Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 131 đến 145

- 1945 -->1954: Đồng chí

- 1954 -->1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.

- 1964 -->1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

- Sau 1975: ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu

* các tác phẩm trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người VN suốt một thời kì lịch sử sau C/M tháng Tám 1945, qua nhiều giai đoạn:

 

docx18 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 131 đến 145, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
p của con người.
* Nhưng điều chủ yếu mà các tác phẩm thơ thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều thay đổi sâu sắc:
- Tình cảm yêu nước, tình quê hương.
- Tình đồng chí, sự gắn bó với C/M, lòng kính yêu Bác Hồ.
- Những tình cảm gần gũi, bền chặt của con người: Tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn.
Câu 3: So sánh những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách thể hiện tình mẹ con qua các bài thơ: Khúc hát ru...Con cò, Mây và sóng:
* Giống nhau: 
	Cả 3 bài thơ đều đề cập đến tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. cách thể hiện cũng có điểm gần gũi, đó là dùng điệu ru, lời ru của mẹ, nhưng nội dung, tình cảm, cảm xúc ở mỗi bài lại mang nét riêng biệt
* Khác nhau:
- Khúc hát ru...thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với c/m và ‎ ý chí chiến đấu của người mẹ Tà - ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu tây Thừa Thiên, trong thời kì k/c chống Mĩ
- Con cò khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để ca ngợi tình mẹ con và ‎ ý nghĩa của lời ru.
- Mây và sóng: hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ đối với em bé là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ.
Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ánh trăng: 
- Cả 3 bài thơ đều viết về người lính c/m với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn của họ. Nhưng mỗi bài lại khai thác những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau:
- Đồng chí viết về người lính ở thời kì đầu cuộc k/c chống Pháp. Những người lính trong bài thơ xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính c/m.
- Bài thơ vể tiểu đội xe không kính khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì k/c chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niền lạc quan và ‎ ý chí chiến đấu giải phóng MN của người chiến sĩ lái xe-một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc k/c chống Mĩ.
- Ánh trăng nói về những suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh nay sống giữa thành phố, trong hoà bình. Bài thơ gợi lại những kĩ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến tranh, để từ đó nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình, thuỷ chung.
Câu 5: Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên):
* Bài Đồng chí sử dụng bút pháp hiện thực, đưa những chi tiết hình ảnh thực của đời sống người lính vào thơ gần như là trực tiếp (như nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, đêm rét chung chăn, áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày...). Hình ảnh "đầu súng trăng treo" ở cuối bài thơ rất đẹp và giàu‎ ý nghĩa biểu tượng, nhưng cũng rất thực, mà tác giả đã bắt gặp trong những đêm phục kích địch ở rừng.
* Bài Đoàn thuyền đánh cá lại chỉ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo (ví dụ: mặt trời xuống biển như hòn lửa, sóng đã cài then đêm sập cửa, thuyền lái bằng gió, buồm là trăng...)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả rất cụ thể, chi tiết từ hình dáng chiếc xe không kính đến cảm giác và sinh hoạt của người lái xe.
- Bài Ánh trăng tuy có đưa vào nhiều hình ảnh và chi tiết thực, rất bình dị, nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ‎ ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh.
--> Mỗi bút pháp đều có giá trị riêng và phù hợp với tư tưởng, cảm xúc của bài thơ và phong cách mỗi tác giả.
Tiết 132 – Tiếng Việt NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
 * Ví dụ (sgk/74,75)
“Trời ơi, chỉ còn có năm phút” 
-> Tiếc quá, không còn đủ thời gian để trò chuyện tâm tình -> Hàm ý
=> Phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
“ Ô! Cô còn....này!
-> Tường minh
=> Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
* Ghi nhớ (sgk/75)
II. Luyện tập:
1/ Xác định câu cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Chỉ ra từ ngữ; Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái -> Điều liên quan đến chiếc khan mùi soa.
a.Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. (tặc lưỡi)
-> dùng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.
b.Câu cuối:
- mặt đỏ ửng (ngượng)
- nhận lại chiếc khăn (không tránh được)
- quay vội đi (quá ngượng)
=> cô gái đang bối rối, vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì kín đáo để khăn mình lại làm kỉ vật cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô trả lại.
Bài 2: Xác định hàm ý:
“Ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy”
Bài 3: Tìm câu chứa hàm ý. Nội dung:
-“Cơm chín rồi” => Ông vô ăn cơm đi.
Bài 4: Nhận xét. Giải thích:
Không chứa hàm ý:
- Câu 1: câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn, cũng gọi là “đánh trống lảng”. Câu 2 là câu nói dở dang.
Tiết 133 – Tập làm văn TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 VIẾT Ở NHÀ
HÑ 1 : cheùp laïi ñeà, toå chöùc tìm hieåu ñeà vaø tìm yù.
GV toå chöùc cho HS tìm hieåu ñeà , tìm yù chính cuûa ñeà.
HÑ 2 : toå chöùc laäp daøn yù cho ñeà baøi.
HS laøm vieäc taäp theå. GV neâu töøng yeâu caàu:
 - Môû baøi.
 - Thaân baøi
 - Keát baøi
HÑ 3 : nhaän xeùt tình hình laøm baøi cuûa HS.
 - Öu, Khuyeát ñieåm veà noäi dung , hình thöùc.
 - Nhöõng baøi laøm toát ? khaù? ( cho ñoïc maãu ).
HÑ 4 : Traû baøi vaø söaû baøi, laáy ñieåm vaøo soå.
 -GV traû baøi cho HS.
 - HS ñoïc laïi vaø söûa nhöõng choã sai soùt cuûa baøi laøm.
 - GV laáy ñieåm vaøo soå.
Tiết 134, 135: TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. Khái niệm văn bản nhật dụng:
- Không phải là khái niệm thể loại
- Không chỉ kiểu văn bản
- Chỉ đề cập các chức năng, đề tài, tính cập nhật
1. Đề tài:
 Rất phong phú: về thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống...
2. Chức năng: bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá ... những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội
3. Tính cập nhật: tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện tại với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên các VBND trong chương trình vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lich sử, xã hội. (chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục trẻ em, chống hút thuốc lá ... đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai)
4. Giá trị văn chương:
không phải là yêu cầu cao nhất nhưng vẫn là một yêu cầu quan trọng. các VBND đều thuộc về một kiểu VB nhất định: miêu tả, kể chuyện, thuyết minh, nghị luận, điều hành...nghĩa là VBND có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu VB
5. HS học VBND: không chỉ để mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp HS hoà nhập với cuộc sống XH, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và XH
II. Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng:
 Hệ thống văn bản nhật dụng trong sách giáo khao Ngữ văn THCS:	 
Lớp
Tên văn bản
Đề tài nhật dụng
6
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Động Phong Nha
- Di tích lịch sử
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người
- Danh lam thắng cảnh
7
- Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Ca Huế trên sông Hương
- Nhà trường
- Người mẹ
- Quyền trẻ em
- Văn hóa dân tộc
8
- Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
- Ôn dịch thuốc lá
- Bài toán dân số
- Môi trường
- Tệ nạn xã hội
- Dân số
9
- Phong cách Hồ Chí Minh
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
- Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
- Quyền sống của con người
III. Hình thức của văn bản nhật dụng:
 Kiểu văn bản - thể loại
 Tên văn bản
 Hành chính 
(điều hành), nghị luận
Các bảng thống kê...thông tin, tuyên bố...Ôn dịch thuốc lá, bức thư của thủ lĩnh... Đấu tranh cho một thế giới...
 Tự sự
Cuộc chia tay của những con búp bê...
 Miêu tả
Cầu Long Biên, động Phong Nha
 Biểu cảm
Cổng trường mở ra
 Thuyết minh
động Phong Nha, Ca Huế...
 Truyện ngắn
Cuộc chia tay của những con búp bê, Mẹ tôi
 Bút kí
Cầu Long Biên
 Thư từ
Bức thư của thủ lĩnh...
 Hồi kí
Thông tin về...Cổng trường mở ra
 Thông báo
Thông tin về Ngày trái đất năm 2000
 Xã luận
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Kết hợp các phương thức biểu đạt (miêu tả, tự sự, hành chính - nghị luận, miêu tả -thuyết minh)
Phong cách Hồ Chí Minh
Ôn dịch thuốc lá
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Cầu Long Biên
động Phong Nha
? Từ bảng hệ thống trên em có thể rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng?
-> Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản
- Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng:
? Em đã chuẩn bị bài học và học các văn bản nhật dụng như thế nào ở các lớp 6,7,8,9? Kết quả? Qua mỗi lớp, cách chuẩn bị bài và học bài có gì thay đổi? lí do và kết quả?
	Chuẩn bị và học tương tự như chuẩn bị và học các VB tác phẩm văn chương. Tuy nhiên cần chú ‎ ý đến 6 điểm sau:
	1. Đọc kĩ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề
	2. Có thói quen liên hệ: thực tế bản thân, thực tế cộng đồng (từ nhỏ đến lớn, nơi ở, nơi học...)
	3. Có ‎ ý thức quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp
	4. Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc - hiểu VBND và ngược lại (lịch sử, địa lí, GĐC, văn học, sinh học...)
	5. Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề
	6. Kết hợp xem tranh, ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học, truyền thông trên ti vi, đài và các sách báo hàng ngày
	* Ghi nhớ: SGK/96
V. Luyện tập:
1. Tìm hiểu một trong các vấn đề cập nhật sau (ở đâu, lúc nào, bằng cách nào, trình bày cụ thể)
- Tăng giá xăng dầu trong năm 2010, nguyên nhân, ảnh hưởng
- Vấn đề an toàn giao thông trên địa bàn trong tháng 3 vừa qua.
2. Vấn đề mới nhất mà em vừa cập nhật.
3. Làm thế nào để khắc phục nạn quay cóp, nạn hút thuốc lá ở trường em...
 ÔN TẬP TUẦN 28 ( 16/3/2020 – 21/3/2020)
I. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu và làm bài tập về nghĩa tường minh và hàm ý.
- Thuộc thơ và ý nghĩa từng bài thơ. 
- Biết nghị luận về thơ 
II. Luyện tập
. Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối (0,5đ)
A: Mai về quê với mình đi!
B: .
A: Đành vậy.
 TUẦN 29 ( 23/03/2020 – 2803/2020)
Tiết 136 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
( PHẦN TIẾNG VIỆT)
Bài tập 1: Tìm từ ngữ địa phương sau đó chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
 Đoạn trích (a)
 Đoạn trích (b)
 Đoạn trích (c)
 Địa phương
Toàn Dân
 Địa phương
 Toàn
 Dân
Địa
phương
 Toàn
 Dân
 thẹo
 sẹo
 ba
bố, cha
 ba
bố, cha
lặp bặp
lắp bắp
 má
 mẹ
lui cui
lúi húi
 ba
 bè, cha
 kêu
 gọi
 nắp
vung
 đâm
trở thành
nhắm
cho là
 đũa bếp
đũa cả
giùm
giúp
(nói) trổng
trống không
(nói) trổng
trống không
 vô
 vào
	Bài tập 2: Xác định từ nào là từ địa phương, từ nào là từ toàn dân. Dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó:
	a) Kêu: toàn dân = nói to
	b) Kêu: từ địa phương ó từ toàn dân gọi
	Bài tập 3: Xác định từ địa phương. Tìm từ toàn dân thay thế:
	Câu 1: trái - quả
 chi - gì
	Câu 2: kêu - gọi
 	 trống hổng trống hảng - trống huếch trống hoác
	Bài tập 4: Điền những từ địa phương tìm được ở bài tập 1,2,3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp:
 Đoạn trích (a)
 Địa phương
Toàn Dân
 thẹo
 sẹo
lặp bặp
lắp bắp
 ba
 bố, cha
má
mẹ
Kêu
gọi
đâm
Trở thành
đũa bếp
đũa cả
(nói) trổng
trống không
vô
vào
lui cui
lúi húi
Nắp
vung
nhắm
cho là
giùm
giúp
Bài tập 5: Bình luận cách dùng từ địa phương ở bài tập 1.
a) Không nên để bé Thu dùng từ ngữ toàn dân vì bé chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương mình
b) Trong lời kể của mình tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó.
Tiết 137, 138: LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Đề: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
-Kiểu bài : nghị luận bài thơ
-Nội dung : hình ảnh bếp lửa 
->Tình bà cháu
-Thân bài có 4 luận điểm
-Yêu cầu tiết luyện nói
-Học sinh ghi nhận cách mở bài hay của bạn
-Học sinh ghi vào tập những ý hay của bạn
Tổng kết:
-Ưu điểm
-Khuyết điểm
-Tuyên dương
Tiết 139, 140 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 + VĂN PHẦN THƠ
ÔN TẬP TUẦN 29 ( 23/3/2020 – 28/3/2020)
I. Mục tiêu cần đạt
- Biết cách nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của từng bài thơ. 
II. Luyện tập
Nghị luận khổ thơ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
 TUẦN 30 (30/3/2020 – 4/4/2020)
Tiết 141: Tiếng Việt 
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý ( tt)
I. Điều kiện sử dụng hàm ý.
Vd: Đoạn trích/SGK/90
1 “Con chỉ được ăn ở nhà bữa nay nữa thôi.”
-> Mẹ phải bán con cho cụ Nghị
2. “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.”
-> Mẹ phải bán con cho cụ Nghị.
-> câu 2 rõ hơn, cái Tí đã hiểu ý mẹ 
=> Phải có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
=> Phải có năng lực giải đoán hàm 
* ghi nhớ/91.
II. Luyện tập
Bài 1/91: Xác định hàm ý. Người nghe hiểu hàm ý người nói. Tìm chi tiết:
a, Câu: “chè đã ngấm rồi đấy!
-> Người nói là anh thanh niên.
-> Người nghe là ông họa sĩ già và cô gái
- Hàm ý: Mời bác và cô vào nhà uống nước chè.
- Người nghe có hiểu hàm ý.
- Chi tiết: "Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà" và "ngồi xuống ghế"
b/Người nói là anh Tấn.
- Người nghe là chị Hai Dương bán đậu phụ (ngày trước)
- Hàm ý là “Tôi không thể cho được”.
- Người nghe hiểu được hàm ý đó ->chi tiết: “ Thật là càng giàu có... càng giàu có”
c, Người nói là Thúy Kiều
Người nghe là Hoạn Thư
- Hàm ý câu in đậm (1): mát mẻ, giễu cợt: quyền quí như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước “Hoa Nô” này ư ?
- Hàm ý câu in đậm (2) : Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán đích đáng”
- Hoạn Thư hiểu hàm ý đó, cho nên “hồn lạc phách siêu...khấu đầu... ca”
Bài 2: Xác định hàm ý. Giải thích. Nhận xét kết quả sử dụng. Giải thích:
-> Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão
Em bé dùng hàm ý vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, và vì vậy bực mình. Vả lại lần thứ 2 này có thêm yếu tố thời gian bức bách ( tránh để lâu nhão cơm).
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “anh Sáu vẫn ngồi im” tức là anh Sáu tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu)
Bài 3. Điền vào lượt lời của B:
A. Mai về quê với mình đi!
B. “Bận ôn thi”
 “Phải đi thăm người ốm”
Bài 4: Tìm hàm ý:
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng cha thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
Bài 5. Tìm câu có hàm ý mời mọc.
Là 2 câu mở đầu bằng “Bọn tớ chơi ...”
- Câu có hàm ý từ chối là 2 câu “Mẹ mình đang đợi ở nhà” và “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”?
- Có thể thêm câu có hàm ý mời mọc: “Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không? hoặc “Chơi với bọn tớ không thích lắm đấy”
Tiết 142: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9
I. Khôûi ngöõ vaø thaønh phaàn bieät laäp
Khôûi ngöõ
Thaønh phaàn bieät laäp
Tình thaùi
Caûm thaùn
Goïi ñaùp
Phuï chuù
xaây caùi laøng aáy
döôøng nhö
vaát vaû quaù!
Thöa oâng
nhöõng ngöôøi con gaùi  nhìn ta nhö vaäy
II. Pheùp lieân keát
Pheùp lieân keát
Laäp töø ngöõ
Ñoàng nghóa, traùi nghóa vaø lieân töôûng
Theá
Noái 
Töø ngöõ töông öùng
Coâ beù- coâ beù
Coâ beù – noù “baây giôø nöõa”, theá
Nhöng nhöng roài
vaø
Baøi taäp 1/111
Trong caâu in ñaäm ôû cuoái truyeän , ngöôøi aên maøy muoán noùi vôùi ngöôøi nhaø giaøu raèng “Ñòa ngöïc laø choã cuûa caùc oâng”
-Töø caâu in ñaäm , coù theå hieåu “Ñoäi boùng chôi khoâng hay” 
Ngöôøi noùi coá yù vi phaïm phöông chaâm quan heä (noùi laïc ñeà)
-Caâu in ñaäm haøm yù laø “Tôù chöa baùo cho Nam vaø Tuaán”
-Ngöôøi noùi coá yù vi phaïm phöông chaâm veà löôïng (Noäi dung ñaùp con thieáu
Tiết 143, 144: Văn bản 
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 Lê Minh Khuê
I. Đoc –hiểu chú thích:
 1. Tác giả:
Lê Minh Khuê (sgk/107)
 2. Tác phẩm:
a/ Xuất xứ:
- Năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ rất ác liệt.
b/ Thể loại: Truyện ngắn
c/ Ngôi kể:
 Ngôi thứ nhất
d/ Phương thức biểu đạt: Tự sự lết hợp với miêu tả và biểu cảm
e/ Bố cục: 3 phần
f/ Tóm tắt:
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
a. Con đường:
- bị đánh lở loét .đất
 - máy bay rít, bom nổ, bom nổ chậm, sau đợt bom vắng lặng
-> Khốc liệt
- Số người : 3 cô gái
- Công việc:
+ Đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom đào xới.
+ đếm những quả bom chưa nổ
+ Xác định vị trí rồi làm nhiệm vụ phá bom
-> tự sự, tả thực: căng thẳng, đe dọa sự sống
b. Hang đá:
Nghỉ ngơi, hát, đòi ăn kẹo, dáng vẻ trẻ trung, đón mưa đá
-> bình yên, êm dịu, bảo toàn sự sống
=> tương phản: Chiến tranh không thể hủy diệt sức sống tiềm tàng của con người VN. 
2. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong:
a. Cá tính chung:
- Tinh thần trách nhiệm cao 
- Lòng dũng cảm, không sợ hi sinh
- Tình đồng đội gắn bó 
- Dễ xúc cảm, nhiều mơ ước,hay mơ mộng dễ vui dễ trầm tư, thích làm đẹp cho cuộc sống ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn ác liệt.
=> Vừa cao đẹp, vừa bình dị, hồn nhiên, lạc quan của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. 
b. Cá tính riêng:
* Chị Thao: 
- tổ trưởng, lớn tuổi, từng trải hơn
- dự tính tương lai thiết thực hơn
- khát khao, rung động của tuổi trẻ
- chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh
- Sợ nhìn vắt, máu
*Nho:
- cô gái trẻ, xinh xắn, hồn nhiên, thích thêu thùa.
*Phương Định:
- nhạy cảm, hồn hiên, thích mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm.
=> Miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật: sinh động, chân thật và đáng yêu 
3. Nhân vật Phương Định:
a. Đăc điểm, tính cách:
- Là một cô gái Hà Nội
- một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên mẹ
- Một căn buồng nỏ ở đường phố yên tĩnh
* Vào chiến trường:
+ nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng, thích hát
+ yêu mến đồng đội, cảm phục chiến sĩ
+ Nhạy cảm, quan tâm đến hình thức của mình.
b. Diễn biến tâm lí trong một lần phá bom:
+ Khi đến gần quả bom: cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ ... tôi không sợ nữa, sẽ không đi khom...
+ Khi đào đất đặt mìn phá bom: thấy gai người khi kề sát với cái chết, nghĩ tới cái chết .. mờ nhạt, không cụ thể
+ Khi chờ bom nổ: Tim tôi đập không rõ, căng thẳng sau khi châm ngòi nổ.
 -> Miêu tả tâm lí sâu sắc: Dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
=> Nhân vật tự kể về mình, kết hợp miêu tả tâm lý với hành động, ngoại hình: một cô gái có cá tính, tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm, hồn nhiên nhưng can đảm, anh hùng.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ ( sgk/122)
III. Luyện tập:
Bài 1: Tìm 1 số BT, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ VN trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước
1. Cạnh giếng nước có bom từ trường
 Em không rửa ngủ ngày chân lấm
 Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
 Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà
 ( Gửi em – cô thanh niên xung phong - Phạm Tiến Duật)
2. Tôi nhìn xuống hố bom đó giết em
Mưa đọng lại một khoảnh trời nho nhỏ ( )
Em nắm dưới đất sâu
Như khoảng trời nắm yên trong lòng đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Có phải thịt da em mềm mại trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng 
 ( Lâm Thị Mỹ Dạ)
3. Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui

File đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_131_den_145.docx