Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 10 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

+ Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng gặp thuận lợi những khi gặp khó khăn hoạn nạn được mọi người giúp đỡ sẽ giúp cho họ vượt qua khó khăn tiếp tục vươn lên cuộc sống.

+ Thể hiện nét đẹp trong nhân cách của con người : Không thờ ơ lạnh lùng vô cảm trước sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, đồng thời biết sẻ chia, giúp đỡ những con vật hoặc người khác khi gặp hoạn nạn, khó khăn.

+ Phê phán những hành động thiếu trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường sống cũng như lối sống thờ ơ, vô cảm. trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh mình.

* Bài học cho bản thân:

Hành động của cậu bé trong câu chuyện đã cho ta bài học sâu sắc, thấm thía về những kĩ năng sống cần có ở mỗi người:

+ Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống.

+ Tích cực giúp đỡ những con vật, những cảnh ngộ khi họ gặp khó khăn hoạn nạn.

+ Có thói quen làm những việc tốt, những việc có ích dù đó là việc làm nhỏ nhặt.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 10 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TPHD
V10
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 03 câu, 01 trang)
 Câu 1 (2,0 điểm)
Sự gặp gỡ và sáng tạo của hai nhà văn qua các đoạn trích sau:
 a.  ...Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... 
 - Khốn nạn...Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.»
 (Lão Hạc - Nam Cao - Ngữ văn 8, tập 2)
 b.  ...Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
 - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.  
 (Làng - Kim Lân - Ngữ văn 9, tập 1)
 Câu 2 (3,0 điểm)
Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện sau:
Làm được điều gì đó
Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại với đại dương.
- Cháu đang làm gì vậy? - Tôi làm quen.
- Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng. - Cậu bé trả lời.
- Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.
Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời:
- Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất là cháu đã cứu được những con sao biển này.
( Trích Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006, trang 132, 133)
 Câu 3 (5,0 điểm)
Nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”
 (SGK Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.106 - 107)
Cảm nhận của em về điều nhà văn I-li-a Ê-ren-bua muốn nói qua truyện ngắn Làng của Kim Lân.
................................. Hết ..................................
PHÒNG GD & ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS GIA KHÁNH 
MÃ ĐỀ: V-05-HSG9-GK-PGDGL 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề
(Hướng dẫn chấm gồm 07 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo phát triển được năng lực của học sinh.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
1. Yêu cầu:
a. Tiêu chí về hình thức:
- Học sinh viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn hoàn chỉnh.
- Cảm nhận tinh tế, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
- Không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ, đặt câu.
 b. Tiêu chí về nội dung:
 Học sinh có thể có những cảm nhận riêng, có cách diễn đạt khác nhau song về cơ bản cần đạt được các ý sau:
*Sự gặp gỡ :
- Cả hai tác giả đều viết về đề tài người nông dân, phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn người nông dân: trọng danh dự và nhân cách.
- Cả hai tác giả đều cảm nhận được số phận khổ cực, vất vả của người nông dân.
- Cả hai tác giả đều viết về tiếng khóc của người nông dân, về nỗi buồn khổ trong tâm hồn mà họ phải gánh chịu trong cuộc sống
- Hai nhà văn đều viết về người nông dân với thái độ trân trọng, ngợi ca.
* Sự sáng tạo 
- Với Nam Cao :
+ Nam Cao viết về hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám khó khăn, nghèo khổ phải bán cả chó để bảo toàn cuộc sống; bảo toàn danh dự của bản thân.
+ Tiếng khóc của Lão Hạc là tiếng khóc của một con người đã nhẫn tâm lừa một con chó, một con vật mà lão yêu thương hết mực.
 + Đó là tiếng khóc của một con người suốt đời chưa hề lừa dối ai, vậy mà giờ đây đã trót lừa một con chó. Vì thế đó là tiếng khóc ân hận, day dứt đến đau đớn.
 + Bán chó là chấm dứt niềm hy vọng ngày con trở về, bán chó là chuẩn bị cho cái chết của mình. Bán chó là chuyện hệ trọng bậc nhất của đời lão Hạc vì vậy lão khóc: khóc cậu Vàng, khóc cậu con trai và khóc cho chính mình.
+ Giọt nước mắt lão Hạc tuy thê thảm nhưng lại có sức toả sáng vẻ đẹp của một bậc chí thiện.
+ Thành công của Nam Cao trong đoạn trích là miêu tả ngoại hình (đầu, mặt, miệng) để thể hiện nội tâm, tâm trạng của nhân vật.
+ Qua tiếng khóc của Lão Hạc nhà văn Nam Cao đã ca ngợi tâm hồn nhân hậu của người nông dân nghèo khổ.
- Với Kim Lân.
+ Kim Lân viết về hình ảnh người nông dân và diễn tả chân thực sinh động tình yêu làng quê khi phải rời làng đi tản cư trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Tiếng khóc của ông Hai là tiếng khóc của một người nông dân yêu làng, yêu nước thiết tha sâu nặng nên ông vô cùng đau đớn, dằn vặt, tủi hổ khi nghe tin làng quê thân yêu của ông theo Tây làm Việt gian.
+ Tiếng khóc của một người cảm nhận đến tận cùng nỗi nhục nhã của những kẻ phản bội dân làng, phản bội quê hương, phản bội Tổ quốc.
+ Tiếng khóc của một người thương con, thương bản thân, thương dân làng phải chịu nỗi nhục khi bị khinh rẻ, coi thường, hắt hủi là kẻ Việt gian.
+ Thành công của Kim Lân trong đoạn trích là sử dụng ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm để thể hiện tâm trạng day dứt, dằn vặt của ông Hai trong những giây phút nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc.
+ Qua tiếng khóc của nhân vật ông Hai nhà văn đã ca ngợi tình yêu làng quê, tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, cảm động ở người nông dân.
* Đánh giá 
- Sự gặp gỡ là do các nhà văn đều có chung một nguồn cảm hứng.
- Sự sáng tạo là yếu tố quan trọng của văn chương, điểm khác nhau ở những đoạn trích trên là do hai nhà văn ở hai thời đại khác nhau và tâm thế sáng tạo của mỗi nhà văn cũng khác nhau.
- Hai nhà văn đã góp vào văn chương hình ảnh người nông dân điển hình của mỗi thời đại.
2. Biểu điểm:
- Mức tối đa (2,0 điểm): Đạt các tiêu chí về nội dung và hình thức như trên.
- Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo các thang điểm: 1,75 - 1,5 - 1,25 - 1,0 - 0,75- 0,5 - 0,25 cho phần bài viết của học sinh.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề sai về kiến thức và phương pháp.
0,5
1,0
0,5
Câu 2
(3,0 điểm)
1. Yêu cầu:
a. Tiêu chí về hình thức:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bảo đảm bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận chặt chẽ.
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
b. Tiêu chí về nội dung:
* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ ý nghĩa câu chuyện “Làm được điều gì đó” rút ra vấn đề nghị luận: Mọi người cần phải biết yên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên ; biết giúp đỡ những con vật, những cảnh ngộ xung quanh khi họ gặp hoạn nạn khó khăn.
* Tóm tắt, khái quát được vấn đề từ câu chuyện : Hình ảnh cậu bé cứ liên tục nhặt những con sao biển ném chúng trở lại với biển cả không chỉ giúp những con sao biển được sống mà còn có ý nghĩa biết bảo vệ môi trường thiên nhiên ; câu chuyện cò có ý nghĩa ẩn dụ mỗi người hãy tích cực giúp đỡ những con vật, những cảnh ngộ xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn. Hãy làm một việc gì đó dù nhỏ nhất để giúp đỡ họ.
* Ý nghĩa của câu chuyện: câu chuyện kể về hành động của cậu bé giúp đỡ những con sao biển để chúng trở về với biển cả hành động đó nhỏ nhặt bình thường chẳng mấy ai quan tâm, để ý nhưng lại là hành động mang nhiều ý nghĩa :
+ Hành động của cậu bé là một hành động biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường tự nhiên. Mỗi người hãy làm một việc gì đó để bảo tồn môi trường thiên nhiên  thì môi trường thiên nhiên sẽ không bị cạn kiệt hoặc bị hủy hoại, xâm hoại.
+ Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng gặp thuận lợi những khi gặp khó khăn hoạn nạn được mọi người giúp đỡ sẽ giúp cho họ vượt qua khó khăn tiếp tục vươn lên cuộc sống.
+ Thể hiện nét đẹp trong nhân cách của con người : Không thờ ơ lạnh lùng vô cảm trước sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, đồng thời biết sẻ chia, giúp đỡ những con vật hoặc người khác khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
+ Phê phán những hành động thiếu trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường sống cũng như lối sống thờ ơ, vô cảm.. trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh mình.
* Bài học cho bản thân:
Hành động của cậu bé trong câu chuyện đã cho ta bài học sâu sắc, thấm thía về những kĩ năng sống cần có ở mỗi người:
+ Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống.
+ Tích cực giúp đỡ những con vật, những cảnh ngộ khi họ gặp khó khăn hoạn nạn.
+ Có thói quen làm những việc tốt, những việc có ích dù đó là việc làm nhỏ nhặt.
2. Biểu điểm:
- Mức tối đa (3,0 điểm): Đạt các tiêu chí về nội dung và hình thức như trên.
- Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo các thang điểm: 2,75 - 2,5- 2,25- 2,0 -1,75-1,5 - 1,25 - 1,0 - 0,75- 0,5 - 0,25 cho phần bài viết của học sinh.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề sai về kiến thức và phương pháp.
0,5
2,5
Câu 3
(5,0 điểm)
*Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4,0 điểm)
a. Mở bài: 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến. 
- Mức tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận hay/ tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo.
- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
- Mức không đạt: Lạc đề/mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không có mở bài.
b. Thân bài: 
*Giải thích vấn đề:
- Nhà văn Nga lại khẳng định tình yêu Tổ quốc được phát triển từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, quê hương.
- Lòng yêu nước được nhà văn cụ thể hóa khái niệm ấy từ cái riêng đến cái chung, từ cụ thể đến khái quát, từ nhỏ đến lớn, từ gần gũi đến thiêng liêng để khẳng định tư tưởng lớn lao: Lòng yêu nước, tình yêu Tổ quốc. Đó không phải xa xôi, trừu tượng mà rất gần gũi, nó được xây dựng từ tình yêu gia đình - cơ sở, nền tảng duy nhất của tình yêu làng xóm, quê hương đất nước.
- Xây dựng gia đình của mình ấm no hạnh phúc đó là tình yêu Tổ quốc. Góp phần xây dựng làng xóm, quê hương giàu đẹp đó là tình yêu Tổ quốc. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, sẵn sàng bảo vệ đó là tình yêu Tổ quốc. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là người nông dân yêu quê hương, đất nước, Tổ quốc, chính là người có đủ phẩm chất ấy.
- Mức tối đa: Học sinh biết cách lí giải vấn đề nghị luận đúng/hay/ có sự sáng tạo.
- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Học sinh biết cách lí giải vấn đề nghị luận nhưng chưa đủ ý.
- Mức không đạt: Không lí giải hoặc lí giải vấn đề không đúng.
* Chứng minh lời nhận xét 
- Ông Hai là người có tình yêu đặc biệt sâu sắc với làng Chợ Dầu - nơi chôn rau cắt rốn của ông.
+ Ông Hai là một người nông dân rất yêu mến và gắn bó với cái làng Chợ Dầu quê ông. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ ông muốn ở lại làng cùng đám anh em du kích chiến đấu để bảo vệ làng. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình ông phải đi tản cư ông rất buồn khổ. 
- Ở nơi tản cư:
+ Ông nhớ làng Chợ Dầu đến day dứt, cồn cào. Ông thường một mình nhâm nhi những kỉ niệm ngày còn ở làng với anh em, ông đã cùng anh em tham gia kháng chiến, đào hào, đắp ụ, hát hò, bông phèng vui biết bao nhiêu.
+ Ngày nào cũng vậy, ngoài giờ giúp đỡ gia đình vợ con, ông cũng dành thời gian ra phòng thông tin nơi tản cư nghe ngóng thông tin, tình hình kháng chiến. Nhận được những tin thắng trận của quân dân ta ông Hai vô cùng phấn khởi tự hào.
- Khi nghe tin thất thiệt:
+ Ông đột ngột nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông bàng hoàng, đau đớn, nhục nhã, xấu hổ ê chề. Tâm trạng ông day dứt, nặng nề, không dám đi đâu, không dám tiếp xúc với ai, ông sợ tất cả. Ông Hai sống trong tâm trạng u ám, bế tắt tuyệt vọng.
+ Ông vẫn giữ lập trường: Ông tâm sự với con là để tự nói với lòng mình về sự trung thành với kháng chiến với cụ Hồ. Dù có chết tấm lòng ấy không hề đơn sai.
(Thí sinh phải phân tích kĩ những diễn biến tâm trạng của ông Hai)
- Tình huống được cải chính:
+ Khi nghe được tin cải chính làng không theo giặc, lòng ông Hai lại vui sướng như mở cờ. Ông lại hớn hở đi khoe: làng ông bị đốt, nhà ông bị đốt, cháy tiệt!
+ Đây là minh chứng hùng hồn cho làng Chợ Dầu của ông trung thành với cách mạng với kháng chiến, với Cụ Hồ. 
Có thể nói, đây là một nhân vật nông dân có tình yêu làng, yêu quê hương đến tuyệt đối. Tình yêu làng thống nhất với tình yêu kháng chiến, đất nước, Tổ quốc.
*Vài nét về nghệ thuật:
- Cốt truyện đơn giản không có nhiều sự việc chồng chéo đây là tác phẩm có cốt truyện tâm lí.
- Tình huống truyện éo le bất ngờ giúp bộc lộ sâu sắc nội tâm nhân vật.
- Miêu tả tâm lí nhân vật tỉ mỉ, tinh tế, đa dạng.
- Ngôi ngữ giản dị tự nhiên mang đậm nét cá tính của người nông dân.
- Truyện được kể theo ngôi thứ ba, giọng kể tự nhiên linh hoạt.
- Mức tối đa: Học sinh biết cách lí giải phân tích, chứng minh, đánh giá một cách thuyết phục bằng cả lập luận và dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu.
- Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách phân tích, chứng minh, đánh giá nhưng chưa thuyết phục; chưa chọn được các dẫn chứng tiêu biểu, sát với vấn đề. Căn cứ vào bài viết cụ thể của học sinh giám khảo đưa ra các mức điểm: 2,25- 2,0- 1,75- 1,5-1,25- 1,0- 0,75- 0,5-0,25.
- Mức không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không làm bài.
c. Kết bài: 
- Đánh giá, khẳng định lại vấn đề.
- Tác phẩm đã truyền lại cho bạn đọc lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về con người Việt Nam.
Mức tối đa: Học sinh khái quát được vấn đề đã trình bày ở phần thân bài, liên hệ đến nhận thức và hành động của bản thân. Cách kết bài hay/tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo.
- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Học sinh khái quát được vấn đề đã trình bày ở phần thân bài nhưng chưa chặt chẽ, chưa biết liên hệ đến nhận thức và hành động của bản thân.
- Mức không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về kiến thức đưa ra/không đề cập đến ý này.
* Các tiêu chí khác (1,0 điểm) : 
a. Hình thức:
- Mức tối đa: HS viết được một bài văn với bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí; lập luận chặt chẽ rõ ràng; trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi về từ câu, lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát.
- Mức không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết (ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; lập luận chưa chặt chẽ; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.
b. Sáng tạo 
- Mức tối đa: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: Chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố biểu cảm, nghị luận; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ.
- Mức chưa tối đa: (0,5 điểm): Học sinh đạt được 2 đến 3 yêu cầu trong số các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm) : Học sinh đạt được 1 đến 2 trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt.
- Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của học sinh hoặc học sinh không làm bài.
0,5
0,5
2,0
0,5
0,5
0,25
0,75
................................. Hết ..................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop_9_de_10_p.doc
Bài giảng liên quan