Đề thi chọn học sinh giỏi Hóa học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có hướng dẫn chấm)

doc2 trang | Chia sẻ: Mạnh Khải | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Hóa học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
 Năm học 2013 – 2014
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: Hóa học
 Ngày thi: 15/3/2014
 (Thời gian 150 phút không kể thời gian phát đề)
 Đề thi gồm 05 câu, trong 01 trang
Câu 1 (4,5 điểm): 
 1. Cho sơ đồ biến hoá sau :
 Biết X là NaCl. Hãy tìm các chất X1, X2,.., Y1, Y2 ... và hoàn thành các PTHH của sơ đồ biến hoá đó.
 2. Chỉ dùng thêm một hoá chất hãy phân biệt các chất đựng trong các lọ riêng biệt, mất nhãn sau 
bằng phương pháp hoá học: CuO, Al, Na2O, Al2O3. 
 3. Nhận biết các chất sau trong các lọ riêng biệt, mất nhãn bằng phương pháp hoá học: CO2, C2H4, 
C2H2, CH4.
Câu 2 (4,0 điểm):
 1. Từ xenlulozơ, hóa chất vô cơ và điều kiện cho đủ, hãy viết các PTHH để điều chế: ancol etylic, 
nhựa PE, axit axetic, etyl axetat.
 2. Viết công thức cấu tạo của các chất có cùng công thức phân tử là C4H10O.
 3. Dung dịch X là ancol etylic 92o. Cho 10 ml X tác dụng hết với Na thì thu được bao nhiêu lít khí 
(đktc)? Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml và của H2O là 1,0 g/ml.
Câu 3 (5,5 điểm):
 1. Biết A là oxit của một kim loại, khử hoàn toàn 0,16 gam A cần 67,2ml khí H 2 (đktc). Nếu lấy 
toàn bộ lượng kim loại vừa thu được cho phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 44,8ml khí H 2 
(đktc). Xác định công thức của A.
 2. Cho hỗn hợp gồm 6,4 gam CuO và 8 gam Fe2O3 tác dụng với 155ml dung dịch H2SO4 1M đến khi 
phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có m gam chất rắn không tan. Tính giá trị của m.
 3. Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 150ml dung dịch Ca(OH) 2 1M thu được a 
gam kết tủa. Tính giá trị của a.
 4. Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu (phần 1) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư 
thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 0,3 mol hỗn hợp X (phần 2) phản ứng vừa đủ với 7,84 lít 
khí Cl2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ở phần 1.
Câu 4 (3,0 điểm): 
 Hai hiđrocacbon A, B lần lượt thuộc dãy anken và ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp gồm A, B 
bằng lượng oxi vừa đủ, thu được khối lượng CO2 và H2O là 15,14 gam, trong đó oxi chiếm 77,15% về khối lượng.
 1. Xác định công thức phân tử của A, B.
 2. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp A, B có tỷ lệ số mol thay đổi ta vẫn thu được một 
lượng khí CO2 như nhau thì A, B là hiđrocacbon gì?
Câu 5 (3,0 điểm): 
 Cho b gam hỗn hợp Mg, Fe ở dạng bột tác dụng với 300ml dung dịch AgNO 3 0,8 M, khuấy kĩ để 
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A 1 và chất rắn A 2 có khối lượng là 29,28 gam gồm hai 
kim loại. Lọc hết chất rắn A2 ra khỏi dung dịch A1.
 1. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra.
 2. Hoà tan hoàn toàn chất rắn A2 trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng. Hãy tính thể tích khí SO2 
(đktc) được giải phóng ra. Thêm vào A 1 lượng dư dung dịch NaOH, lọc rửa toàn bộ kết tủa mới tạo 
thành, rồi nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 6,4 gam chất rắn. 
Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp Mg, Fe ban đầu.
 (Cho: C=12; H=1; O=16; Cu=64; Zn=65; Fe=56; Na=23; Ba=137; Ca=40; K=39; Mg=24; Cl=35,5; S=32)
 -----------------HẾT-----------------
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: .......
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1: .
 Giám thị 2: ..... 

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2013_2014_so.doc
  • docHOA HOC-HDC-HSG9-2013-2014.doc
Bài giảng liên quan