Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7 - Trường THCS Nguyễn Văn Phú

I/ Đọc và tìm hiểu chú thích

1/ Tác giả: Thanh Hải (1930 – 1980).

Tên thật là Phạm Bá Ngoãn , quê ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học ở miền Nam từ những ngày đầu.

2/ Tác phẩm:

- HCST: Tháng 11/ 1980.

- Nội dung: Thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống và ước nguyện của tác giả.

3/ Bố cục: 4 phần.

- Thể thơ 5 tiếng.

pdf9 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 21/11/2023 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7 - Trường THCS Nguyễn Văn Phú, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ 
NỘI DUNG TRỌNG TÂM TUẦN 07/HK2 
MÔN: VĂN 9 
Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch bệnh Covid – 19 
Tiết 116: Văn bản 
MÙA XUÂN NHO NHỎ 
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích 
 1/ Tác giả: Thanh Hải (1930 – 1980). 
 Tên thật là Phạm Bá Ngoãn , quê ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên – Huế. 
Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học ở miền Nam từ những ngày đầu. 
 2/ Tác phẩm: 
 - HCST: Tháng 11/ 1980. 
 - Nội dung: Thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống và ước nguyện của tác giả. 
 3/ Bố cục: 4 phần. 
- Thể thơ 5 tiếng. 
II/ Đọc – tìm hiểu văn bản: 
 1/ Mùa xuân của TN, mùa xuân của đất nước qua cảm xúc của nhà thơ: 
- “Mọc giữa dòng sông xanh 
 Một bông hoa tím biếc” 
 Đảo trật tự câu 
 Sự vật như sống động. 
- Hình ảnh: chim chiền chiện. 
- Màu sắc: song xanh – hoa tím. 
- Âm thanh: hót vang trời. 
 Từ gợi tả. 
 Vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát, hài hoà mà thiên nhiên ban tặng cho con người. 
- Từng giọt long lanh rơi 
 Tôi đưa tay tôi hứng 
 Sự liên tưởng, tưởng tượng. 
 Niềm vui hân hoan, say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên, trời đất sang xuân 
- Mùa xuân người cầm súng. 
 Lộc giắt đầy . . . 
 Mùa xuân người ra đồng 
 Lộc giắt đầy . . . 
 điệp từ, từ gợi tả. 
 Mùa xuân bình yên đến mọi nơi trên đất nước. 
- Tất cả như hối hả 
- Tất cả như xôn xao 
 điệp từ , từ láy, so sánh. 
 Khẩn trương, náo nức. 
 2/ Tâm niệm của nhà thơ 
 * Tôi đưa tay tôi hứng 
 * Ta làm . . . 
 Sự gắn bó giữa cá nhân với mọi người 
* Ta làm con chim hót 
 Ta làm mộït cành hoa 
 Ta nhập vào hoà ca 
 . . . . trầm sao xuyến . 
 điệp từ, hình ảnh thực, giàu cảm xúc . 
 Tự nguyện, mong muốn sống có ích, cống hiến cho đời, góp “ mùa xuân nho nhỏ “ của mình 
vào “ mùa xuân lớn” của cuộc đời chung . 
- Một mùa xuân nho nhỏ 
 Lặng lẽ dâng cho đời 
 Dù là tuổi hai mươi 
 Dù là khi tóc bạc 
  Từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc . 
 Nhắc nở mọi người hãy góp phần tinh tuý nhất của mình, dù rất nhỏ, vào cuộc đời chung của 
nhân loại 
 3/ Chủ đề: 
 Nhà thơ nguyện làm một nùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình 
nhưng rất khiêm nhường, là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn cho đất nước . 
III/ Ghi nhớ 
 SGK trang 58 
IV/ Luyện tập 
 BT 2 / 58 
Tiết 117: Văn bản 
VIẾNG LĂNG BÁC 
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích 
 1/ Tác giả : Viễn Phương (1928-2005), quê ở An Giang, tên thật là Phan Thanh Viễn, ông tham 
gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 
 2/ Tác phẩm : 
 - HCST : bài thơ được sáng tác vào tháng 4/1976, sau khi đất nước thống nhất, nhân dịp tác giả 
ra Hà Nội viếng lăng Bác. 
 - Viếng lăng Bác in trong tập thơ : “Như mây mùa xuân “ 
- Bố cục : 4 phần 
II/ Đọc và tìm hiểu văn bản 
 1/ Hình ảnh hàng tre: 
- Tre bát ngát 
 Tả thực 
- Tre xanh xanh Việt Nam 
 Ẩn dụ, tượng trung . 
 Biểu tượng cho kiện cường , bất khuất . 
 2/ Tình cảm của mọi người vào lăng viếng Bác: 
 - Ngày ngày mặt trời . . . 
 - Thấy một mặt trời . . . 
 Ẩn dụ . 
 - Ngày ngày dòng người . . . 
 Hết tràng hoa dâng . . . 
 Từ láy, điệp từ, liên tưởng, ẩn dụ 
 Dòng người bất tận vào viếng Bác được bất tử hoá, luôn sống mãi trong lòng mọi người . 
 3/ Tình cảm của tác giả khi vào lăng: 
- Bác nằm . . . bình yên 
 Giữa một vầng trăng dịu hiền 
 Từ gợi tả . 
 Sự yên tỉnh, trang nghiêm, tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác . 
- Vẫn biết trời xanh . . . 
 Mà sao nghe nhói . . . . 
 Ẩn dụ, gợi tả. 
 Bác đã hoá thân vào thiên nhiên đất nước. Đó là sự đau xót, mất mát quá lớn đối với cả dân 
tộc . 
 4/ Ước nguyện của nhà thơ: 
 con chim hót 
Muốn làm đoá hoa toả hương 
 Cây tre trung hiếu 
 Điệp ngữ, giọng thơ dồn dập 
 Khát vọng muốn hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật ở bên cạnh Bác. 
Muốn làm cây tre trung hiếu . .. 
 Ẩn dụ, tượng trưng. 
 Nhập vào cùng hàng tre bát ngát bên lăng Bác. 
III/ Ghi nhớ: SGK / 60 
IV. Luyện tâp: Viết đoạn văn (15-20 câu) nêu cảm nhận về khổ thơ cuối. 
 Tiết 118 
NGHỊ LUẬN VỀ 
MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (ĐOẠN TRÍCH) 
I/ Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
Ví dụ: văn bản: SGK/ 61 – 63 
- Vấn đề nghị luận của văn bản 
 Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của anh thanh niên trong truyện ngắn LLSP của 
NTL . 
- Đặt nhan đề. 
 Một vẻ đẹp nơi Sapa lặng lẽ 
 - Các luận điểm 
(Gạch chân vào SGK). 
- Nhận xét về các luận điểm: 
 * Nêu rõ ràng, ngắn gọn, gợi được nơi người đọc sự chú ý. 
 * từng luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng những dẫn chứng 
trong tác phẩm. 
 - Các luận cứ: xác đáng, sinh động. 
* Ghi nhớ : SGK / 63 
II/ Luyện tập. 
 BT 1/ SGK 63, 64 
 - Vấn đề nghị luận của đoạn văn .Tình thế lựa chọn sống – chết và vẻ đẹp tâm hồn cùa Lão Hạc. 
 - Câu văn mang luận điểm : 
(câu 1) “ Từ việc miêu tả . . . từ đầu”. 
 - Nhận xét về nhân vật Lão Hạc: Người nông dân lao động nghèo, yêu thương con, hy sinh tất cả 
vì con. 
 Tiết 119 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ 
MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (ĐOẠN TRÍCH) 
I/ Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 
Vd: SGK/ 64, 65 
- Các đề nghị luận nêu vấn đề: 
* Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. 
- Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện. 
- Đề 3: Nghị luận về thân phận Thúy Kiều. 
- Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh. 
- Điểm giống nhau giữa các yêu cầu của đề bài: Đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện 
(hoặc đoạn trích). 
- Điểm khác nhau:  
*Suy nghĩ: cảm thụ của mình về tác phẩm để nhận xét, đánh giá. 
*Phân tích: từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết  ) nêu lập luận rồi nhận xét 
đánh giá. 
II/ Các bước làm bài: 
Đề: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng – Kim Lân. 
1/ Tìm hiểu đề - tìm ý 
- Tìm hiểu đề: Nghị luận về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng – Kim Lân. 
- Tìm ý: 
+ Phẩm chất điển hình của ông Hai: Yêu làng, gắn bó với làng. Tình yêu làng hòa vào tình yêu 
nước. 
 Nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 
- Các biểu hiện : 
* Các tình huống về tình yêu làng, yêu nước. 
* Các chi tiết bộc lộ tâm trạng, lời nói, cử chỉ, hành động. 
* Ý nghĩa của tình cảm mới mẻ và đặc biệt ấy. 
2/ Lập dàn bài : 
a/ Mở bài : Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai. 
- Nêu ngắn gọn những thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật ông Hai. 
b/ Thân bài : 
* Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước. 
- Khi tản cư. 
* Nghĩ đến những ngày kháng chiến. 
* Nhớ những buổi tập quân sự. 
- Tình cờ nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. 
* Sững sờ, nghẹn ngào, xấu hổ( dẫn chứng ). 
- Khi nghe tin cải chính: 
* Rạng rỡ, hào hứng kể chuyện 
* Mua quà cho các con. 
Nghệ thuật xây dựng nhân vật 
* Tâm trạng, hành động. 
Đối thoại 
* Ngôn ngữ 
 Độc thoại 
c/ Kết bài : 
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai. 
- Khẳng định sự thành công của tác phẩm. 
3/ Viết bài. 
4/ Đọc lại bài viết và sửa 
* Ghi nhớ: SGK/68 
III/ Luyện tập: BT / SGK 68 
Tiết 120 
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ 
MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (ĐOẠN TRÍCH) 
A/ Luyện tập trên lớp 
* Đề : Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà”-Nguyễn Quang Sáng. Hãy lập dàn ý chi 
tiết 
Dàn ý chi tiết : 
I/ Mở bài : 
- Giới thiệu tác phẩm ( HCST ) hoặc những biến động của lịch sử năm 1965-1966. 
- Ý kiến đánh giá sơ bộ của mình về đoạn trích 
II/ Thân bài : 
1/ Nhân vật bé Thu: 
a/ Thái độ và tình cảm của bé Thu trong 2 ngày đầu : 
- Không nhận ra ông Sáu là ba : “Nghe gọi, con bé giật mình mặt bỗng tái đi, vụt chạy, kêu 
thét lên Má ! Má !” 
b/ Thái độ và tình cảm của bé Thu trong 2 ngày tiếp theo: 
- Vẫn cương quyết không nhận ông Sáu là cha “Ông Sáu gắp một cái trứng cá văng tung tóe cả 
mâm” 
c/ Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay: 
- Tình cha con cảm động: “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha cha con bỗng nổI dậy. thét 
lên Baaaba !” 
 Bé Thu là cô bé có cá tính và chỉ muốn dành tình cảm của mình cho người cha. 
2/ Nhân vật ông Sáu: 
- Trong đợt nghỉ phép 
* Hụt hẫng, và buồn khi đứa con không nhận mình. 
* Kiên nhẫn cảm hóa, vỗ về để bé Thu nhận ông là cha. 
* Đến phút chia tay ông có cảm giác rất buồn và bất lực, thất bại. 
* Khi đứa con thét lên tiếng “ba” thì hạnh phúc lên tột đỉnh 
- Sau đợt nghỉ phép: 
* Về cứ tìm được chiếc lược ngà say sưa, tỉ mẩn làm chiếc lược ngà trên có khắc dòng chữ “ Yêu 
nhớ tặng Thu con của ba”. 
* Trước lúc hy sinh “Hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được” trong lòng nhân vật 
ông Sáu. 
 Người dân sống trong thời chiến phải chấp nhận những mất mát thiệt thòi. Không chỉ xương 
máu của chính mình mà còn hơn thế nữa đó là sự hy sinh tình cảm, mái ấm gia đình. 
3/ Nhận xét đánh giá: 
a/ Về nội dung: 
 Tình cha con: thứ tình cảm thiêng liêng mà không có thứ tài sản nào so sánh được. tình cảm đó 
có khi thể hiện qua nhiều cung bậc khác nhau  Trong đoạn trích “Chiếc lược ngà”, tác giả đã 
sống thật, từng thấy trong thời chiến tranh cảnh ngộ éo le, những tổn thương, những mất mát ñeå 
ngợi ca 
b/ Về nghệ thuật: 
- Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ nhưng hợp lý gây xúc động nơi người nghe. 
- Ngôn ngữ giản dị, mang đậm chất Nam bộ. 
III/ Kết bài : 
- Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm “Chiếc lược ngà”. 
B/ Bài tập về nhà: Viết thành bài văn hoàn chỉnh. 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_tuan_7_truong_thcs_nguyen.pdf
Bài giảng liên quan