Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Đợt 3 (Có đáp án)

Câu 4 (2 đ):

a) Thế nào là dẫn trực tiếp? Dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp?

b) Chuyển câu nói sau đây của J. Hơ-uốt thành lời dẫn trực tiếp:

Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.

Câu 5 (3 đ):

a) Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ, là những phương thức nào?

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) về việc giữ gìn vệ sinh đường phố, trong đó có từ “đầu” được dùng theo nghĩa chuyển.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Đợt 3 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
a) Thế nào là thật ngữ? Thuật ngữ có tính biểu cảm không?
b) Nêu bốn thuật ngữ trong môn hóa học.
Câu 2 (1,0 đ): Từ muối thứ hai (in đậm) trong câu ca dao sau có được coi là thuật ngữ không? Vì sao?
“Tay nâng chén muối đĩa gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.”
(Ca dao)
Câu 3 (2,0 đ):
a) Thế nào là lời dẫn gián tiếp? Dấu hiệu để nhận biết lời dẫn gián tiếp?
b) Chuyển câu nói sau đây của Trương Tái thành lời dẫn gián tiếp: Người đi học xem sách, mỗi lần xem lại hiểu ra một điều mới mẻ, đó chính là sự tiến bộ đấy.
Câu 4 (2,0 đ):
a) Thế nào là phương châm quan hệ? Thế nào là phương châm lịch sự?
b) Mỗi thành ngữ sau đây vi phạm những phương châm hội thoại nào: trống đánh xuôi kèn thổi ngược; nói băm nói bổ.
Câu 5 (3,0 đ):
a) Trong những trường hợp sau, trường hợp nào từ “lá” là nghĩa gốc, trường hợp nào từ “lá” là nghĩa chuyển: lá chanh, lá phổi, lá xoài, lá gan.
b) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) về việc trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, trong đó có từ “lá” được dùng theo nghĩa chuyển.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (2,0 đ):
a) - Nêu đúng khái niệm thật ngữ: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. -> 0,5 đ
- Nói đúng thuật ngữ không có tính biểu cảm -> 0,5 đ
b) Nêu đúng bốn thuật ngữ trong môn hóa học -> 1,0 đ (vd: hiện tượng hóa học, ô-xy hóa, phản ứng hóa học, ba-dơ,: mỗi thuật ngữ đúng đạt 0,25 đ)
Câu 2 (1,0 đ):
- Từ muối thứ hai (in đậm) trong câu ca dao không được coi là thuật ngữ -> 0,5đ
- Vì nó có tính biểu cảm -> 0,5 đ
Câu 3 (2,0 đ):
a) - Nêu đúng khái niệm lời dẫn gián tiếp: Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp. -> 0,5 đ.
- Nói đúng dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp: Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép -> 0,5 đ.
b) Chuyển đúng câu nói của Trương Tái thành lời dẫn gián tiếp: 1,0 đ
Vd: Trương Tái đã nhận xét về vai trò của việc đọc sách rằng người đi học, mỗi lần xem sách lại hiểu ra một điều mới mẻ, đó chính là sự tiến bộ.
Câu 4 (2,0 đ):
a) - Nêu đúng khái niệm phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. -> 0,5 đ.
- Nêu đúng khái niệm phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. -> 0,5 đ.
b) Xác định đúng:
- Thành ngữ: trống đánh xuôi kèn thổi ngược vi phạm phương châm quan hệ. -> 0,5 đ.
- Thành ngữ: nói băm nói bổ vi phạm phương châm lịch sự.-> 0,5 đ.
Câu 5 (3,0 đ):
a) - Trường hợp từ “lá” là nghĩa gốc: lá chanh, lá xoài. -> 0,5 đ
- Trường hợp từ “lá” là nghĩa chuyển: lá phổi, lá gan. -> 0,5 đ
b) Viết đúng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về việc trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, trong đó có từ “lá” được dùng theo nghĩa chuyển. -> 2,0 đ (ví dụ: ....Rừng, cây xanh là lá phổi của làng quê, xóm làng, thành phố, ... ngày đêm thanh lộc không khí, bảo vệ sự sống cho con người và sinh vật trên trái đất....)
Đề 04
Câu 1 (2,0 đ):
a) Trình bày đặc điểm của thuật ngữ.
b) Mỗi thuật ngữ sau thuộc những lĩnh vực khoa học nào: lực, xâm thực, di chỉ, đường trung trực.
Câu 2 (1,0 đ): Các từ hoa, lá trong đoạn thơ sau có được coi là thuật ngữ không? Vì sao?
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Hồn tôi là một vườn hoa lá,
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
(Từ ấy – Tố Hữu)
Câu 3 (2,0 đ):
a) Thế nào là phương châm cách thức? Thế nào là phương châm lịch sự?
b) Khi người nói phải dùng những cách nói như: đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi, là người nói muốn báo cho người nghe biết người nghe đang vi phạm phương châm hội thoại nào?
Câu 4 (2,0 đ):
a) Thế nào là dẫn trực tiếp? Dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp?
b) Trích dẫn ý kiến sau đây của Bác Hồ thành lời dẫn trực tiếp:
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng)
Câu 5 (3,0 đ):
a) Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ, là những phương thức nào?
b) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) về việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (2,0 đ):
a) Trình bày đúng đặc điểm của thuật ngữ:
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. -> 0,75 đ.
hải dùng những cách nói như: đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi, là người nói muốn báo cho người nghe biết người nghe đang vi phạm phương châm lịch sự -> 1,0 đ.
Câu 4 (2,0 đ):
a) - Nêu đúng khái niệm dẫn trực tiếp: Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật -> 0,5 đ.
- Nói đúng dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp: Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc
kép -> 0,5 đ.
b) Trích dẫn đúng ý kiến của Bác Hồ thành lời dẫn trực tiếp: -> 1,0 đ.
Ví dụ: Lịch sử nước ta là lịch sử của bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước với bao tấm gương anh hùng đã không tiếc máu xương, chiến đấu, hy sinh cho độc lập tự do của dân tộc. Để nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải nhớ ơn các thế hệ cha anh, trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
Câu 5 (3,0 đ):
a) HS trả lời đúng có hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ, là những phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ -> 1,0 đ.
b) Viết đúng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) về việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển.(ví dụ: chân tường, chân bàn, chân ghế, chân cầu thang,) -> 2,0 đ
 II. LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
ĐỀ SỐ 1:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi .
" (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. 
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? 
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? 
Câu 4. Em hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
GỢI Ý:
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.
Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
ĐỀ SỐ 2:
1/ Văn bản 1:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. 
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. 
GỢI Ý:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Phương thức nghị luận.
Câu 2. Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
Câu 3. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.
Câu 4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc vào mỗi người.
ĐỀ SỐ 3:
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
                                “Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non 
                                 Mấy trăm đời lấn luôn ra biển; 
                                 Phù sa vạn dặm tới đây tuôn, 
                                 Đứng lại; và chân người bước đến. 
                                 Tổ quốc tôi như một con tàu, 
                                 Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau. 
                                 Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
                                 Trùng điệp một màu xanh lá đước. 
                                 Đước thân cao vút, rễ ngang mình
                                 Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! 
                                 Tổ quốc tôi như một con tàu, 
                                 Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau. 
                                                       ( Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960) 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 
Câu 2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào?
Câu 3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng . 
Câu 4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn trong 4 - 6 dòng) 
GỢI Ý:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Phương thức biểu cảm
Câu 2:
-  Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là số từ.
-  Góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung: ca ngợi, tự hào về vùng đất Cà Mau tươi đẹp, trù phú, tràn trề nhựa sống với một quá trình phát triển lâu dài và bền vững, với hình ảnh rừng đước quen thuộc vững vàng, ôm lấy đất nước trong tư thế kiên cường.
Câu 3: -  Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp ngữ (mũi Cà Mau), điêp kết cấu giữa hai đoạn (Tổ quốcmũi Cà Mau)
-  Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, điệp đi điệp lại nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dáng hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của con tàu ấy. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thác trước và rẽ sóng mở đường cho thân
Câu 4: Nêu được cảm nhận riêng: xúc động, yêu quý, tự hào.
ĐỀ SỐ 4
 ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
	Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
- Cháu hát hay quá, một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền chậm rãi bước đi.
	Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại một mình chậm rãi bước đi. Như vậy, nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ:
- Ông cụ bị điếc ấy ư? Ông ấy đã qua đời rồi, một người trong công viên nói với cô.
Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn.
a. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
b. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
c. Tình huống bất ngờ trong câu chuyện là sự việc nào?
d. Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì?
GỢI Ý:
a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
b. Ngôi kể: Thứ ba
c. Tình huống bất ngờ trong câu chuyện: Cô gái sững người khi nhận ra người bấy lâu nay luôn khích lệ, động viên cho giọng hát của cô lại là một ông cụ bị điếc
d. Ý nghĩa câu chuyện gửi tới người đọc: 
- Trước khó khăn, thử thách, con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh. 
- Truyện còn đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người.
ĐỀ 5
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
 “...Thời gian chạy qua tóc mẹ
 Một màu trắng đến nôn nao
 Lưng mẹ cứ còng dần xuống
 Cho con ngày một thêm cao
 Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
 Có cả cuộc đời hiện ra
 Lời ru chắp con đôi cánh
 Lớn rồi con sẽ bay xa.”
 (“Lời ru của mẹ” - Trương Nam Hương)
a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ?
b, Tìm từ láy có trong đoạn thơ và giải nghĩa từ láy đó ?
c, Nêu nội dung chính của đoạn ? 
GỢI Ý:
 a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm
 b, Từ láy có trong đoạn thơ: “nôn nao”
 Giải nghĩa từ láy: “nôn nao”: Ở trạng thái xao động trong tình cảm khi đang mong mỏi hoặc gợi nhớ đến điều gì. 
 c, Nêu nội dung chính của đoạn: Bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của người con về mẹ. Đó là lòng biết ơn vô hạn của con về công lao của mẹ 
ĐỀ 6
"Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.
Người ta bảo:“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được."
 (Trích "Bà nội" - Duy Khán) 
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
b. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên" thuộc kiểu câu gì?
c. Tại sao người cháu lại nói “bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được?”
d. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: “Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng.”
GỢI Ý:
a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
b. - Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên" thuộc kiểu câu ghép 
- Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp: 
Ai: CN1
lành chanh lành chói: VN1
bà: CN2
rủ rỉ khuyên: VN2
(Nếu HS nêu đúng câu ghép nhưng không phân tích cấu tạo ngữ pháp cho 1/2 số điểm)
c. Người cháu nói “bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được" là bởi vì: Trong cảm nhận của người cháu, bà là người có đầy đủ những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam: hiền lành, nhân hâu, chất phác, đảm đang, yêu thương con cháu, mọi người; giàu đức hi sinh. Bà là tấm gương sáng để con cháu học tập và noi theo 
d. - Biện pháp tu từ trong câu văn: “Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng.” Là phép tu từ so sánh 
 - Tác dụng: hình ảnh người bà được tác giả so sánh với chiếc bóng làm nổi bật phẩm chất hiền từ, nhân hậu, sự hi sinh lặng lẽ âm thầm của bà cho con cháu; thể hiện tình yêu, lòng biết ơn sâu sắc của cháu; thái độ trân trọng, niềm đồng cảm của tác giả và mọi người
III: TẬP LÀM VĂN
 Đề 1: Suy nghĩ về tình yêu thương con của nhân vật ông Sáu trong đoạn trích truyện “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Gợi ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm 
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tình yêu thương con của nhân vật ông Sáu .
II.Thân bài: 
 1.Giới thiệu nhân vật:
- Ông Sáu là một cán bộ thoát li đi kháng chiến từ thời chống Pháp. Lúc đi, bé Thu- đứa con gái đầu lòng và cũng là đứa con duy nhất của ông chưa tròn một tuổi.
- Suốt những năm xa cách ông không được về thăm nhà, chỉ biết mặt con qua tấm ảnh nhỏ.
- Hòa bình lập lại, ông được về thăm nhà nhưng bé Thu không nhận ba, nó chỉ nhận ra ông sáu là ba khi ông chuẩn bị về chiến trường.
Tình yêu con của ông Sáu được thể hiện trong lần về phép và khi về chiến trường miền Đông.
2. Phân tích 
a. Luận điểm 1: Tình yêu con của ông Sáu thể hiện trong lần về phép
a1.Trong phút đầu gặp gỡ 
- Lúc được về cái tình người cha cứ nôn nao trong người ông.
- Mới chỉ nhìn thấy đứa trẻ, đoán là con, không chờ xuồng cập bến ông đã nhún chân nhảy thót lên, xô xuồng tạt ra, bước dài vội vàng, dừng lại kêu to: Thu! Con!- >vội vã, hối hả, chạy đua với thời gian để đến bên con.
- Xúc động nên vết thẹo dàiđỏ ửng lên giần giật trông rất dễ sợ.
- Khi đứa con bỏ chạy ông đứng sững lại đó, nỗi đau đớn khiến mặt ông sầm lại buồn rầu và hai tay buông xuống như bị gãy -> khao khát yêu con quá mãnh liệt nên hụt hẫng , đau đớn khi bị đứa con chối bỏ.
a2.Trong ba ngày phép
- Ông không đi đâu xa, chỉ ở nhà vỗ về con, nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra, mong nghe tiếng ba của con bé nhưng nó nhất định không chịu.
- Trước sự bướng bỉnh của đứa con, ông chỉ biết nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười, khổ tâm đến nỗi không khóc được nên chỉ biết cười chua xót.
- Vì quá khao khát được yêu con nên ông đã không kìm được nóng giận, đã đánh con, mắng con khi nó hất cái trứng cá ra khỏi chén.
a3.Trong cuộc chia tay:
- Sau khi bắt tay hết mọi người, ông Sáu đưa mắt nhìn con, muốn ôm con, hôn con nhưng sợ nó giẫy lên, bỏ chạy nên ông chỉ đứng nhìn con bằng đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu.
- Và khi lời chào tạm biệt con khe khẽ cất lên, tình cha con bỗng nổi dậy trong bé Thu, ông Sáu đã được nghe tiếng gọi ba mà ông khao khát, được đón nhận những cái ôm, cái hôn, những tình cảm mãnh liệt của đứa con, lúc đó ông đã không kìm được nước mắt. Ông khóc vì hạnh phúc, vì thương con- khi con bé nhận ra cha thì đã đến lúc ông phải đi rồi, khóc vì cái trớ trêu, éo le trong cảnh ngộ của hai cha con
b.Luận điểm 2: Tình yêu con của ông Sáu thể hiện trong những ngày ở chiến trường.
- Tình yêu con được bộc lộ sâu sắc qua nỗi nhớ con và nỗi niềm ân hận chỉ vì một lần đánh con
- Tình yêu con thể hiện trong hành động làm lược tặng con:
+ Vui như đứa trẻ được quà khi tìm được khúc ngà voi.
+ Những lúc rỗi, ông cưa từng chiếc răng lược thận trọng tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.
+ Gò lưng tẩm mẩn khắc từng nét trên sống lưng lược “yêu nhớ, tặng Thu con của ba”.
+Những lúc nhớ con, mang lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt, cây lược tuy đơn sơ nhưng làm ông Sáu vơi bớt nỗi ân hận đánh con, có cây lược ông càng mong gặp con hơn.
 -> Ông Sáu làm lược thật kì công, chăm chút từng li từng tí như chăm sóc đứa con tinh thần, bao nhiêu tình yêu, nỗi nhớ con dồn cả vào hành động làm lược. Cây lược dù chưa chải được mái tóc của con nhưn

File đính kèm:

  • docon_tap_mon_ngu_van_lop_9_dot_3_co_dap_an.doc