Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Kèm đáp án)
Câu 2 ( 2 điểm):
a, Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn sau? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì?
“ Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.”
(Trần Cừ)
b, Chuyển đổi câu chủ động sau thành hai câu bị động theo hai cách khác nhau:
Chúng em chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật an toàn giao thông.
Câu 3 ( 6 điểm):
Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Em hãy giải thích và chứng minh ý nghĩa của câu tục ngữ trên.
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 1014 Môn: Ngữ văn, lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút. Đề bài gồm: 03 câu, 01 trang Câu 1 ( 2 điểm) Cho đoạn văn: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng." ( Ngữ văn 7 - Tập 2 ) a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b, Xác dịnh biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 2 ( 2 điểm): a, Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn sau? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì? “ Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc...” (Trần Cừ) b, Chuyển đổi câu chủ động sau thành hai câu bị động theo hai cách khác nhau: Chúng em chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật an toàn giao thông. Câu 3 ( 6 điểm): Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Em hãy giải thích và chứng minh ý nghĩa của câu tục ngữ trên. ------------------ Hết ------------------ SBD: ................... Họ và tên thí sinh: .................................................................................... Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ...................................................... PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 -2014 Môn: Ngữ văn, lớp 7 Hướng dẫn chấm gồm: 03 câu, 02 trang Câu Đáp án Biểu điểm 1 a, Văn bản: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" Tác giả: Hồ Chí Minh 0,25 0,25 b, - BPTT: liệt kê - Tác dụng: để diễn tả đầy đủ và sâu sắc lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc. 0,5 1 2 a, HS xác định đúng câu đặc biệt trong đoạn văn: Và lắc. Và xóc... * Chúng được sử dụng nhằm mục đích: liệt kê, thông báo về sự tồn tại của hiện tượng -> những khó khăn của cuộc hành trình. b, HS chuyển đổi câu chủ động đã cho thành hai câu bị động theo hai cách khác nhau: - Cách 1: Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ bị hay được vào sau từ ( cụm từ) ấy. - Cách 2: Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ( cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. 0.5 0,5 0.5 0.5 3 A. Yêu cầu về kĩ năng: - Làm đúng kiểu bài nghị luận giải thích và chứng minh một câu tục ngữ. - Bố cục ba phần B. Yêu cầu về kiến thức: 1. Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ - Nêu vấn đề nghị luận 2. Thân bài: a. Phần giải thích: - Nghĩa đen: mực có màu đen dễ gây bẩn. Đèn phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật. - Nghĩa bóng: mực tượng trưng cho cái xấu, không tốt đẹp. Đèn tượng trưng cho cái tốt đẹp, sáng sủa. => Câu tục ngữ muốn nói đến mối quan hệ giữa môi trường sống và việc hình thành nhân cách con người; khuyên con người biết chọn người tốt để chơi, chọn môi trường tốt để sống b. Phần chứng minh: - HS có thể lấy dẫn chứng trong văn học và trong thực tế đời sống để chứng minh môi trường xã hội có tác động lớn đến nhân cách con người. c. Liên hệ thực tế, rút ra bài học, mở rộng vấn đề: - Bài học: Gần mực thì đen gần đè thì sáng - Có người “gần mực” mà vẫn không “đen”, còn góp phần cải tạo môi trường, giúp đỡ người xấu trở thành người tốt. - Có người “gần đèn” nhưng vẫn không “sáng”, bảo thủ, không chịu tu dưỡng, rèn luyện bản thân. 3. Kết bài: - Khẳng định câu tục ngữ là bài học quí giúp ta tu dưỡng rèn luyện để trở thành người tốt C. Biểu điểm: - 7 điểm: Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng toàn diện, thuyết phục, văn viết có cảm xúc. - Điểm 6: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, sử dụng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc. - Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi về dùng từ, câu, chính tả. - Điểm 4: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về dùng từ, câu, chính tả, diễn đạt. - Điểm 3: Đảm bảo quá 1/2 các yêu cầu trên, còn mắc lỗi cơ bản về dùng từ, câu, chính tả, diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày sơ sài, chưa biết lập luận làm rõ vấn đề - Điểm 1- 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc với yêu cầu của đề bài. * Giám khảo linh hoạt cho các điểm lẻ còn lại. Khuyến khích các bài viết sáng tạo. * Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. ------------------ Hết ------------------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2013_2014_ph.doc