Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Kèm đáp án)
Câu 2 (2,0 điểm)
a) Thế nào là điệp ngữ? Kể tên các loại điệp ngữ đã học?
b) Xác định phép điệp ngữ có trong đoạn thơ sau, cho biết chúng thuộc loại điệp ngữ nào và nêu tác dụng?
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn, Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút. Đề bài gồm: 03 câu, 01 trang. Câu 1(3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: “ Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.” a)Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? b) Chép theo trí nhớ bốn câu đầu để hoàn thiện bài thơ. c) Cảm nhận của em về cụm từ “ta với ta” ở cuối bài thơ. Câu 2 (2,0 điểm) a) Thế nào là điệp ngữ? Kể tên các loại điệp ngữ đã học? b) Xác định phép điệp ngữ có trong đoạn thơ sau, cho biết chúng thuộc loại điệp ngữ nào và nêu tác dụng? "Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ”. (SGK Ngữ Văn 7, Tập 1) Câu 3(5,0 điểm) Mùa Thu vốn là nguồn cảm hứng bất tận của thi, ca, nhạc, họa. Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về mùa Thu. ------------------ Hết ------------------ SBD: ................. Họ và tên thí sinh: ............................................................................ Giám thị 1: ........................................... Giám thị 2: ..................................................... PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017– 2018 Môn: Ngữ văn, lớp 7 Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang Câu Ý Đáp án Điểm Câu 1 (3,0 điểm) a) - Trích từ văn bản “Qua Đèo Ngang” - Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan. 0,5 0,5 b) - Chép chính xác bốn câu đầu của bài thơ: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. - Chép thơ: sai một từ hoặc sai chính tả trừ 0,25 điểm. 1,0 c) Cảm nhận về cụm từ “ta với ta”: - Hai từ “ta” nhưng cùng chỉ một người, đó là nhà thơ. - Thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn, lẻ loi, trống vắng của tác giả trước thiên nhiên mênh mông, rộng lớn. 0,5 0,5 Câu 2 (2,0 điểm) a) * Khái niệm điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. Mức tối đa: Nêu đúng, đầy đủ chính xác khái niệm trên Mức chưa tối đa: HS không ghi lại đúng như khái niệm nhưng có cách hiểu đúng về điệp ngữ thì cho 0,25 điểm Mức không đạt:Đưa ra đáp án sai hoặc không có câu trả lời (0 điểm) 0,5 * Các kiểu điệp ngữ thường gặp: - Điệp ngữ cách quãng. - Điệp ngữ nối tiếp. - Điệp ngữ chuyển tiếp. (điệp ngữ vòng) Mức tối đa: Nêu đúng, đầy đủ chính xác các kiểu điệp ngữ. Mức chưa tối đa: Kể sai hoặc thiếu một kiểu điệp ngữ trừ 0,25 điểm Mức không đạt:Đưa ra đáp án sai hoặc không có câu trả lời (0 điểm) 0,5 b) Mức tối đa: Phép điệp ngữ có trong đoạn thơ: Điệp từ “vì” (điệp lại 4 lần) Mức không đạt:Đưa ra đáp án sai hoặc không có câu trả lời. (0 điểm) 0,25 Mức tối đa: Thuộc kiểu điệp ngữ cách quãng. Mức không đạt:Đưa ra đáp án sai hoặc không có câu trả lời. (0 điểm) 0,25 Mức tối đa: Tác dụng: Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị: cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì cả những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Mức chưa tối đa: HS chỉ nêu được tác dụng: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu thì cho 0,25 điểm Mức không đạt:Đưa ra đáp án sai hoặc không có câu trả lời. (0 điểm) 0,5 Câu 3 (5,0 điểm) *Mức độ tối đa: (5,0 điểm) Đảm bảo được tối đa các yêu cầu hình thức và nội dung sau: + Yêu cầu hình thức: Thể loại: văn biểu cảm. Đối tượng: mùa Thu. Bố cục 3 phần rõ ràng. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm. Hành văn rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt sáng rõ theo mạch cảm xúc, không mắc lỗi về câu từ, chính tả.. + Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: Mở bài - Giới thiệu vài nét khái quát về mùa Thu. - Nêu cảm nhận chung của em về mùa Thu là mùa đẹp nhất trong năm. B. Thân bài - Cảm nghĩ của em đối với vẻ đẹp riêng mang nét đặc trưng của mùa Thu: + Không gian mùa Thu + Sắc màu mùa Thu + Hương vị mùa Thu + Con người mùa Thu; - Hồi tưởng về một kỉ niệm khó quên của em gắn liền với mùa Thu. - Khẳng định vị trí, vai trò của mùa Thu đối với cuộc sống của muôn loài, của mọi người và của riêng em. C. Kết bài - Cảm xúc, suy ngẫm của em về mùa Thu. - Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước khi mùa Thu sang. * Mức độ chưa tối đa: -Từ 4 -> 4,75 điểm: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu nội dung và hình thức nêu trên. - Từ 3-> 3,75 điểm: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên tuy nhiên cảm xúc, suy nghĩ, chưa sâu sắc; còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Từ 2-> 2,75 điểm: Bố cục rõ ràng song các ý còn sơ sài, mắc lỗi diễn đạt và chính tả. - Từ 1->1,75 điểm: Bài sơ sài, chưa thành thạo trong kỹ năng làm bài văn biểu cảm, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. * Mức độ không đạt: HS không làm hoặc làm bài lạc đề (Căn cứ vào hướng dẫn chấm và bài làm của HS giám khảo cho các thang điểm còn lại) 0,5 4,0 0,5 *GV cần căn cứ vào bài làm cụ thể và mức độ làm bài chung của HS để cho điểm phù hợp. Trân trọng những bài viết sáng tạo, có sự cảm nhận mới mẻ.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_pho.docx