Đề tài Nguyên tắc tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao đối với con người nguyên tắc phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểm

3. Nhà giáo dục luôn đánh giá cao hơn một chút so với cái mà học sinh đã có, đòi hỏi cao hơn một chút so với những gì mà họ làm được. Tế nhị khéo léo có tình, có lí trong ứng xử sư phạm đó là nghệ thuật sư phạm của giáo viên.

4. Phải xác nhận những ưu điểm, thành công của học sinh dù đó là nhỏ bé, phải ghi nhận những thành tích của tập thể trong đó có những đóng góp của cá nhân để học sinh phấn đấu đạt được thành công mới.

 

 

ppt20 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 7199 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Đề tài Nguyên tắc tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao đối với con người nguyên tắc phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểm, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT. NHÓM 2: 1.NGUYỄN NGỌC TRẦM 2.NGUYỄN THANH TRÀ 3.NGUYỄN QUỐC THANH 4.NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN 5.NGUYỄN THỊ THÙY UYÊN 6.NGHÊ THỊ THÙY TRANG 7.LÊ THANH THẢO 8.LÊ THỊ KIỀU DIỄM 9.LƯU QUANG LÀNG KHOA SƯ PHẠM KHXH NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG NHÂN CÁCH VÀ YÊU CẦU CAO ĐỐI VỚI CON NGƯỜI NGUYÊN TẮC PHÁT HUY ƯU ĐIỂM ĐỂ KHẮC PHỤC NHƯỢC ĐIỂM I. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao đối với con người. 1. Tôn trọng nhân cách. 2. Yêu cầu cao. II. Nguyên tắc phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểm. -Nhân cách là giá trị được xây dựng và hình thành trong thời gian con người tồn tại trong xã hội. Nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc. Nhân cách là gì? I. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao đối với con người. 1. Tôn trọng nhân cách. a. Nội dung: -Tôn trọng nhân cách là tôn trọng nhân phẩm, tự do, tư tưởng, tự do thể hiện nhu cầu, nguyện vọng và thói quen của mỗi cá nhân, không ai có quyền xúc phạm đến thân thể, phẩm giá của mỗi người. - Đồng nghĩa với tinh thần con người, thể hiện sự mong muốn của nhà giáo dục đối với thế hệ trẻ, là một biện pháp tế nhị buộc họ phải hoàn thành nhiệm vụ. - Tin tưởng vào ý muốn tốt đẹp, tinh thần cầu tiến, nghị lực và khả năng tiềm tàng to lớn của họ, do đó mà có cách nhìn thấm đượm tinh thần nhân đạo. - Luôn đề ra giả thiết lạc quan về sự hoàn thiện nhân cách của họ. - Tôn trọng phẩm giá, đạo đức, trí tuệ, tài năng, tôn trọng tự do tư tưởng và thân thể con người, chống mọi tư tưởng coi khinh con người, có những hành động xúc phạm đến thân thể con người. Ví dụ: 2 Tôn trọng không có nghĩa là tôn trọng cái hư, cái xấu của HS. 2. Yêu cầu cao đối với con người. a. Nội dung: Là đòi hỏi cao hơn khả năng thực tế để buộc các em phải phấn đấu. Khi nhà giáo dục đặt ra yêu cầu cao, học sinh sẽ cảm nhận được sự tin tưởng của thầy, cô về mình, như là tiếp thêm sức mạnh để học sinh cố gắng nhiều hơn. →Yêu cầu cao lại chính là thể hiện niềm tin và sự trân trọng nhân cách con người. Từ đó nguyên tắc của giáo dục đặt ra " muốn giáo dục con người thì phải tôn trọng nhân cách con người và phải yêu cầu cao đối với con người. Những điều lưu ý: 1. Nhà giáo dục không được xúc phạm đến nhân cách học sinh trong bất cứ hoàn cảnh nào, với bất cứ lí do gì, tránh mọi thành kiến đối với học sinh cho dù họ mắc khuyết điểm trong những hoàn cảnh nhất thời đó. 2. Nhà giáo dục cần tránh thái độ gây gắt, nhạo báng, mỉa mai, mệnh lệnh, áp đặt đồng thời cần tránh thái độ dễ dãi, xuề xòa, qua loa, " vô nguyên tắc". 3. Nhà giáo dục luôn đánh giá cao hơn một chút so với cái mà học sinh đã có, đòi hỏi cao hơn một chút so với những gì mà họ làm được. Tế nhị khéo léo có tình, có lí trong ứng xử sư phạm đó là nghệ thuật sư phạm của giáo viên. 4. Phải xác nhận những ưu điểm, thành công của học sinh dù đó là nhỏ bé, phải ghi nhận những thành tích của tập thể trong đó có những đóng góp của cá nhân để học sinh phấn đấu đạt được thành công mới. II. Nguyên tắc phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểm. - Mỗi con người luôn muốn được động viên, khích lệ, do đó mà người giáo viên phải luôn phát huy ưu điểm để giảm thiểu nhược điểm của học sinh. - Mỗi người giáo viên nên hãy giảm thiểu những lời nói về khuyết điểm, sai lầm trong quá khứ nhất thời. Lấy ưu điểm để khắc phục nhược điểm, để cổ vũ, phát huy những hành vi tốt xóa bỏ những mặc cảm sai lầm và những thành kiến của con người. Nguyên tắc phát huy ưu điểm để khắc phục nhược điểm là: - " Lấy xây để chống". - " Tăng cường sinh lực để phòng chống bệnh tật" Xây dựng nguyên tắc giáo dục hiệu quả. Yêu cầu: - Tổ chức phong trào thi đua, thường xuyên động viên, khen thưởng khích lệ học sinh. - Mỗi năm cần tổng kết đánh giá và khen thưởng những học sinh đạt được những thành tích cao trong học tập. - Cần phải có thái độ bao dung độ lượng đối với các học sinh mắc sai lầm, khuyết điểm, hãy nâng đõ và giáo hóa họ dẫn họ vào thành công mới. - Sau khi phê bình trách phạt thì phải có lòng bao dung, độ lượng, vị tha vì sự tiến bộ của con người. Tuy nhiên, không có nghĩa là bao che khuyết điểm, tự phê bình hay ngược lại là thổi phòng thành tích để con người trở nên tự kiêu, tự phụ. LIÊN HỆ THỰC TIỄN: Tình huống 1: 	Trong giờ môn Lịch Sử của thầy T, một Học Sinh trả lời sai câu hỏi mà thầy đặt ra. Thầy đã nhận xét bằng câu nói " đầu em chỉ để trang trí thôi à!". Theo các bạn, cách nhận xét của thầy đúng hay sai? Vì sao? Nếu là bạn thì bạn sẽ xử lí như thế nào? Tình huống 2: 	Trong kì thi học kì, thầy An coi thi môn Toán. Một học sinh lớp thầy chủ nhiệm đã quay cóp bài của bạn bên cạnh. Nếu bạn là thầy An, bạn sẽ xử lí như thế nào? A. Nên nhắc nhở và bỏ qua cho học sinh đó. Vì nếu lập biên bản đồng nghĩa với việc học sinh đó bị hạ bậc hạnh kiểm và ảnh hưởng đến thành tích của lớp và thành tích của thầy. B. Nên lập biên bản ngay lập tức vì học sinh đó vi phạm qui chế trong thi cử. C. Nên nhắc nhở lần đầu và nếu còn tái phạm thì lập biên bản. Vì học sinh đó vi phạm qui chế và sẽ ỉ lại, sẽ tái phạm lần nữa. Hình thành một thói quen xấu ảnh hưởng đến tương lai sau này. Tình huống 3: Lớp 11A3 là lớp mà bạn được dạy môn Lịch Sử sau khi ra trường. Có một học sinh nổi tiếng là cá biệt. Học sinh đó tỏ thái độ không tôn trọng giáo viên mà đặc biệt là giáo viên mới ra trường như bạn. Học sinh đó không thích môn Sử luôn ngủ trong lớp, hay phá mấy bạn xung quanh, nói chuyện riêng.....làm ảnh hưởng đến giờ lên lớp của bạn. Bạn nhiều lần từ khuyên bảo đến trách phạt và hù dọa là đưa lên BGH.....em ấy tỏ ra nghe lời nhưng sau đó vẫn đâu lại vào đấy. Vẫn các tình trạng trên tiếp diễn. Bạn sẽ làm gì? A. Mắng HS và đuổi ra khỏi lớp. Sau đó mời phụ huynh lên làm việc với Nhà Trường. B. Tiếp tục kiên trì khuyên bảo cho đến khi HS đó sửa đổi thì thôi. C. Là HS cá biệt nên sẽ không bao giờ biết nghe lời. Nên trách móc, châm chọc, mỉa mai HS đó trước lớp. Để HS đó tự ái và lần sau không quậy phá nữa. D. Kiên trì khuyên bảo, tìm hiểu nguyên nhân nếu vì GV mới về. Thì chứng minh năng lực của mình. Hay thay đổi phương pháp dạy để HS hứng thú hơn. E. Cách giải quyết khác. 	Qua các tình huống được đặt thì chúng ta những người GV trong tương lai. Hãy suy nghĩ đúng đắn cẩn trọng trong lời nói cũng như trong thái độ đối với HS của mình. Hãy tôn trọng tiếp nhận ý kiến của HS dù ý kiến đó đúng hay sai cũng nên khích lệ tinh thần tự giác, tích cực trong học tập của HS, để HS phát huy ưu điểm của mình. Cần tỏ thái độ tôn trọng HS dù trong bất cứ hoàn cảnh nào để phù hợp với chuẩn mực nhà giáo dục và đúng nguyên tắc tôn trọng nhân cách HS. Bên cạnh đó, không nên bao che đối với những hành vi sai trái của HS. Phải xử lí khiêm khắc nhưng cũng phải bao dung rộng lượng đối với HS của mình. Không áp đặt HS, hoặc yêu cầu quá cao vượt ra khỏi khả năng của HS. Cần phải yêu thương HS của mình, đối xử công bằng, không nên thiên vị giữa HS giỏi và HS yếu, HS ngoan và HS cá biệt. Mà cần có những biện pháp vừa hợp lí, hợp tình vừa thể hiện sự quan tâm của một GV với HS để HS cố gắng trong học tập, phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế khuyết điểm của HS. Với những HS ăn năn, muốn sữa đổi sai lầm thì cần khoang dung, rộng lượng và giúp đõ HS đó trở thành HS ngoan chăm. Giáo dục vừa là một khoa học lại vừa là một nghệ thuật. Vì thế, sự nghiệp giáo dục luôn đòi hỏi nhà giáo phải có trình độ chuyên môn cao, nhân cách tốt đẹp với tài năng sư phạm tinh tế có ngôn ngữ và cách ứng xử thích hợp trong mọi tình huống sư phạm. Để phát huy tốt vai trò GD của mình đào tạo những nhân tài có ích cho xã hội. 	Đối với môn Lịch Sử, là một môn đặc biệt khó chỉ diễn ra trong quá khứ do đó người GV cần phải có những phương pháp cụ thể để tái hiện lại các sự kiện Lịch Sử phương pháp: Tường thuật, miêu tả, trực quan, kể chuyện, giải thích,... Nhằm giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản. Không chỉ biết mà còn hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng Lịch Sử. Thông qua việc truyền tải kiến thức Lịch Sử còn giúp cho HS có thái độ đúng đắn, tôn trọng Lịch Sử thể hiện niềm tin, niềm tự hào về Lịch Sử dân tộc. Biết ơn sâu sắc đối với những bậc anh hùng có công trong Lịch Sử. Qua đó hình thành nhân cách đạo đức và hoàn thiện năng lực nhận thức cho HS. CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE 

File đính kèm:

  • pptnguyen tac ton trong nhan cach.ppt