Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Sinh học THPT (Mã đề 357) - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại?

(1) Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài mới gặp phổ biến ở động vật.

(2) Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể.

(3) Quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.

(4) Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ qua hàng vạn năm, hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra tương đối nhanh trong thời gian ngắn.

(5) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và con đường sinh thái bao giờ cũng diễn ra độc lập với nhau.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Sinh học THPT (Mã đề 357) - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
g nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm.
Câu 9: Người ta tiến hành thí nghiệm: Cho 2 lát cà rốt như nhau vào trong 2 ống nghiệm khác nhau đựng nước cất. Cốc thứ nhất cho thêm vài giọt clorofooc, cốc thứ hai để nguyên. Sau một thời gian, sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
A. Cả hai cốc đều có nước chuyển thành màu của cà rốt.
B. Cả hai cốc đều không có hiện tượng gì.
C. Cốc thứ nhất có nước chuyển thành màu của cà rốt, còn cốc thứ hai không có hiện tượng gì.
D. Cốc thứ nhất không có hiện tượng gì, còn cốc thứ hai có nước chuyển thành màu của cà rốt.
Câu 10: Cho chuỗi thức ăn : Cây ngô sâu ăn lá ngô nhái rắn hổ mang diều hâu. 
Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận đúng về chuỗi thức ăn trên?
 Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
 Đây là chuỗi thức ăn bắt đầu bằng cây xanh.
 Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang, diều hâu là các động vật ăn thịt.
 Nhái thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
(5) Chuỗi thức ăn trên có 5 mắt xích.
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?
A. Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng.
B. Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.
C. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen.
Câu 12: Chi trước của người và dơi có cấu trúc xương giống nhau, trong khi đó, cấu trúc chi trước tương ứng ở cá voi có tỉ lệ và hình dạng khác biệt rõ rệt. Tuy vậy, các dữ liệu tiến hóa phân tử chỉ ra rằng 3 loài này đã phân ly từ một tổ tiên chung vào cùng thời điểm. Theo lí thuyết, cách giải thích phù hợp nhất về các hiện tượng nêu trên là do
A. cấu trúc chi trước của người và dơi là các đặc điểm thích nghi ở những loài này mà không phải đặc điểm thích nghi ở cá voi.
B. tốc độ đột biến các gen ở cá voi là nhanh hơn so với ở người và dơi.
C. sự tiến hóa của nguời và dơi chủ yếu do tác động định hướng của CLTN, trong khi sự tiến hóa của cá voi chủ yếu do tác động bởi các nguyên lý tiến hóa được mô tả bởi Lamac.
D. CLTN diễn ra trong môi trường nước đã dẫn đến những thay đổi rõ rệt đối với cấu trúc chi trước của cá voi.
Câu 13: Khi cho các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một số cặp gen lai với nhau thu được F1 đồng tính, cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Sau đây là tỉ lệ kiểu hình của F2 ở các cặp bố mẹ:
Cặp bố mẹ
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
Tỉ lệ kiểu hình
9 : 7
63:1
9:3:3:1
12:3:1
9:6:1
13:3
15:1
255:1
 Nếu biết các cặp gen này tương tác với nhau thì có bao nhiêu cặp bố mẹ có tính trạng chịu sự di truyền theo qui luật tương tác bổ sung và tương tác cộng gộp?
A. 6	B. 8	C. 5	D. 3
Câu 14: Giả sử một cây ăn quả ở một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau và giống cây mẹ.
B. Nếu chiết cành từ cây này đem trồng người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb.
C. Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cây con có kiểu gen AaBB.
D. Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên.
Câu 15: Theo định luật Hacdi- Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
 (1) 0,6AA : 0,4aa. (2) 100% Aa. (3) 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. 
 (4) 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa. (5) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa (6) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 16: Trong quần thể cây ra hoa có một cây mà trên cây ngoài các hoa bình thường còn có một số hoa to bất thường, mùi thơm hơn, màu đẹp hơn và nở lâu hơn. Theo lí thuyết, nhiều khả năng hiện tượng trên xảy ra là do
A. các cromatit ở mỗi NST kép không phân li ở lần phân cắt đầu tiên của hợp tử.
B. các cromatit ở mỗi NST kép không phân li ở những tế bào non của đỉnh sinh trưởng.
C. các cặp NST đồng dạng không phân li trong lần phân bào I của giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn.
D. các cromatit ở mỗi NST kép không phân li ở những tế bào cành hoa.
Câu 17: Ở cá xương, quá trình hô hấp có thể lấy được hơn 80% lượng oxi của nước qua mang vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch mang
A. xuyên ngang với dòng nước.	B. song song với dòng nước.
C. song song, ngược chiều với dòng nước.	D. song song, cùng chiều với dòng nước.
Câu 18: Khi nói về sự điều hòa hoạt động của operon Lac, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
	(1) Khi môi trường không có lactozơ, protein ức chế bị bất hoạt nên không liên kết được với vùng vận hành.
	(2) Khi môi trường có lactozo, một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế làm cho protein ức chế chuyển sang dạng hoạt động và liên kết được vùng vận hành.
	(3) Khi môi trường có lactozo, ARN polimeraza có thể liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
(4) Khi đường lactozo bị phân giải hết thì các gen cấu trúc ngừng hoạt động.
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 19: Lượng hêmôglôbin trong máu của động vật có xương sống ở nước phụ thuộc vào nhiệt độ của nước nơi chúng sống. Đường cong nào của đồ thị mô tả đúng nhất sự biến đổi này?
A. Đường cong d.	B. Đường cong a.	C. Đường cong c.	D. Đường cong b.
Câu 20: Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó có một loài không bị hại và cũng không được lợi?
 (1) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. (2) Chim sáo mỏ đỏ bắt chấy rận trên trâu rừng .
 (3) Hổ ăn thịt thỏ. (4) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 21: Trong các phát biểu sau, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng cho phần lớn các gen?
 (1) Một gen là một đoạn phân tử ADN, có chứa các thông tin để tạo một phân tử protein đặc thù.
 (2) Một gen là một đoạn của phân tử ADN, có chứa các thông tin để tạo một phân tử ARN đặc thù.
 (3) Một gen là một đoạn của phân tử ADN, có thể điều khiển sự biểu hiện tính trạng của sinh vật.
 (4) Một gen là một phân tử ADN, có chứa các thông tin để tạo nhiều phân tử protein hoặc phân tử ARN khác nhau.
 (5) Một gen là một đoạn của phân tử ADN, mà vùng điều hòa của gen luôn nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.
 (6) Một gen là một đoạn của phân tử ARN, mà vùng điều hòa của gen nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.
A. 3.	B. 2.	C. 5.	D. 4.
Câu 22: Trong các cặp cơ quan dưới đây, cặp cơ quan nào là cơ quan tương đồng?
A. Mang cá và mang tôm.	B. Cánh dơi và cánh bướm.
C. Cánh chim và chi trước của mèo.	D. Chân chuột chũi và chân dế dũi.
Câu 23: Trong quá trình sử dụng nông phẩm, để quả mít nhanh chín, người ta thường đóng cọc vào lõi. Việc làm này nhằm
A. thúc đẩy sinh nhiều êtilen.	B. thúc đẩy hô hấp.
C. giảm các chất ức chế quả.	D. tác động cơ học.
Câu 24: Tại sao khi hạ nhiệt độ xuống 00C tế bào sẽ bị chết?
A. Các enzim bị mất hoạt tính, mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào không được thực hiện.
B. Nước trong tế bào đóng băng, phá hủy cấu trúc tế bào.
C. Liên kết hiđrô giữa các phân tử nước bền vững, ngăn cản sự kết hợp với các phân tử chất khác.
D. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường không thực hiện được.
Câu 25: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả sau:
Thành phần kiểu gen
Thế hệ F1
Thế hệ F2
Thế hệ F3
Thế hệ F4
Thế hệ F5
AA
0,49
0,49
0,4
0,25
0,25
Aa
0,42
0,42
0,2
0,50
0,50
aa
0,09
0,09
0,4
0,25
0,25
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Đột biến.	B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.	D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 26: Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể ở các thế hệ tiếp theo mô tả bằng sơ đồ nào sau đây?
A. 0,64AA + 0,32 Aa + 0,04aa → 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa → 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa.
B. 0,64AA + 0,32 Aa + 0,04aa → 0,49AA + 0,30Aa + 0,21aa → 0,36AA + 0,42Aa + 0,09aa.
C. 0,64AA + 0,32 Aa + 0,04aa → 0,49AA + 0,36Aa + 0,09aa → 0,48AA + 0,16Aa + 0,36aa.
D. 0,64AA + 0,32 Aa + 0,04aa → 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa → 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa.
Câu 27: Ở một loài thực vật, khi cho cây thuần chủng lưỡng bội có hoa đỏ lai với cây hoa trắng. Ở F2 thu được tỷ lệ kiểu hình như sau: 1 : 6 : 15 : 20 : 15 : 6 : 1. Theo lí thuyết, tính trạng màu sắc hoa chịu sự chi phối của
A. Gen trong lục lạp.	B. Tương tác bổ sung gữa ba cặp gen.
C. Tương tác bổ sung gữa hai cặp gen.	D. Tương tác cộng gộp giữa 3 cặp gen.
Câu 28: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ, vì nam giới
A. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
B. cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
C. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện.
D. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
Câu 29: Một mARN trưởng thành của người được tổng hợp nhân tạo gồm 3 loại nucleotit A, U, G. Theo lí thuyết, số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có trên mARN là
A. 24.	B. 27.	C. 9.	D. 61.
Câu 30: Ở động vật ăn tạp, enzim pepsin trong dạ dày có tác dụng phân hủy prôtêin nhưng chúng lại không tiêu hóa chính dạ dày là do
A. các lớp cơ săn chắc của dạ dày.
B. dạ dày có loại enzim trung hòa các enzim biến đổi prôtêin.
C. niêm mạc dạ dày có lớp chất nhày mucin.
D. dạ dày không chứa enzim phân hủy prôtêin.
Câu 31: Trong sản xuất nông nghiệp, bón phân quá liều lượng làm cho cây bị héo và chết là do
A. làm mất ổn định tính chất lí hóa của keo đất.
B. nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước theo cơ chế thẩm thấu.
C. làm cho cây nóng và héo lá.
D. các nguyên tố khoáng vào rễ nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
Câu 32: Các tế bào mô sẹo được nuôi cấy vài giờ trong môi trường chín, các chất cần thiết trong đó có một chất được đánh dấu phóng xạ. Sau đó, các tế bào được cố định để soi dưới kính hiển vi. Bằng phương pháp phóng xạ tự ghi, người ta thấy chất phóng xạ tập trung trong nhân tế bào, ti thể và lục lạp. Hợp chất được đánh dấu phóng xạ có thể là
A. axit amin.	B. timin.	C. uridin.	D. glucôzơ.
Câu 33: Có 3 loài thực vật. Loài A có 2n = 24, loài B có 2n = 36, loài C có 2n = 46. Trong chọn giống, muốn tạo ra một giống thực vật mới mang hệ gen của cả 3 loài trên, ta thực hiện bằng các phương pháp:
(1) Sử dụng công nghệ lai tế bào và không cần dùng đến consixin, chỉ cần nuôi cấy trên môi trường thích hợp với các hoocmon sinh trưởng.
(2) Sử dụng phương pháp lai hữu tính, qua 2 lần sử dụng cosinxin gây đa bội hóa thì tạo ra cây lai thỏa mãn yêu cầu.
(3) Sử dụng phương pháp lai hữu tính, qua 3 lần sử dụng cosinxin gây đa bội hóa thì tạo ra cây lai thỏa mãn yêu cầu.
(4) Sử dụng kĩ thuật chuyển gen, chuyển vào tế bào của một loài toàn bộ NST của 2 loài còn lại.
A. (2) và (4).	B. (1) và (4).	C. (1) và (2).	D. (3) và (4).
Câu 34: Một cơ thể có kiểu gen Ab/aB, nếu biết trong quá trình giảm phân của cơ thể này đã có 10% số tế bào xảy ra trao đổi đoạn nhiễm sắc thể tại một điểm giữa 2 cặp gen trên. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra là:
A. Ab = aB = 47,5% và AB = ab = 2,5%.	B. Ab = aB = 47% và AB = ab = 3%.
C. Ab = aB = 45% và AB = ab = 5%.	D. Ab = aB = 40% và AB = ab = 10%.
Câu 35: Cà Độc Dược có 2n = 24. Giả sử một thể đột biến của loài này có một chiếc nhiễm sắc thể số 1 bị mất một đoạn, một chiếc của nhiễm sắc thể số 5 bị đảo một đoạn và một chiếc nhiễm sắc thể số 3 được lặp một đoạn. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, giao tử bị đột biến có tỉ lệ
A. 25%.	B. 75%.	C. 12,5%.	D. 87,5%.
Câu 36: Theo dõi sự trao đổi khí của hai thực vật A và B trong bình thủy tinh kín được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống, người ta ghi nhận các số liệu dưới đây:
Đối tượng
Lượng CO2 giảm khi được chiếu sáng
Lượng CO2 tăng khi không có ánh sáng
Thực vật A
13,85 mg/dm2/giờ
1,53 mg/dm2/giờ
Thực vật B
18 mg/dm2/giờ
1,8 mg/dm2/giờ
 Nhận định đúng về quá trình quang hợp ở hai thực vật này là
A. Số gam nước mà thực vật B đã quang phân li trong suốt 6 giờ chiếu sáng là 0,0365g.
B. Số gam nước mà thực vật A đã quang phân li trong suốt 6 giờ chiếu sáng là 0,0216g.
C. Cường độ quang hợp của thực vật B là 16,2 mg/dm2/giờ.
D. Cường độ quang hợp của thực vật A là 15,38 mg/dm2/giờ.
Câu 37: Ở thực vật C3, để tổng hợp 90g glucozo thì cần phải quang phân li bao nhiêu gam nước? Biết toàn bộ NADPH do pha sáng tạo ra chỉ dùng cho pha tối để khử APG thành AlPG.
A. 108.	B. 54.	C. 110.	D. 216.
Câu 38: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt rắng. Thực hiện phép lai P XDXd x XDY, thu được F1. Trong tổng số ruồi F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F1, ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ ?
A. 5%.	B. 2,5%.	C. 1,25%.	D. 3,75%.
Câu 39: Trong một quần thể ruồi giấm, xét 3 lôcut: lôcut thứ nhất và lôcut thứ hai nằm trên hai cặp NST thường khác nhau, lôcut thứ ba nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Lôcut thứ nhất và lôcut thứ hai đều có 2 alen, lôcut thứ ba có 5 alen. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau?
A. 135.	B. 180.	C. 225.	D. 504.
Câu 40: Một người phụ nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.
A. (1) XX, (2) XYa, (3) XYa, (4) XX, (5) XYa.
B. (1) XAXa, (2) XaY, (3) XaY, (4) XAXa, (5) XaY.
C. (1) XX, (2) XYA, (3) XYA, (4) XX, (5) XYA.
D. (1) XaXa, (2) XAY, (3) XAY, (4) XaXa, (5) XAY.
Câu 41: Ở một cây xanh có tổng diện tích lá trung bình là 32100 cm2 người ta đã đo được lượng nước thoát ra trong một ngày là 543250g. Cường độ thoát hơi nước của cây là
A. 0,705g/dm2/giờ.	B. 7,05g/dm2/giờ.	C. 70,5g/dm2/giờ.	D. 705g/dm2/giờ.
Câu 42: Ở người, bệnh M do gen lặn nằm trên trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh M lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh M. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên đều không còn ai khác bị bệnh này. Theo lí thuyết, xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh M của cặp vợ chồng này là?
A. 8/9.	B. 1/9.	C. 1/3.	D. 3/4.
Câu 43: Xét trong một cơ thể có kiểu gen AabbDd. Khi 150 tế bào của cơ thể này tham gia giảm phân tạo giao tử, trong các giao tử tạo ra, giao tử abDEg chiếm 2%. Số tế bào đã xảy ra hoán vị gen là
A. 24 tế bào.	B. 36 tế bào.	C. 30 tế bào.	D. 48 tế bào.
Câu 44: Một hệ sinh thái nhận năng lượng mặt trời 106 kcal / m2/ ngày. Chỉ có 2,5 % năng lượng đó được dùng trong quang hợp. Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. Hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu thụ cấp I là 1%, ở sinh vật tiêu thụ cấp II là 10% và cấp III là 20% (so với bậc dinh dưỡng đứng trước). Sinh vật tiêu thụ cấp III sử dụng được bao nhiêu kcal?
A. Sinh vật tiêu thụ cấp III sử dụng được 25 kcal.
B. Sinh vật tiêu thụ cấp III sử dụng được 50 kcal.
C. Sinh vật tiêu thụ cấp III sử dụng được 2,5 kcal.
D. Sinh vật tiêu thụ cấp III sử dụng được 0,5 kcal.
Câu 45: Ở một loài thú nhỏ, khi lai giữa hai cá thể đã thu được kết quả F1(thống kê trong nhiều lứa) như sau: Ở giới cái có : 101 lông dài, nâu; 103 lông dài, hung. 
 Ở giới đực: 33 lông dài, nâu; 68 lông dài, hung; 69 lông ngắn, nâu; 32 lông ngắn, hung.
Biết mỗi tính trạng do một gen quy định, không xảy ra đột biến. Các gen trên có vị trí như thế nào trong tế bào?
A. Cùng nằm trên NST X, cách nhau 32,18cM.
B. Cùng nằm trên NST thường cách nhau 30,12cM.
C. Cùng nằm trên NST X, cách nhau 16cM.
D. Một gen trên NST thường, 1 gen trên NST giới tính X.
Câu 46: Ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n =12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 0,25%.	B. 1%.	C. 0,5%.	D. 2%.
Câu 47: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là:
A. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng.	B. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
C. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng.	D. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
Câu 48: Một gen dài 0,51µm, số lượng nucleotit loại A chiếm 15% tổng số nucleotit của gen. Trên mạch 1 của gen có A chiếm 5% tổng số nucleotit của gen, G chiếm 15% tổng số nucleotit của gen. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng?
A. Số nucleotit loại X của mạch 2 là 600.
B. Trên mạch 1 có tổng số nucleotit loại A với tổng số nucleotit loại G bằng số nucleotit loại X.
C. Tổng số liên kết hiđrô của gen là 3240.
D. Số nucleotit loại A của mạch 1 lớn hơn số nucleotit loại G của mạch 2.
Câu 49: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định
 Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y.
(2) Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường.	
(3) Có 10 người trong phả hệ biết chính xác kiểu gen.
(4) Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là 7/15.
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 50: Ở mèo 2n = 38. Tổng số tế bào sinh trứng và sinh tinh là 80. Tổng số NST đơn trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn trứng là 4560. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh. Các tế bào sinh tinh và sinh trứng đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
 (1) Từ 1 tế bào sơ khai đực trải qua 8 lần nguyên phân, từ 1 tế bào sơ khai cái trải qua 6 lần nguyên phân.
 (2) Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%.
 (3) Số trứng tạo ra là 256.
 (4) Số hợp tử tạo thành là 64.
A. 1.	B. 4	C. 3.	D. 2.
Câu 51: Một quần thể ngẫu phối, xét 3 locut gen sau: Locut gen I có 3 alen (quan hệ các alen: a1> a2 = a3). Locut gen II có 5 alen (quan hệ các alen: b1 > b2 = b3 = b4 > b5). Locut gen III có 4 alen (quan hệ các alen: d1 = d2 > d3 > d4). Biết dấu > thể hiện quan hệ trội lặn hoàn toàn, dấu “=” thể hiện quan hệ đồng trội. Các locut gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Trong trường hợp không xảy ra đột biến. Cho các nhận định sau đây về quần thể này: 
 	(1) Quần thể trên sẽ cho tối đa 60 loại giao tử ở các locut gen trên.
 	(2) Số kiểu gen tối đa trong quần thể trên là 900.
 	(3) Xuất hiện 160 loại kiểu hình trong quần thể.
 	(4) Xuất hiện 6000 loại kiểu giao phối trong quần thể.
 Theo lí thuyết, số nhận định đúng là
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 52: Ở ruồi giấm, xét 3 gen A, B, D quy định 3 tính trạng khác nhau và alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: ♀ Dd x ♂Dd thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng với kết quả ở F1?
(1) Có 3 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
(2) Kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%.
(3) Tần số hoán vị gen là 36%.
(4) Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 16%.
(5) Xác suất để 1 cá thể mang 3 tính trạng trội có kiểu gen thuần chủng là 5/99.
A. 5	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 53: Ở gà, màu lông do một gen có hai alen quy định. Alen trội là trội hoàn toàn. Lai gà trống lông trắng với gà mái lông đen (P), thu được F1 gồm 50% gà trống lông đen và 50% gà mái lông trắng. Cho bi

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_sinh_hoc_thpt.doc
Bài giảng liên quan