Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Ngữ văn THPT - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 2 (10,0 điểm)

Bàn về cái Đẹp, nhà văn Thạch Lam cho rằng:

“Thật hoa là đẹp, liễu có vẻ nên thơ, không ai chối cãi điều đó. Nhưng cái Đẹp chỉ ở hoa ở liễu thôi đâu? Cái Đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát biểu vẻ đẹp ở chính chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái Đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức [ ]. Với tôi sự đẹp có muôn hình vạn trạng phong phú và đầy đủ, có những giá trị khác xưa”.

(Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, NXB Khoa học Xã hội, 2006, tr.41)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề trên qua một số tác phẩm tiêu biểu.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Ngữ văn THPT - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI, HỌC VIÊN GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN - THPT
Ngày thi: 14/12/2016
(Thời gian 180 phút không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 05 câu, trong 02 trang 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu sau:
SỐNG ẢO, HIỂM HỌA THẬT
 Câu chuyện một nữ sinh mang xăng tới đốt trường THCS Phạm Ngũ Lão (xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) ngày 9/10/2016 cứ như chuyện đùa và nghiêm túc mà nói là không mấy ai tin được nếu không có hình ảnh cụ thể đi kèm và xác nhận của chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo nhà trường bị “phóng hỏa”.
 Nói kĩ hơn một chút về câu chuyện “đốt trường câu like” này. Mở đầu đoạn clip đang phổ biến trên mạng là cảnh khá đông học sinh tụ tập trước cổng một ngôi trường, sau đó theo một em gái chừng 14 – 15 tuổi xách bọc nilon căng phồng đi thẳng vào trường. Tiếng cười nói, cổ vũ khá rôm rả, thậm chí có tiếng thúc giục khá rõ: “Đốt mau lên”. Vào bên trong, đám đông lùi lại, chỉ có em gái kia một mình tiến đến trước một căn phòng đóng kín, đổ thứ đựng bên trong ra. Tiếng reo hò thúc giục vang lên ầm ĩ nhanh chóng biến thành tiếng la hét, hoảng loạn khi ngọn lửa bùng lên ngay dưới chân cô bé. Tiếp đó là cảnh chạy toán loạn, tất nhiên trước tiên là nữ sinh vừa phóng hỏa kia rồi đến nhóm học sinh đang đứng cổ vũ. Tiếng la rõ nhất – có lẽ từ phía người quay clip: “Cháy trường, cháy trường”, rồi tiếng hô hoán dập lửa. Clip dài 2 phút 25 giây dừng lại ở đó.
Clip được đăng tải trên trang chia sẻ Youtube nhanh chóng thu hút được sự chú ý với hàng chục nghìn lượt xem. Thông tin từ cộng đồng mạng cho biết nơi xảy ra sự việc không gây thiệt hại nhiều về cơ sở vật chất vì ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt, người đốt cũng chỉ bị thương nhẹ ở chân, không nghiêm trọng như hình ảnh trong clip cho thấy ngọn lửa bùng lên chùm tới nửa người.
Thực ra, cô bé to gan này không phải là người đầu tiên tuyên bố “nói là làm” nếu có đủ 1.000 lượt thích. Thậm chí, tuyên bố “nói là làm” đã nhen nhóm thành hẳn một phong trào trên thế giới mạng xã hội của giới trẻ trong nước gần đây. Ban đầu, chỉ là những trò đùa, hay những hành động vô thưởng vô phạt (phổ biến là bao nhiêu lượt thích thì lột đồ hoặc làm những hành động khác người). Cho đến giữa tháng 9, trên các trang mạng chia sẻ thông tin từ trang Facebook cá nhân của một thanh niên ở thành phố Hồ Chí Minh với tuyên bố nếu có đủ 40.000 lượt thích sẽchâm lửa tự thiêu, kèm theo khẳng định: nói là làm! Cũng như với tuyên bố của cô bé đốt trường kia, ngay lập tức cộng đồng mạng kêu gọi nhau vào “ like” và yêu cầu chủ nhân thực hiện lời hứa. Sự việc cũng gây ầm ĩ trên các trang mạng xã hội và truyền thông hồi cuối tháng 9 vừa qua. 
(Theo Bắc Sơn, báo Giáo dục và thời đại, số đặc biệt cuối tháng 10(số 260), ngày 29/10/2016)
Câu 1 (1,0 điểm): Hãy đặt một nhan đề khác cho văn bản trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu khái quát diễn biến trào lưu “nói là làm” của giới trẻ trên mạng xã hội.
Câu 3 (2,0 điểm): Ngoài hiện tượng “sống ảo” như trong bài viết, anh/chị hãy nêu tên và giải thích ngắn gọn một số lối sống thiếu tích cực đang trở thành trào lưu của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
PHẦN II: LÀM VĂN (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm)
	Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được nêu trong phần Đọc hiểu.
Câu 2 (10,0 điểm)
Bàn về cái Đẹp, nhà văn Thạch Lam cho rằng:
“Thật hoa là đẹp, liễu có vẻ nên thơ, không ai chối cãi điều đó. Nhưng cái Đẹp chỉ ở hoa ở liễu thôi đâu? Cái Đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát biểu vẻ đẹp ở chính chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái Đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức []. Với tôi sự đẹp có muôn hình vạn trạng phong phú và đầy đủ, có những giá trị khác xưa”.
(Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, NXB Khoa học Xã hội, 2006, tr.41)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề trên qua một số tác phẩm tiêu biểu. 
---- HẾT----
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh .........................................
Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi số 1........................................................................................
 Cán bộ coi thi số 2........................................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_ngu_van_thpt_n.doc
  • docHDC - VAN THPT 16-17.doc