Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Có đáp án)
Hãy phân tích trong thế đối sánh Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao để làm nổi rõ tư tưởng và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao.
SỞ GD& ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY ĐỀ ĐỀ XUẤT ĐỀ THI CHỌN ĐT HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT Năm học 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể giao đề) (Đề này gồm 02 câu trong 01 trang) Câu 1 (8.0 điểm): Con người không phải là cái bình nước cần được đổ đầy, mà là một ngọn đèn cần được thắp sáng. (Nhà văn Nhật Bản Kakura) Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên. Câu 2 (12 điểm): Hãy phân tích trong thế đối sánh Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao để làm nổi rõ tư tưởng và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao. HẾT Họ và tên thí sinh:Chữ kí: Họ và tên GT1:.Chữ kí: Họ và tên GT2: Chữ kí: SỞ GD & ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY HDC VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ XUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐT HỌC SINH QUỐC GIA GIỎI LỚP 12 Năm học 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu 1: (8 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng, trúng theo yêu cầu của đề bài, có kết cấu bố cục rõ ràng, mạch lạc, không sai các loại lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, viết có cảm xúc II. Yêu cầu về kiến thức Có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau 1. Giải thích. - Bình nước : Vật rỗng, tĩnh tại, có chức năng chứa đựng. Bình nước cần được đổ đầy : thu nạp, tiếp nhận một cách thụ động, nhồi nhét. - Ngọn đèn : Vật có chức năng toả ra ánh sáng, độ ấm nóng, không tĩnh tại. Ngọn đèn cần được thắp sáng: tức là chưa được châm lửa, nếu được châm lửa nó sẽ cháy sáng, tỏa sáng và ấm áp. - Cách nói phủ định để khẳng định: “không phảimà là” - Đây là một quan niệm về con người, về phương thức giáo dục: Con người không thụ động tĩnh tại mà luôn vận động phát triển và có khả năng tiếp nhận sáng tạo vô tận. Phương thức giáo dục con người phải là truyền dạy,khơi lên khả năng ấy. 2. Bình luận: Quan niệm đúng đắn về con người, quan niệm giáo dục tích cực, ưu việt. - Con người khác con vật ở chỗ có ý thức, có trí tuệ và đời sống tâm hồn phong phú, biết hoạt động vươn lên trên bản năng. Ở con người, luôn có khả năng tiềm tàng rất lớn. Ngọn đèn được thắp sáng sẽ toả rạng muôn nơi để mọi vật cùng sáng lên. - Ngọn đèn đã thắp sáng rồi lại muốn bùng lên thành ngọn đuốc. Con người với trí thông minh, sự năng động sẽ không bao giờ bằng lòng với cái đã có mà luôn có khát vọng cạnh tranh, đua tài, vươn lên. Đó là lối sống tích cực hơn, thúc đẩy xã hội phát triển. - Quan niệm trên thể hiện niềm tin vào con người. - Quan niệm trên coi người thầy không chỉ là người đổ dầu, truyền tri thức, mà còn là người thắp lửa, khai sáng, khơi dậy ở mỗi học sinh ngọn lửa của tri thức, của niềm đam mê và khát vọng sáng tạo không bao giờ tắt. - Phê phán những người trong cuộc sống chỉ biết rập khuôn, máy móc thụ động, phương thức giáo dục nhồi nhét, nhồi sọ, quan niệm giáo dục xơ cứng, lỗi thời - Ý nghĩa, bài học rút ra cho bản thân. (học sinh tự liên hệ, mở rộng) III. Thang điểm. - Điểm 7 - 8: Bài viết nắm chắc vấn đề, đáp ứng tốt những yêu cấu của kiểu bài nghị luận xã hội, có ý kiến sắc sảo, có kiến thức xã hội phong phú. - Điểm 5 - 6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động, không mắc lỗi. - Điểm 3 - 4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, ý vẫn chưa sáng, còn vài lỗi về diễn đạt. - Điểm 1 - 2 : Hiểu vấn đề lơ mơ, chưa làm rõ quan niệm, chưa chú ý minh hoạ bằng dẫn chứng cụ thể, diễn đạt còn nhiều lỗi. - Điểm 0: lạc đề Câu 2 (12 điểm): I.Yêu cầu về kỹ năng: I.Yêu cầu về kĩ năng. - Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, viết có cảm xúc, không mắc lỗi các loại. II.Yêu cầu về nội dung. Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nhưng cơ bản cần đảm bảo những ý sau: Thế nào là chủ nghĩa nhân đạo nói chung, quan hệ với các giá trị khác trong một hiện tượng văn học.. Những nét đặc sắc trong chủ nghĩa nhân đạo và phong cách nghệ thuật Nam Cao với tư cách nhà văn hiện thực lớn với chủ nghĩa tâm lí nghiêm nhặt. Tất cẩ đều được thể hiện bằng nghệ thuật và trong nghệ thuật qua hai tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao Chí Phèo kiệt tác của văn xuôi hiện đại tiếng Việt, tiêu biểu cho đề tài người nông dân với bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người (tố cáo tội ác của bọn hào cường, của nhà tù, định kiến xã hội nghiệt ngã, tàn nhẫn làm bần cùng hóa, tha hóa, lưu manh hóa người nông dân tiêu biểu là hình tượng Bá Kiến). Với việc mô tả quá trình hoàn lương khi gặp Thị Nở của Chí Phèo, Nam Cao cho thấy niềm tin lành vững bất diệt của ông vào bản chất lương thiện của người lao động cố nông nghèo khổ. Họ luôn khao khát lương thiện. Tình thương, tình người chính là bệ đỡ diệu kì để Chí Phèo tỉnh ngộ.Người nông dân lao động nghèo khổ rất cần miếng cơm, manh áo, gia đình ruộng đất để sống, nhưng nếu vì những thứ đó mà đánh mất sự lương thiện thì họ thà chết còn hơn.Tất cả được thuật kể bởi một ngôn ngữ hiện đại, hấp dẫn, dồn nén dung lượng hiên thực lớn, cốt truyện giàu kịch tính ngôn ngữ đa thanh phức điệu, giàu chất thơ, chất triết lí chi tiết độc đáo nhiều tầng ý nghĩa, ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện khách quan lạnh lùng như muốn để câu chuyện, người ,việc nói lên tất cả. Tác phẩm là lời kết ác đầy sức mạnh nghệ thuật với cái xã hội tước đoạt quyền làm người của người nông dân. Đời thừa tiêu biểu cho truyện ngắn về đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo với bi kịch tinh thần đau xót. Thông qua dòng ăn năn sám hối của Hộ một nhà văn nghèo vì miếng cơm manh áo, vì vợ con mà Hộ từ một người tôn thờ triết lí tình thương, vị tha trở thành một kể khốn nạn chà đạp lên tình thương, từ một nhà văn có lí tưởng nghề nghiệp cao đẹp, ôm khát vọng sáng tạo lớn và chân chính trở thành đê tiện, bất lương, Đây là bi kịch nhân đôi, sóng đôi. Cái xã hội mô tả trong truyện đã tước đi quyền làm người, quyền sáng tạo của người trí thức giàu nhân phẩm, lòng tự trọng, tâm huyết và tài năng, biến họ thành hạng Chí Phèo trí thức. Không có không gian sống cho họ trong xã hội ấy. Người cố nông lao động nghèo vốn lương thiện , khao khát tình thương, người trí thức tiểu tư sản nghèo giàu tình thương, tâm huyết và tài năng chỉ muốn những năng lực người phát triển tận độ nhưng chỉ vì miếng ăn mà tha hóa lưu manh hóa. Đó là bi kịch của con người trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Hai chuyện dường như chỉ xoay quanh câu chuyện về miếng ăn nhỏ bé tầm thường mà ý nghĩa triết lí nhân sinh vô cùng sâu sắc, nó vượt tầm của một người, một thời. Nguyên nhân khác và giống nhau: cùng là truyện ngắn nhưng ở hai mảng đề tài khác nhau của cùng một tác giả, một tư tưởng và phong cách nghệ thuật. Đó là sự độc đáo trong đa dạng Đặc sắc trên bởi Nam Cao là tài năng lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn luôn am hiểu, cảm thông và xót thương, tin yêu con người, cuộc đời. Tất nhiên hai tác phẩm tuy tiêu biểu nhưng không thể thể hiện hết đặc sắc trong chủ nghĩa nhân đạo và phong cách nghệ thuật của nhà hiện thực tâm lí thiên tài Nam Cao III. Thang điểm: - Điểm 12: Đáp ứng xuất tốt các yêu cầu trên. - Điểm 10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện. - Điểm 6: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc lỗi các loại. - Điểm 4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25.
File đính kèm:
- de_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_lop_12_thpt_mon.doc