Đề ôn tập môn Công nghệ Lớp 12 - Chương 5: Mạch điện xoay chiều ba pha
5.1.43: Trong hệ thống điện quốc gia, lưới điện được phân thành:
A. lưới điện phân phối từ điện áp 66 kV trở lên và lưới điện truyền tải từ điện áp 35 kV trở xuống.
B. lưới điện truyền tải từ điện áp 35 kV trở lên và lưới điện phân phối từ điện áp 22 kV trở xuống.
C. lưới điện phân phối từ điện áp 35 kV trở lên và lưới điện truyền tải từ điện áp 22 kV trở xuống.
D. lưới điện truyền tải từ điện áp 66 kV trở lên và lưới điện phân phối từ điện áp 35 kV trở xuống.
Bộ môn: Công nghệ Khối 12. Chương 5: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA A. Tóm tắt nội dung 1. Kiến thức: - Khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia (SGK). - Khái niệm lưới điện quốc gia; Các cấp điện áp của lưới điện (SGK). - Nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha (SGK). - Cách nối hình sao, tam giác và quan hệ giữa đại lượng dây và pha (SGK). 2. Kĩ năng: - Nối được tải ba pha hình sao và tam giác. 3. Thái độ: - Thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn lao động. - Cẩn thận, tỉ mỉ trong khi thực hành. B. Câu hỏi và bài tập 1. Câu hỏi trắc nghiệm: 5.1.1. Chức năng của lưới điện quốc gia là: A. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến lưới điện. B. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các nơi tiêu thụ. C. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các trạm biến áp. D. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các trạm đóng cắt. 5.1.2. Chọn câu sai: A. Nối tam giác, nối hình sao. B. Nối hình sao , nối tam giác . C. Nối tam giác , trong cách mắc hình sao . D. Nối hình sao , nối tam giác. 5.1.3. Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha, ba suất điện động trong ba cuộn dây : A. Cùng biên độ, cùng tần số, nhưng khác nhau về pha. B. Cùng tần số, cùng pha nhưng khác nhau về biên độ. C. Cùng biên độ, cùng tần số và cùng pha. D. Cùng biên độ, cùng pha nhưng khác nhau về tần số. 51.4. Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm: A. Đường dây dẫn điện và các hộ tiêu thụ. B. Đường dây dẫn điện và các trạm đóng, cắt. C. Đường dây dẫn điện và các trạm biến áp. D. Đường dây dẫn điện và các trạm điện. 5.1.5. Hệ thống điện quốc gia gồm: A. Nguồn điện, các trạm biến áp và các hộ tiêu thụ. B. Nguồn điện, đường dây và các hộ tiêu thụ. C. Nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ. D.Nguồn điện, các trạm đóng cắt và các hộ tiêu thụ. 5.1.6. Nếu tải ba pha đối xứng, khi nối hình sao thì: A. Id = Ip và . B. Id = Ip và Ud = Up. C.và . D.và Ud = Up. 5.1.7. Nếu tải ba pha đối xứng, khi nối hình tam giác thì: A. Id = Ip và B. Id = Ip và Ud = Up 5.2.8. Mắc 6 bóng đèn có U = 110V vào mạch điện 3 pha 3 dây với Ud = 380V, cách mắc nào dưới đây là đúng: A . Mắc song song 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình tam giác B . Mắc song song 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình sao C . Mắc nối tiếp 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình tam giác D . Mắc nối tiếp 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình sao 5.1.9. Góc lệch pha giữa các sđđ trong các dây quấn máy phát ba pha là: A. B. C. D. 5.2.10. Trong nguồn điện xoay chiều ba pha điện áp pha UP là: A.điện áp giữa dây pha và dây trung tính. b. điện áp giữa điểm đầu A và điểmcuối X của một pha. C. điện áp giữA điểm đầu A và điểm trung tính O. D.Tất cả đều đúng. 5.1.11. Khi nối tam giác thì: A. x nối y, z nối C, B nối A B. x nối z, y nối C, B nối A C. x nối B, y nối Z, Z nối A D. x nối B, y nối C, z nối A 5.2.12. Nếu tải nối sao không có dây trung tính mắc vào nguồn nối hình sao 4 dây thì dùng: A. 4 dây B. 3dây C. 2 dây D. 1 dây. 5.1.13. Trong nguồn điện xoay chiều ba pha điện áp dây Ud là: A.Điện áp giữa dây pha và dây trung tính B.Điện áp giữa điểm đầu A và điểm cuối X của một pha C.Điện áp giữa điểm đầu A và điểm trung tính O D.Điện áp giữa hai dây pha. 5.1.14. Chọn câu sai A.Máy phát điện xoay chiều 3 pha tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha. B.Phần ứng của máy phát điện ba pha gồm 3 cuộn dây giống nhau có trục lệch góc 1200 C. Dòng điện xoay chiều 3 pha do máy phát điện xoay chiều ba pha tạo ra. D. Phần cảm của máy phát 3 pha gồm ba nam châm điện giống nhau có trục lệch nhau những góc bằng 1200. 5.1.15. Chức năng của lưới điện quốc gia là: A. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến lưới điện. B. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các nơi tiêu thụ. C. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các trạm biến áp. D. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các trạm đóng cắt. 5.3.16. Một máy phát điện ba pha có điện áp mỗi dây quấn pha là 110 V, nếu nối sao thì điện áp pha và điện áp dây là giá trị nào sau đây: A. Ud = 110V, UP = 190,5V B. Ud = 110V, UP = 220V C. Ud = 190,5V, UP = 110V D. Ud = 220 V, UP = 110V 5.2.17. hãy giải thích vì sao nguồn điện ba pha thường được nối hình sao có dây trung tính ? A. tạo ra hai cấp điện áp khác nhau. B. thuận tiện cho việc sử dụng các thiết bị điện điện. C. giữ cho điện áp trên các pha tải ổn định. D. cả ba ý trên. 5.3.18. Một tải ba pha gồm ba điện trỏ R = 20Ω nối hình sao đấu vào nguồn điện ba pha có Ud = 380V. IP và Id là giá trị nào sau đây: A. IP = 11A, Id = 11A. B. IP = 11A, Id = 19A. C. IP = 19A, Id = 11A. D. IP = 19A, Id = 19A. 5.3.19. Một tải ba pha gồm ba điện trỏ R = 10Ω nối hình tam giác đấu vào nguồn điện 3 pha có UP = 220V. IP và Id là giá trị nào sau đây: A. IP = 22A, Id = 38A. B. IP = 38A, Id = 22A. C. IP = 22A, Id = 22A. D. IP = 38A, Id = 38A. 5.3.20. Một tải ba pha gồm ba điện trở R = 10Ω nối hình tam giác đấu vào nguồn điện ba pha có Ud = 380V. IP và Id là giá trị nào sau đây: A. IP = 38A, Id = 65,8A. B. IP = 38A, Id = 22A. C. IP = 65,8A, Id = 38A. D. IP = 22A, Id = 38A. 5.3.21. Mạch điện ba pha ba dây, Ud = 380V, tải là ba điện trở RP bằng nhau, nối tam giác. Cho biết Id = 80A. Điện trở RP có giá trị nào sau đây: A. Rp = 8,21Ω B. 7.25 Ω C. 6,31 Ω D. 9,81 Ω 5.3.22. Mạch điện ba pha ba dây, Ud = 380V, tải là ba điện trở RP bằng nhau, nối tam giác. Cho biết Id = 80A. Cường độ dòng điện pha có giá trị nào sau đây: A. Ip = 46,24A B. 64,24A C. 46,24mA D. 64,24mA 5.2.23. Việc đấu sao hay tam giác của tải ba pha phụ thuộc vào : A. Điện áp nguồn. B. Điện áp của nguồn và tải. C. Điện áp tải. D. Cách nối của nguồn. 5.3.24. Nguồn 3 pha đối xứng có Ud=220V. Tải nối hình sao với RA=12,5Ω, RB=12,5Ω, RC=25Ω. Dòng điện trong các pha là các giá trị nào sau đây: A. IA=10(A); IB=10(A); IC=5(A). B. IA=10(A); IB=20(A); IC=15(A). C. IA=10(A); IB=7,5(A); IC=5(A). D. IA=10(A); IB=15(A); IC=20(A). 5.3.25. Tải 3 pha gồm 3 bóng đèn có ghi: 220V- 100W nối vào nguồn ba pha có Ud = 380V. Ip và Id có giá trị nào sau đây: A . Ip = 0,45A; Id=0,45A. B. Ip = 0,5A; Id=0,45A. C. Ip = 0,35A; Id=0,45A. D. Ip = 0,5A; Id=0,75A. 5.2.26. Một nguồn điện ba pha có ghi kí hiệu sau 220V/380 V. Vậy 380V là điện áp nào sau đây: A.Điện áp giữa dây pha và dây trung tính B.Điện áp giữa điểm đầu A và điểm cuối X của một pha C.Điện áp giữa điểm đầu A và điểm trung tính O D.Điện áp giữa hai dây pha. 5.3.27: Khi cấp dòng ba pha tần số f = 50 Hz cho động cơ không đồng bộ ba pha có số đôi cực từ p = 3 thì tốc độ từ trường quay là A. n1 = 750 vòng/phút. B. n1 = 200 vòng/phút. C. n1 = 1000 vòng/phút. D. n1 = 1500 vòng/phút. 5.3.28: Mạch điện ba pha ba dây, điện áp dây Ud = 380V, tải là ba điện trở Rp bằng nhau, nối hình sao. Cho biết Id = 40A. Điện trở Rp có giá trị: A. Rp = 40Ω. B. Rp = 9,5Ω. C. Rp = 11Ω. D. Rp = 5,5Ω. 5.3.29: Một máy biến áp ba pha, mỗi pha dây quấn sơ cấp có 1500 vòng và dây quấn thứ cấp có 50 vòng. Dây quấn của máy biến áp được nối theo kiểu ∆/Yo, và được cấp điện bởi nguồn ba pha có Ud = 10,5 kV. Hệ số biến áp pha và hệ số biến áp dây là: A. Kp 17,3 và Kd = 30. B. Kp = 30 và Kd 52. C. Kp = 30 và Kd 17,3. D. Kp 52 và Kd = 30. 5.3.30: Một tải ba pha gồm ba điện trỏ R = 20Ω, nối hình tam giác, đấu vào nguồn điện ba pha có Ud = 380V. IP và Id là cặp giá trị: A. Ip = 19A, Id 33A. B. Ip 33A, Id 33A. C. Ip = 19A, Id = 19A. D. Ip 33A, Id = 19A. 5.3.31: Một tải ba pha gồm chín bóng đèn, trên mỗi đèn có ghi: 220V – 100W, được nối vào mạch điện ba pha bốn dây có điện áp 220/380V. Dòng điện pha Ip và dòng điện dây Id là: A. Ip 1,36A; Id 2,36A. B. Ip 2,36A; Id 1,36A. C. Ip 1,36A; Id 1,36A. D. Ip 2,36A; Id 2,36A. 5.3.32: Một tải ba pha gồm ba điện trỏ R = 20Ω nối tam giác, đấu vào nguồn điện ba pha có Up = 220V. Điện áp dây Ud và dòng điện dây Id là: A. Ud = 220V, Id = 11A. B. Ud = 220V, Id 19A. C. Ud = 380V, Id 19A. D. Ud = 380V, Id = 11A. 5.3.33: Một máy biến áp ba pha, mỗi pha dây quấn sơ cấp có 11000 vòng và dây quấn thứ cấp có 200 vòng. Dây quấn của máy biến áp được nối theo kiểu ∆/Yo, và được cấp điện bởi nguồn ba pha có Ud = 22 kV. Điện áp pha và điện áp dâycủa cuộn thứ cấp là: A. Up2 = 400V, Ud2 692,8V B. Up2 = 220V, Ud2 = 380V. C. Up2 = 380V, Ud2 = 220V. D. Up2 692,8, Ud2 = 400V. 5.3.34: Một tải ba pha gồm ba điện trở R = 10Ω, nối hình sao, đấu vào nguồn điện ba pha có Ud = 380V. IP và Id là cặp giá trị: A. Ip = 38A; Id = 38A. B. Ip = 38A; Id = 22A. C. Ip = 22A; Id = 38A. D. Ip = 22A; Id = 22A. 5.3.35: Một tải ba pha là một lò điện trở ba pha (điện trở mỗi pha R = 40Ω, U = 380V) được nối vào mạch điện ba pha bốn dây có điện áp 220/380V. Dòng điện pha Ip và dòng điện dây Id là: A. Ip = 9,5A; Id 16,5A. B. Ip = 9,5A; Id = 9,5A. C. Ip = 5,5A; Id = 5,5A. D. Ip = 5,5A; Id 9,5A. 5.3.36: Mạch điện ba pha ba dây, điện áp dây Ud = 380V, tải là ba điện trở R bằng nhau, nối hình tam giác. Cho biết Id = 45A. Điện áp pha Up và dòng điện dây Ip là: A. Up = 380V; Ip = 45A. B. Up = 380V; Ip 26A. C. Up = 220V; Ip = 45A. D. Up = 220V; Ip 26A. 5.1.37: Chọn câu sai: A. Nối hình sao , nối tam giác. B. Nối hình sao , nối tam giác. C. Nối hình sao , nối tam giác . D. Nối tam giác , nối hình sao . 5.1.38: Trong mạch điện xoay chiều ba pha, tải ba pha là A. , , . B. A, B, C. C. ZA, ZB, ZC. D. eA, eB, eC. 5.2.39: Mạch điện xoay chiều ba pha bốn dây tạo ra A. ba trị số điện áp khác nhau. B. hai trị số điện áp khác nhau. C. bốn trị số điện áp khác nhau. D. một trị số điện áp. 5.3.40: Một máy phát điện ba pha có điện áp mỗi dây quấn pha là 220V, nếu nối hình tam giác ta có A. Up = 380V; Ud = 380V. B. Up = 220V; Ud = 380V. C. Up = 220V; Ud = 220V. D. Up = 380V; Ud = 220V. 5.1.41: Đường dây truyền tải điện năng Bắc – Nam 500 kV dài A. 1770 km. B. 1670 km. C. 1970 km. D. 1870 km. 5.1.42: Chọn câu đúng: A. Nối hình sao , nối tam giác . B. Nối tam giác, nối hình sao. C. Nối tam giác , nối hình sao . D. Nối hình sao , nối tam giác. 5.1.43: Trong hệ thống điện quốc gia, lưới điện được phân thành: A. lưới điện phân phối từ điện áp 66 kV trở lên và lưới điện truyền tải từ điện áp 35 kV trở xuống. B. lưới điện truyền tải từ điện áp 35 kV trở lên và lưới điện phân phối từ điện áp 22 kV trở xuống. C. lưới điện phân phối từ điện áp 35 kV trở lên và lưới điện truyền tải từ điện áp 22 kV trở xuống. D. lưới điện truyền tải từ điện áp 66 kV trở lên và lưới điện phân phối từ điện áp 35 kV trở xuống. 2. Bài tập vận dụng: Bài 1: Mạch điện 3 pha 3 dây, điện áp dây 380V, tải là 3 điện trở R bằng nhau, nối tam giác. Cho biết dòng điện trên đường dây bằng 80A. Vẽ sơ đồ nối dây của mạch điện 3 pha trên và xác định dòng điện pha của tải. Tính điện trở R trên mỗi pha của tải. Bài 2: Có hai tải 3 pha: Tải thứ nhất là 9 bóng đèn (số liệu của mỗi bóng đèn là P = 100 W, U = 220 V); tải thứ hai là một lò điện trở ba pha (điện trở mỗi pha R = 30 Ω, U = 380 V). Các tải trên được nối vào mạch điện ba pha bốn dây có điện áp 220/380 V. a. Giải thích 220 V là điện áp gì? 380 V là điện áp gì? b. Xác định cách nối dây của mỗi tải (thành hình sao hoặc hình tam giác) và giải thích vì sao phải nối như vậy? c. Vẽ cách nối dây của mạch điện ba pha trên. d. Tính dòng điện pha và dòng điện dây của mỗi tải.
File đính kèm:
- de_on_tap_mon_cong_nghe_lop_12_chuong_5_mach_dien_xoay_chieu.doc