặc điểm nghệ thuật : Khát vọng sống hòa nhập, cống hiến được thể hiện một cách tự nhiên, giản dị đẹp đẽ giàu hình ảnh cách cấu tứ lặp từ,đối ứng chặt chẽ.
     B/ Yêu cầu cụ thể :  
  1/ Mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến nhận định và nêu giới hạn phân tích.
   2/ Thân bài : Phân tích, chứng minh các luận điểm về nội dung, nghệ  thuật .
-         Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến cả cuộc đời, cả phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước.
-         Tâm niệm đó thể hiện một cách chân thành, tự nhiên, giản dị bằng những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ
-         Tác giả muốn hóa thân vào những hình ảnh thiên nhiên để nói lên nguyện ước của mình “Ta làm “ , “ Con chim hót, cành hoa”, “ Ta nhập vào hòa ca “, “ Nốt trầm xao xuyến”
-         Bằng giọng tâm sự nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, đó là ước nguyện cống hiến là lẽ sống tốt đẹp của con người đối với đất nước, thể hiện một cách tha thiết, giản dị, nhỏ nhẹ khiêm nhường qua cách nói ẩn dụ .
-         Được dâng hiến cả sức sống tươi trẻ cho đất nước nhưng tác giả coi đó là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn vào cuộc đời chung bằng thái độ âm thầm, giản dị.
      III/ Kết bài : Đoạn thơ thể hiện một quan niệm sống đẹp, có ích đáng để thế hệ trẻ suy ngẫm; có thể liên hệ tác phẩm khác có cùng chủ đề ( Lặng lẽ Sa Pa )
                                                     BIỂU  ĐIỂM
  Điểm 5-6 : Xác định đúng thể loại, biết cách làm bài nghị luận đoạn thơ, ý tứ đầy đủ, diễn đạt trình bày khá tốt, thể hiện cách cảm thụ riêng của người viết, có những suy nghĩ chân thành.
  Điểm 3-4 : Nắm được yêu cầu nội dung cần phân tích, đảm bảo bố cục, diễn đạt trình bày tương đối tốt, có sự gắn kết các phần, còn hạn chế về nghệ thuật.
  Điểm 1-2 : Xác định được thể loại, nội dung yêu cầu phân tích nhưng bố cục chưa rõ ràng, thiếu luận điểm, chưa phân tích được nội dung, nghệ thuật, thiếu liên kết, mắc nhiều lỗi.        
 Điểm 0:  Lạc đề

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2011_2012_tr.doc
Bài giảng liên quan